TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 5 cách đơn giản để thoát khỏi chứng chuột rút vào ban đêm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

5 cách đơn giản để thoát khỏi chứng chuột rút vào ban đêm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9640

Bài gửiGửi: Wed Mar 09, 2022 12:47 am    Tiêu đề: 5 cách đơn giản để thoát khỏi chứng chuột rút vào ban đêm

5 cách đơn giản để thoát khỏi chứng chuột rút vào ban đêm

Chuột rút chân khi vận động mạnh là một chuyện, nhưng chuột rút chân vào nửa đêm lại hoàn toàn khác. Nó bối rối, đau đớn và khiến bạn thức giấc!


Phẩm chất giấc ngủ thấp có thể khiến tâm trạng và mọi hoạt động của bạn trở nên kém hiệu quả vào ngày hôm sau, vì vậy điều cần thiết là tìm ra cách để thoát khỏi chứng chuột rút ở chân.

Bài viết này tổng hợp một danh sách các phương pháp hữu ích để điều trị và ngăn ngừa chứng chuột rút. Nhưng trước tiên chúng ta cần làm rõ một vấn đề, chuột rút chân vào ban đêm là gì?

Chuột rút chân vào ban đêm, hay “về đêm”, là những cơn đau ở chân xảy ra thường xuyên khi bạn nằm trên giường ngủ. Chúng có thể xảy ra với cả nam giới và phụ nữ, nhưng chủ yếu xuất hiện ở những người trên 50 tuổi.

Chuột rút xảy ra khi các bắp thịt chân bị siết chặt trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút, và cơn đau thường khu trú ở bắp thịt chân, đùi hoặc bàn chân.



Bây giờ chúng ta đã rõ chúng là gì, vậy thì nguyên nhân nào gây ra chứng chuột rút chân về đêm?

Nguyên nhân có thể là do ngồi yên trong thời gian dài; hoặc ngược lại, hoạt động quá mức của các bắp thịt, có thể gây chuột rút vào cuối ngày.

Bên cạnh đó, trang TipHero còn gợi ý rằng đứng hoặc làm việc trên sàn bê tông và ngồi với tư thế không tốt cũng góp phần gây ra tình trạng này.

Hơn nữa, người mắc chứng nghiện rượu, mất nước mãn tính, bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường hoặc rối loạn thần kinh bắp thịt cũng hay bị chuột rút vào ban đêm. Ngoài ra, chứng chuột rút về đêm còn là hiện tượng khá phổ thông đối với phụ nữ mang thai.

Vậy nếu gặp hiện tượng này, chúng ta có thể làm gì?


Đặt hai chân thẳng trước mặt bạn. Gập cổ chân sao cho các ngón chân hướng về phía đầu gối. Sau đó, bạn cố gắng vừa gập cổ chân vừa duỗi cẳng chân thật thẳng, đồng thời chạm tay vào ngón chân. Nếu tay khó chạm, bạn có thể dùng khăn quàng cổ hoặc khăn tắm để hỗ trợ.


Hãy thử 5 cách sau để giảm chứng chuột rút ở chân:

    1. Đặt hai chân thẳng trước mặt bạn. Gập cổ chân sao cho các ngón chân hướng về phía đầu gối. Sau đó, bạn cố gắng vừa gập cổ chân vừa duỗi cẳng chân thật thẳng, đồng thời chạm tay vào ngón chân. Nếu tay khó chạm, bạn có thể dùng khăn quàng cổ hoặc khăn tắm để hỗ trợ.

    2. Đứng dậy và đi bộ nhẹ nhàng quanh phòng ngủ, lắc chân khi đi.

    3. Xoa bóp vùng bị đau, xoa tròn bằng ngón tay cái để tăng lưu thông máu.

    4. Nới lỏng chăn và ga trải giường để bảo đảm rằng chân của bạn không bị nén.

    5. Ăn một thìa mù tạt vàng. Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nó thật sự hiệu quả! Mù tạt có chứa acid axetic, có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản xuất nhiều acetylcholine - một hóa chất mà các tế bào thần kinh vận động thường tiết ra để khởi động (giảm chuột rút) các bắp thịt.



Làm thế nào để ngăn ngừa chuột rút chân vào ban đêm?

Có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Hãy thử các biện pháp đơn giản dưới đây và xem liệu bạn có thể loại bỏ chứng chuột rút về đêm hay không.

    1. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ hoặc chườm túi nhiệt lên vùng có vấn đề trước khi ngủ.

    2. Thực hiện một số bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để các bắp thịt của bạn được thư thái.

    3. Đi bơi hoặc tham gia một lớp thể dục dưới nước vài buổi tối một tuần để tăng cường sức mạnh cho bắp thịt chân của bạn.

    4. Tránh đi giày cao gót vào ban ngày.

    5. Cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa lá hoặc hạt dẻ ngựa. Nó có thể giúp tăng lưu lượng máu đến chân.

Mặc dù vậy, các hướng dẫn trên đây vẫn chỉ là đề xuất và không thể thay thế được lời khuyên từ bác sĩ. Nếu bạn thử áp dụng nhưng vẫn thất bại hoặc các triệu chứng cứ tiếp diễn, thì hãy điều trị y tế càng sớm càng tốt.

Bảo Vy
(theo Louise Bevan)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân