TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đau chân thường gặp
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đau chân thường gặp

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Mon Jan 10, 2022 8:09 am    Tiêu đề: Đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đau chân thường gặp

Đoán bệnh dựa vào các triệu chứng đau chân thường gặp

Khi cơ thể mắc một số bệnh, những triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện ở bàn chân, gây đau chân. (Pixabay)


Đôi chân chúng ta đi hàng ngày là bộ phận xa nhất trên cơ thể con người so với trái tim. Khi cơ thể mắc một số bệnh, những triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện ở bàn chân, gây đau chân.



1. Đau khớp ngón chân cái

Nếu cơn đau xuất hiện ở khớp ngón chân cái, bệnh thường gặp là viêm khớp do gout.

Chuyển hóa purin bất thường dẫn đến tăng sản xuất hoặc giảm đào thải acid uric, tăng acid uric máu, dễ kết tủa các tinh thể acid uric ở các khớp ngón chân cái và hình thành các hạt tophi, kích thích viêm tại chỗ, gây đỏ, sưng, nóng, và đau.

Nếu ngón chân cái bị lệch sang một bên sẽ gây biến dạng Hallux Valgus và gây đau khớp ngón chân cái. Nếu người cao niên đau khớp ngón chân cái thì có thể bị viêm xương khớp do tăng sản xương ở các khớp xương, gây đau nhức cục bộ.



2. Đau ở gót chân

Nếu là đau gót chân thì nguyên nhân thường gặp là do viêm cân gan bàn chân.

Triệu chứng điển hình là sau khi rời khỏi giường vào buổi sáng, khi chân bắt đầu chịu sức nặng của cơ thể, sẽ bị đau dữ dội ở gót.

Nguyên nhân là do căng thẳng quá mức trong thời gian dài, hoặc tập thể dục gắng sức trong thời gian ngắn làm tổn thương các cơ và dây chằng.

Nếu không có vấn đề gì về căng thẳng, thì:

    • Đối với thanh thiếu niên, có thể là do viêm lớp mỡ thừa;

    • Đối với người lớn, đau gót chân có thể là do bệnh vôi hóa hoặc thấp khớp;

    • Đối với người cao niên, đau gót chân có thể do tăng sản xương, viêm bao hoạt dịch gân gót chân hoặc thoái hóa lớp đệm mỡ gót chân.



3. Đau lòng bàn chân

Đau chân không phải ở ngón chân và gót chân mà ở lòng bàn chân và sưng tấy ở mu bàn chân.

Nếu điều này xảy ra sau khi chơi bóng rổ, bóng đá, chạy đường dài, nhảy dây... thì đó có thể là gãy xương do căng thẳng, còn gọi là gãy xương do mỏi, là một vết nứt nhỏ trên xương bàn chân.

Cần lưu ý, nếu phụ nữ đi giày cao gót trong thời gian dài, chân không được nghỉ ngơi, giảm căng thẳng thì sẽ rất dễ bị rạn nứt xương bàn chân do áp lực kéo dài.

Đối với người cao niên cũng như phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, có thể bị đau do mất calcium ở xương, dẫn đến loãng xương và giảm độ chắc khỏe của xương.



4. Phù chân gây đau

Phù chân do đứng lâu cũng có thể gây đau. Đừng lo lắng về tình trạng phù chân trong thời gian ngắn.

Nhưng nếu phù chân liên tục, đó có thể là do huyết khối tĩnh mạch chi dưới, các vấn đề về hệ thống bạch huyết hoặc suy thận, suy tim, suy giáp và các vấn đề sức khỏe khác.

Cần lưu ý rằng những người bị huyết áp cao cũng có thể gây ra phản ứng bất lợi là phù chân (chủ yếu ở mắt cá chân) khi dùng thuốc chẹn kênh calcium có đuôi “dipine” trong thời gian dài.

Tuy nhiên, những phản ứng có hại do thuốc gây ra không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, và sẽ được loại bỏ bằng cách nâng cao chân hoặc điều chỉnh bằng thuốc.



5. “Nóng” và “ngứa ran” ở bàn chân

Nếu bàn chân cảm thấy “bỏng rát” hoặc “ngứa ran”, và độ nhạy giảm dần từ gần đến xa, thì có thể là do bệnh lý thần kinh ngoại vi.

Đây là biến chứng thường gặp của những bệnh nhân tiểu đường lâu ngày không kiểm soát lượng đường trong máu. Lúc này cần chủ động kiểm soát tình trạng bệnh, nếu không diễn biến nặng hơn có thể dẫn đến tiểu đường.

Nếu có vết loét lâu ngày ở bàn chân hoặc nếu da bàn chân hoặc ngón chân bị đổi màu, nhiệt độ giảm xuống và mạch của động mạch lưng bị suy yếu hoặc biến mất. Đó có thể là bệnh lý tắc động mạch chi dưới, cần đi khám và điều trị kịp thời.



6. “Chuột rút” ở bàn chân

Hầu hết chúng ta đều từng bị chuột rút ở bàn chân, nhưng phần lớn chỉ là tạm thời và sẽ thuyên giảm dần sau vài phút.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân chủ yếu liên quan đến việc cơ bị mỏi và lạnh dẫn đến tình trạng co thắt, co cơ bất thường không kiểm soát được.

Tuy nhiên, nếu bạn bị chuột rút thường xuyên, hãy cẩn thận với các nguyên nhân bệnh lý; chẳng hạn như rối loạn tuần hoàn chi dưới hoặc sốt cao, mất nước hoặc thiếu calcium hoặc vitamin D, hoặc rối loạn huyết tương natri và potassium, cũng như uốn ván, bệnh dại v.v.

Các bệnh trên đây đều có thể gây ra hiện tượng “chuột rút”, cần đi khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân.



Tóm lại, khi cơ thể chúng ta gặp các vấn đề sức khỏe khác nhau, nó có thể gây ra các cơn đau ở các bộ phận khác nhau của bàn chân.

Các biểu lộ khác nhau của triệu chứng đau chân có thể liên quan đến các bệnh khác nhau. Chúng ta cần cảnh giác và đi khám chữa bệnh kịp thời để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Hoàng Tuấn/ntdvn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân