TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Không phải tất cả virus đều nguy hiểm – Một số giúp bảo vệ sức khỏe chúng ta
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Không phải tất cả virus đều nguy hiểm – Một số giúp bảo vệ sức khỏe chúng ta

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 10209

Bài gửiGửi: Sat Nov 27, 2021 10:07 am    Tiêu đề: Không phải tất cả virus đều nguy hiểm – Một số giúp bảo vệ sức khỏe chúng ta

Không phải tất cả virus đều nguy hiểm:
Một số giúp bảo vệ sức khỏe chúng ta


Sự hiểu biết ngày càng nhiều của chúng ta về virus có thể thay đổi cách mà chúng ta điều trị một số bệnh

Virus chủ yếu được biết đến với khả năng tấn công [vật chủ] và dễ lây lan tự nhiên.

Thật vậy, hầu hết các virus đều có mối quan hệ gây bệnh với vật chủ của chúng, nghĩa là virus gây ra các bệnh từ cảm nhẹ đến các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Virus hoạt động bằng cách xâm nhập vào tế bào vật chủ, tiếp xúc tế bào và phóng ra các hạt virus mới để truyền nhiễm sang nhiều tế bào hơn và gây bệnh.

Nhưng không phải tất cả virus đều xấu. Một số virus thực sự có thể tiêu diệt vi khuẩn, trong khi những virus khác có thể chống lại các virus nguy hiểm hơn. Vì vậy, giống như các lợi khuẩn (probiotics), chúng ta có một số loại virus bảo vệ trong cơ thể.



“Phage – Thể thực khuẩn” có tác dụng bảo vệ

Thể thực khuẩn (hay “phage”) là những virus có khả năng truyền nhiễm và tiêu diệt một số vi khuẩn nhất định, được tìm thấy trong lớp màng nhầy ở đường tiêu hóa, hô hấp và sinh dục.

Màng nhầy là một lớp chất tiết đặc, giống như thạch tạo nên một hàng rào vật lý chống lại vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ các tế bào bên dưới không bị nhiễm trùng. Nghiên cứu gần đây cho thấy các thể thực khuẩn có trong chất nhầy là một phần của hệ thống miễn dịch tự nhiên của chúng ta, bảo vệ cơ thể con người khỏi vi khuẩn xâm nhập.

Trên thực tế, thực khuẩn thể đã được sử dụng để điều trị bệnh kiết lỵ, nhiễm trùng huyết do Staphylococcus aureus, nhiễm khuẩn salmonella và nhiễm trùng da trong gần một thế kỷ. Ban đầu, các nguồn thực khuẩn thể dùng trong điều trị bao gồm các nguồn nước tại chỗ, bụi bẩn, không khí, nước thải và thậm chí cả chất dịch cơ thể của những bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Các virus được phân lập từ những nguồn này, sau đó được làm sạch và sử dụng để điều trị.

Các thực khuẩn thể đã khơi lại mối quan tâm của chúng ta khi các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc tiếp tục gia tăng. Gần đây, một thiếu niên Anh quốc đã được điều trị thành công tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng kháng trụ sinh bằng thực khuẩn thể. Bệnh nhân này trước đó đã có tiên lượng tử vong.

Ngày nay, nhìn chung các thực khuẩn thể đã được biến đổi gen. Các chủng thực khuẩn thể riêng lẻ được thí nghiệm khả năng chống lại vi khuẩn mục tiêu. Các chủng hiệu quả nhất sẽ được tinh chế thành một [hỗn hợp] có nồng độ cao, lưu trữ dưới dạng dự trữ thực khuẩn (cocktail), chứa một hoặc nhiều chủng thực khuẩn có thể nhắm mục tiêu vào nhiều loại vi khuẩn, hoặc dưới dạng thực khuẩn thích nghi nhắm mục tiêu đến các vi khuẩn điển hình.

Trước khi điều trị, mẫu bệnh phẩm được lấy tại chỗ bệnh nhân bị nhiễm trùng và mang đi nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định chủng loại vi khuẩn và thí nghiệm đối với nguồn thực khuẩn thể trị liệu. Việc điều trị có thể được thực hiện một cách an toàn bằng đường uống, bôi trực tiếp lên vết thương hoặc vị trí bị thương tích do vi khuẩn, hoặc thậm chí bôi kín bề mặt bị nhiễm trùng. Các thí nghiệm lâm sàng đối với việc tiêm tĩnh mạch thực khuẩn thể đang được tiến hành.



Truyền nhiễm virus có lợi

Nhiễm virus khi còn trẻ là rất quan trọng để bảo đảm sự phát triển thích hợp của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, hệ thống miễn dịch liên tục bị kích thích bởi các virus trên toàn bộ cơ thể ở mức độ thấp đủ để phát triển khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.

Có một số loại virus bảo vệ con người chống lại sự truyền nhiễm của các virus gây bệnh khác. Ví dụ: virus herpes tiềm ẩn (không có triệu chứng) có thể giúp các tế bào tiêu diệt tự nhiên của con người (một loại tế bào bạch cầu điển hình) xác định các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virus gây bệnh khác. Virus herpes cung cấp cho các tế bào tiêu diệt tự nhiên các kháng nguyên (một chất lạ có thể gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể) để xác định các tế bào khối u.

Đây là một chiến thuật sinh tồn của virus nhằm tồn tại lâu hơn trong vật chủ, đồng thời cũng loại bỏ các virus cạnh tranh gây hại cho vật chủ. Trong tương lai, các bản sửa đổi của những loại virus như thế này có thể được sử dụng để nhắm đến các tế bào ung thư.

Pegivirus C hoặc GBV-C (virus viêm gan G) là một loại virus không gây ra các triệu chứng lâm sàng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh nhân HIV bị nhiễm GBV-C sống lâu hơn so với những bệnh nhân không nhiễm. Virus GBV-C làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng cách ngăn chặn các thụ thể vật chủ cần thiết để virus xâm nhập vào tế bào và kích thích giải phóng các interferon và cytokine phát giác virus (các protein được sản xuất bởi các tế bào bạch cầu giúp khởi động quá trình viêm và loại bỏ các tế bào bị nhiễm trùng hoặc nguyên nhân gây bệnh).

Trong một ví dụ khác, norovirus đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ đường ruột ở chuột được dùng trụ sinh. Các vi khuẩn bảo vệ đường ruột đã bị tiêu diệt bởi thuốc trụ sinh khiến những con chuột dễ bị nhiễm trùng đường ruột. Nhưng trong trường hợp không có lợi khuẩn, những norovirus này vẫn có thể bảo vệ vật chủ của chúng.


Virus sẽ xâm nhập vào tế bào ung thư và tự nhân lên, giải phóng các kháng nguyên và kích hoạt các kháng thể. Tế bào T sẽ được kích hoạt và tạo ra phản ứng khiến tế bào ung thư chết đi.


Phương pháp điều trị bằng virus trong tương lai

Kỹ thuật hiện đại đã cho phép chúng ta hiểu thêm về sự phức tạp của cộng đồng vi sinh vật vốn là một phần của cơ thể con người. Ngoài lợi khuẩn, giờ đây chúng ta biết thêm rằng còn có những virus có lợi tồn tại ở trong ruột, da, và thậm chí cả trong máu của chúng ta.

Phần lớn sự hiểu biết của chúng ta về thành phần virus này còn ở giai đoạn sơ khai nhưng có tiềm năng rất lớn trong việc giúp chúng ta hiểu được các bệnh do nhiễm virus, và quan trọng là cách chống lại những nguyên nhân gây bệnh khác. Những hiểu biết này cũng có thể làm sáng tỏ sự tiến hóa của bộ gene người, các bệnh di truyền và sự phát triển của các liệu pháp gen.

Cynthia Mathew
Tú Liên biên dịch


Tác giả bài báo Cynthia Mathew là phụ tá nghiên cứu tại Đại học Canberra ở Úc. Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân