TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bản lá bối cổ nhất của TÂM KINH BÁT-NHÃ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bản lá bối cổ nhất của TÂM KINH BÁT-NHÃ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Aug 30, 2021 12:35 am    Tiêu đề: Bản lá bối cổ nhất của TÂM KINH BÁT-NHÃ




Bản lá bối cổ nhất của TÂM KINH BÁT-NHÃ

Trong bài trước chúng tôi viết : “Kỳ tới , chúng tôi chuyển đến quí bạn và các em một khám phá vào năm 1884 của F. MULLER (1823-1900), giáo sư hàng đầu của thế giới về triết học Ấn Độ, để một lần nữa chúng ta thấy sự huyền bí và kỳ diệu của 262 chữ Tâm kinh Bát-nhã.”, thì hôm nay chúng tôi trích ra đoạn đó từ cuốn Thiền và Bát-nhã nói trên.

Trước tiên, xin nói rằng quyển THIỀN VÀ BÁT NHÃ bản tiếng Việt của HT Tuệ Sỹ, Ban Tu thư Phật học, Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha Trang, PL.2548 – 2004, khác hoàn toàn với quyển THIỀN LUẬN, Quyển Hạ, nxb An Tiêm, in lần thứ nhất 1973. Chúng tôi nói khác hoàn toàn là vì bản in năm 1973 Tuệ Sỹ dịch trọn vẹn cuốn ESSAYS IN ZEN BUDDHISM, third series, của Suzuki; trước đó thầy cũng đã dịch quyển trung của tác phẩm danh tiếng này khi dịch giả trước đó, TRÚC THIÊN (Cư sĩ Nguyễn Đức Tiếu :1920-1972) qua đời không tiếp tục được.

Cuốn THIỀN VÀ BÁT NHÃ xuất bản năm 2004, mặc dù ở trang bìa ghi Daisetz Teitaro SUZUKI , bản dịch Việt, Tuệ Sỹ, nhưng thầy chỉ dịch hai phần : Luận Năm & Luận Sáu của quyển Hạ, tức là bỏ các Luận Một, Hai, Ba , Bốn, Bảy và Tám, mà bản in 1973 đã có dịch. Thay vào đó, thầy thêm vào rất nhiều các chú giải rất bổ ích, như lời thầy viết ở Tựa Tái Bản như sau :

Nhân dịp đọc lại và sửa chữa, chúng tôi cũng thêm vào khá nhiều văn bản, tư liệu liên quan đến Tâm kinh Bát-nhã. Các văn bản tư liệu này giúp các độc giả có thêm cơ sở để tự mình tư duy và chiêm nghiệm những ý nghĩa tiềm ẩn của Tâm kinh Bát-nhã mà các luận giải không thể thay thế để nhận thức được.” (sđd. trang 1) đúng như tựa đề của sách .
********************************
Và, hôm nay chúng tôi trích ra từ cuốn Thiền và Bát-nhã nói trên đó một đoạn như sau:

F. Max Muller đã hiệu đính và ấn hành Tâm kinh Bát-nhã vào năm 1884, từ bản lá bối cổ lưu trữ ở Nhật (2) . Nhưng bản dưới đây căn cứ trên bản Phạn Hán của Huyền Trang với một ít thay đổi dựa trên các bản Hán dịch khác. Huyền Trang dịch Tâm kinh (Hṛdaya) ra chữ Hán vào năm 649, đựơc soạn tập vào ấn bản Đại tạng kinh Taishò, số hiệu 251.”
-------------------------------------------------
(2) Thủ bản lưu trữ từ năm 609 tại chùa Hôyoji (Pháp Long tự), Yamato, một trong những ngôi chùa tối cổ ở Nhật. Nó khá hấp dẫn về mặt khảo cổ vì cung cấp chúng ta “dạng bản tối cổ của mẫu tự Sanskrit được dùng cho các mục đíc văn học.” Người ta nói thủ bản này được Bồ-đề đạt-ma mang vào Trung hoa, sau đó tới Nhật. (sđd. trang 35 & 36)
*****************************************
Như vậy bản mà F. Max Fuller đã hiệu đính và ấn hành vào năm 1884 chính là bản đã được lưu trữ từ năm 609 ở Nhật Bản. Sau đây chúng tôi xin trích thêm một đoạn nữa viết về Bản Cổ Nhất của Bát-nhã Tâm kinh :

“Phần Phạn ngữ trong bài dưới đây được dựa trên bản chép tay trên hai phiến lá cọ (hay còn được gọi là lá bối), được xem là bản chép tay cổ nhất tìm được trên thế giới hiện nay, đã được đưa về tự viện Horyu-ji từ thế kỷ thứ 7 (1) và hiện được lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Nhật Bản tại Tokyo.


Bản Phạn ngữ này đã được chuyển qua âm tự La Tinh bởi Ryosaburo Sakaki, Unrai Ogiwara, Shindo Shiraishi và Shuyu Kanaoka, trích từ tập sách “The Heart Sutra: A Comprehensive Guide to
the Classic of Mahayana Buddhism” (Tâm Kinh: Một Hướng Dẫn Đầy Đủ Về Bản Văn Cổ Điển Của Đại Thừa Phật Giáo) của Kazuaki Tanahashi (Boston: Shambhala,2014). Bản Phạn ngữ này cũng đã được Giáo Sư F. Max Muller và Bunyiu Nanjio (Đại học viện Oxford tại Anh quốc) chuyển qua âm tự La Tinh vào năm 1883 trong tập sách “The Ancient Palm Leaves” (Những Chiếc Lá Cọ Cổ Xưa) (London: Oxford at the Clarendon Press, 1884). Bản ký âm của Giáo Sư Mueller và Nanjio có một số sai biệt về chính tả so với bản ký âm của Ryosaburo Sakaki, Unrai Ogiwara, Shindo Shiraishi và Shuyu Kanaoka. Các phần Phạn ngữ nào không có trong nguyên bản Phạn ngữ trên hai lá cọ đều đã được bỏ vào trong ngoặc […] trong bài Việt dịch dưới đây. Xin xem thêm ghi chú ở cuối bài về cách diễn dịch trong bản Việt ngữ này và về một số sai biệt giữa bản Phạn ngữ trên hai lá cọ này với các dị bản khác”.

NGUỒN : Bát Nhã Tâm Kinh từ Phạn qua Việt (Phiên bản lá cọ Horyu-ji và đối chiếu các dị bản) - Bản hoàn thiện 8/8/2019
**********************************************************
Kỳ sau chúng tôi cố tìm cách tải lên BẢN CỔ NHẤT (chữ Phạn), vì tôi chẳng có KỸ NĂNG nào với LAPTOP, bởi vậy tôi luôn nhờ ADMIN trang Duy Tân giúp đỡ trang trí hình thức, cảm ơn nhiều lắm.

Vậy là đã rõ rồi đó. Với những ai đã từng hành trì & tụng niệm Tâm kinh Bát-nhã từ rất lâu trước ngày 08/08/2019 chắc hẳn xúc động, NIỀM TIN (Đức Tin) của mình càng lúc càng tăng theo thời gian năm tháng; nói ví von cho vui : như công chức thăng NGẠCH, quân nhân lên LON, tu sĩ từ Đại đức lên dần Thượng tọa, Hòa thượng rồi Trưởng lão Hòa thượng và Đại lão Hòa thượng v.v.. ; còn cư sĩ chúng mình tuy không có bề ngoài như thế sự nhưng được Mẹ Quan Âm và bất kỳ danh xưng nào của Mẹ : Quán Tự Tại, Quán Tự Tại Bồ-tát, Thiên thủ Thiên nhãn …nhiều lắm (chưa kể tiếng Phạn) đoái hoài chúng mình trong những đêm khuya tĩnh mịch chỉ một mình một bóng như Ngài HUYỀN TRAI một mình một bóng trong sa-mạc Gobi …

Trước khi tạm chấm dứt, mình trích ra đây một đoạn từ quyển THIỀN và BÁT NHÃ của Ngài Tuệ Sỹ :

“[Bản Tạng ngữ có thêm một đoạn : “Kính lễ Bát-nhã ba-la-mật vượt ra ngoài ngôn thuyết, tư tưởng và tán ngữ, vì tự tính như hư không, không sinh, không diệt, là cảnh giới của huệ và giới, hiển nhiên trong nội tâm chúng ta, và mẹ của hết thảy cac đấng Thế Tôn trong quá khứ, hiện tại và vị lai”] (sđd. trang 43)

विद्यारत्न
August 30th 2021
(11:20 AM)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân