TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Có nên đọc Kinh Phật qua tiếng Anh hoặc Pháp ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Có nên đọc Kinh Phật qua tiếng Anh hoặc Pháp ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Aug 28, 2021 11:32 pm    Tiêu đề: Có nên đọc Kinh Phật qua tiếng Anh hoặc Pháp ?





CÓ NÊN ĐỌC KINH PHẬT QUA TIẾNG ANH hoặc PHÁP ?

Qua mấy bài trước ở mục Tôn giáo khi chúng tôi (người viết bài này) viết MỘT ĐOẠN KINH NGẮN (Phẩm thứ 10, Pháp Sư) trong Pháp Hoa Kinh, với hai bản dịch Anh ngữ của hai thế hệ, thế kỷ XIX (bản 1884) và thế kỷ XXI (bản 2007) để quí bạn đối chiếu với bản Hán âm Việt; từ đó có thể nhận ra Đông (Hoa, Nhật, Hàn và Việt) và Tây (Anh, Pháp và Đức) có hiểu nhau không. Vì sao phải nói thế ? vì cách đây gần 150 năm, chính xác 1890, văn hào người Anh Kipling – Joseph Rudyard Kipling (1865-1936), Nobel văn chương 1907 - đã nói “Ô, Đông là Đông mà Tây là Tây, hai bên mãi mãi không bao giờ gặp nhau” trong bài thơ “The ballad of East and West”của ông “ Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet.”

Thật ra, ý của chúng tôi muốn nói rằng : Người Tây phương, trừ một số học giả và nhà nghiên cứu nghiêm túc, khi đi vào Kinh & Luận của Phật giáo Đại thừa hầu như không hiểu hết ý nghĩa. Còn câu trích dẫn trên mang tính chính trị , vì nước Anh hồi đó vẫn coi Ấn Độ (gồm cả Pakistan và Bangladesh) là thuộc địa. Thế thôi.

Vì thế, hôm nay chúng tôi chuyển đến quí bạn và các em toàn bộ ba bản dịch BÁT NHÃ TÂM KINH sang Anh, Pháp và Việt của TS HUỆ DÂN từ trang NET của tiến sĩ, có kèm bản chữ Sanskrit (Devanàgarì) và bản phiên âm ra chữ La-tinh.
************************************

(PGNĐ) - Heart Sūtra of transcendent wisdom which allows going to the other shore Sūtra (short version). (In extracts of the Buddha 's teaching of TS Huệ Dân).
Sūtra du Cœur de sagesse suprême qui permet atteindre l'autre rive sūtra (version courte). (Dans les Extraits de L'Enseignement du Bouddha de TS Huệ Dân).

Kinh nói về nội dung của trí tuệ tối cao để vượt qua bờ bên kia (bản ngắn). (Trích trong tinh hoa Phật học TS Huệ Dân).

Prajñāpāramitā hṛdaya sūtraṃ (saṃkṣiptamātṛkā).
प्रज्ञापारमिता हृदय सूत्रं (संक्षिप्तमातृका).

Hommage à la noble sagesse transcendante, votre Révérence !
Homage to holy transcendental
wisdom, the blessed One!
Thành tâm quy kính đến bậc thánh trí tối cao !
Oṃ namo bhagavatyai āryaprajñāpāramitāyai.
ओं नमो भगवत्यै आर्यप्रज्ञापारमितायै .


While the Great Compassion Bodhisattva by the deep practice of the perfection of transcendent wisdom, perceives intuitively the five aggregates which do not exist by them self.
Lorsque le grand bodhisattva de la Grande Compassion par sa pratique profonde de la perfection de sagesse suprême, perçoit intuitivement les cinq agrégats qui n’ existent pas par eux mêmes.

Bồ tát Quán Tự tại hay Quan Thế Âm Bồ tát trong khi thực hành quán nghiệm thâm sâu về Trí Tuệ siêu việt, nhận thấy năm uẩn đều không có bản thể tự tánh của chúng.

Āryāvalokiteśvaro bodhisattvo gambhīrāṃ prajñāpāramitā caryāṃ caramāṇo vyavalokayati sma: pañca skandhās tān ca svabhāva śūnyān paśyati sma.

आर्यावलोकितेश्वरो बोधिसत्त्वो गम्भीरां प्रज्ञापारमिता चर्यां चरमाणो
व्यवलोकयति स्म : पन्च स्कन्धास् तान् च स्वभाव शून्यान् पश्यति स्म.

Here, Sāriputra, form is voidness and voidness is form, voidness is not different from form, form is not different from voidness, all that is form that is voidness, all that is voidness that is form. Likewise, feeling, thought, volition, consciousness.

Ici, Sāriputra, la forme est vacuité et la vacuité est forme, la vacuité n'est pas différente de la forme, la forme n'est pas différente de la vacuité, tout ce qui est forme est vacuité, tout ce qui est vacuité est forme, il en est de même des sensations, des perceptions, des volitions, de la conscience.
Này, Xá Lợi Phất, Sắc ở đây là Không, chính Không là Sắc| Sắc không khác biệt gì với Không, Không không khác biệt gì với Sắc| cái nào là Sắc cái đó là Không, cái nào là Không cái đó là Sắc|| Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy.
Iha Śariputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyatāyā na pṛthag rūpaṃ, yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ, evaṃ eva vedanā saṃjñā saṃskāra vijñānaṃ.

इह शरिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं, रूपान् न पृथक् शून्यता शून्यताया न पृथग् रूपं, यद् रूपं सा शून्यता या शून्यता तद् रूपं, एवं एव वेदना संज्ञा संस्कार विज्ञानं .

Here, Sāriputra, all phenomena of existence are characterized by voidness. They are the self expression, They are neither birth, nor death, neither dirty nor clean, neither deficient nor overfilled.
Ici, Śāriputra, tous les phénomènes d'existence sont caractérisés par vacuité. Ils sont l'expression de soi. Ils ne sont ni naissance, ni mort, ni sale, ni propre, ni déficient, ni trop rempli.
Này, Xá Lợi Phất, tất cả các pháp ở đây mang thuộc tính không tự có bản thể là biểu hiện, thì chúng không có nảy sinh, không bị phá hủy, không dơ, không sạch, không vơi, không đầy.
Iha Śariputra sarvā dharmāḥ śūnyatā lakṣaṇā, anutpannā aniruddhā amalā avimalā anūnā aparipūrṇāḥ.

इह शरिपुत्र सर्वा धर्माः शून्यता लक्षणा, अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अविमला अनूना अपरिपूर्णाः.


That's why Śariputra, in voidness, there is neither form, nor perception, nor feeling, nor tendencies, nor conscience, nor eye, ear, nose, tongue, body, mind, nor form, sound, smell, taste, touch, mental phenomena, nor domain of extension of view, until nor mental conscience, there is neither ignorance, nor extinction of ignorance, so neither old age and death, there is nor extinction of old age and death, there is neither knowledge of the truth of the extinction of suffering, nor knowledge of the functioning of the extinction of suffering, nor knowledge of what was fulfilled concerning of the extinction of suffering, there is neither wisdom, nor attainment, nor absence of attainment.
C’est pourquoi Śariputra, dans la vacuité, il n'y a ni forme, ni perception, ni sentiment, ni tendances, ni conscience, ni œil, oreille, nez, langue, corps, esprit, ni forme, son, odeur, goût, contact, phénomènes mentaux, ni domaine d’extension de la vue, ainsi ni conscience mentale, il n'y a ni ignorance, ni cessation de l'ignorance, ainsi ni vieillesse et mort, il n'y a ni cessation de vieillesse et mort, il n'y a ni connaissance de la vérité de la cessation de souffrance, ni connaissance du fonctionnement de la cessation de souffrance, ni connaissance de ce qui a été accompli concernant la cessation de souffrance, il n'y a ni sagesse, ni acquisition, ni absence d’ acquisition.
Như vậy, này Xá Lợi Phất, trong tánh Không không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có hành, không có thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới, không có vô minh, không có sự diệt tận của vô minh, cho đến không có già và chết, không có sự diệt tận của già và chết, không có con đường Tập Diệt Khổ, không có trí tuệ, không có sự đạt đến và không có sự không đạt đến.


Tasmācchāriputra śūnyatāyāṃ na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānaṃ, na caksuḥ śrotra ghrāṇa jihvā kāya manāṃsi, na rūpa śabda gandha rasa spraṣṭavya dharmāḥ, na cakṣurdhātuḥ yāvan na manovijñānadhatuḥ, nāvidyā nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo, na duḥkha samudaya nirodha mārgā, na jñānaṃ, na prāptiḥ na aprāptiḥ.

तस्माच्छारिपुत्र शून्यतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानं, न चक्सुः श्रोत्र घ्राण जिह्वा काय मनांसि, न रूप शब्द गन्ध रस स्प्रष्टव्य धर्माः, न चक्षुर्धातुः यावन् न जरामरणं न जरामरणक्षयो, न दुःख समुदय निरोध मार्गा, न ज्ञानं, न प्राप्तिः, न प्राप्तिः न अप्राप्तिः.


Consequently, Sāriputra, because there is not attainment and by relying on the perfection of transcendental wisdom, bodhisattvas live without obscuration of mind and through it their mind is impenetrable, without fear, free from any delusive thoughts, they reach at the
final state of Nirvāṇa.
En conséquence, Sāriputra, parce qu'il n'y a aucune acquisition et en se reposant sur la perfection de sagesse suprême, les bodhisattvas demeurent avec l'esprit sans obscurité mentale, et par cela leur esprit est impénétrable, sans peur et dénué de toutes pensées illusoires, ils parviennent au stade final du Nirvāṇa.

Này Xá Lợi Phất, không có đạt đến, Bồ Tát nương vào trí tuệ siêu việt, sống không có chướng ngại ở tâm, tâm không bị dao động, không sợ hãi, vượt qua các ảo tưởng, đạt đến trạng thái giãi thoát cuối cùng hay Niết-bàn.


Tasmācchāriputra aprāptitvād bodhisattvasya prajñāpāramitāṃ āśritya viharati acittāvaraṇaḥ, cittāvaraṇanāstitvād atrasto viparyāsātikrānto niṣṭhā nirvāṇaḥ.

तस्माच्छारिपुत्र अप्राप्तित्वाद् बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमितां आश्रित्य विहरति अचित्तावरणः, चित्तावरणनास्तित्वाद् अत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठा निर्वाणः.


All the Buddhas of the three periods of time, past, present, future, by means of the perfection of transcendental wisdom, they attain the supreme perfect
Enlightenment.

Tous les Bouddhas dans les trois périodes du temps, passé, présent, futur, s'appuient sur la perfection de sagesse suprême, ils atteignent le suprême Éveil correct et complet.

Tất cả các vị Phật hiện hữu ở trong ba khoảng thời gian khác nhau, quá khứ, hiện tại, tương lai, dựa vào trí tuệ siêu việt, mà đạt được sự tĩnh thức hoàn toàn tối cao.


Tryadhvavyavasthitāḥ sarvā buddhāḥ prajñāpāramitāṃ āśrityānuttarāṃ saṃyaksaṃbodhiṃ abhisaṃbuddhāḥ.

त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वा बुद्धाः प्रज्ञापारमितां आश्रित्यानुत्तरां संयक्संबोधिं अभिसंबुद्धाः.


That's why the perfection of transcendent wisdom is seen as a guide to Life in the highest, and also considered as the powers 's words that contain the Being 's potentiality to act on all forms of existence in order to obtain the unsurpassable results, incomparable and which appear to be able to alleviate any suffering that should be known as authentic and incontestable. Now therefore the words that speak of the capacity for knowledge and available knowledge of the perfection of transcendent wisdom enunciate this way:

C’est pourquoi la perfection de la sagesse
transcendante est considérée comme un guide de vie humaine dans le plus haut, et considérée aussi comme les mots de pouvoirs qui contient la potentialité de l’être pour agir sur toutes formes d’existences afin d'obtenir des résultats insurpassables, incomparable et qui semblent capables d' apaiser toute souffrance, devront être connus comme authentique et incontestable. Or, voici donc les mots qui parlent de la capacité dans le savoir et la disposition au savoir de la perfection de la sagesse
transcendante s’ énoncent:

Do đó nhận thức được: sự soi sáng của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia là sự hiểu biết cao cả, là một phương tiện trợ giúp tinh thần, tri thức, ý chí qua sự nhất tâm bền vững để kết thành năng lực tối cao, là lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt, không có gì so sánh bằng, có thể làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật không mang tính ảo tưỡng. Tiếng nói về năng lực suy nghiệm của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia được gọi như sau:


Tasmāt jñātavyaṃ: prajñāpāramitā mahā mantraḥ mahā vidyā mantraḥ anuttara mantraḥ asamasama mantraḥ, sarva duḥkha praśmanaḥ, satyaṃ amithyatvāt, prajñāpāramitāyāṃ ukto mantraḥ, tadyathā:

तस्मात् ज्ञातव्यं : प्रज्ञापारमिता महा मन्त्रः महा विद्या मन्त्रः अनुत्तर मन्त्रः असमसम मन्त्रः, सर्व दुःख प्रश्मनः, सत्यं अमिथ्यत्वात्, प्रज्ञापारमितायां उक्तो मन्त्रः, तद्यथा :



Gone, gone, gone beyond, gone altogether beyond, that awakening is absolutely attained!
Allé, allé, allé au-delà, allé complètement au-delà, que l'éveil soit complètement atteint !
Đã đi đến, đã đến tới nơi, đã vượt qua mức cuối cùng, đã hoàn toàn đạt được mức cuối cùng, thành tựu tĩnh thức hoàn hảo.

Gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.
गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा.


Here ends the Heart Sūtra of transcendent wisdom.

Ici termine le Sūtra du Cœur de sagesse suprême.

Ở đây chấm dứt bài Kinh nói về nội dung của trí tuệ tối cao để vượt qua bờ bên kia.


Iti prajñāpāramitā hṛdayaṃ samāptaṃ.
इति प्रज्ञापारमिता हृदयं समाप्तं


Best regards, Cordialement, Kính bút,
************************************************************************
Điều mà Phật tử chúng ta phải lưu ý là : chữ TÂM trong BÁT NHÃ TÂM KINH không phải là Tim , Trái Tim như bản Anh dịch là Heart Sùtra và Pháp dịch, Sūtra du Cœur. Tuy nhiên, có thể dịch như thế cũng được. Vì hṛdaya theo tự điển A SANSKRIT – ENGLISH DICTIONARY của M.Monier – Williams, nxb Motilal Banarsidass Publisher Private Ltd. – DELHI, Ấn Độ; Corrected Edition 2002. Mở ra các trang 395 và 1302, ta thấy :

hṛdaya : the heart (or region of the heart as the seat of feelings and sensation); the heart or centre or core or essence or best of anything. [trái tim, hoặc trung tâm hoặc cốt lõi hoặc tinh túy hoặc tốt đẹp nhất của một cái gì đó]. (trang 1302, cột bên phải)
citta : thinking, reflecting, imaging, thought; the heart, mind. (trang 395, cột bên phải).

Trong cuốn NGỮ PHÁP TIẾNG PHẠN, nxb TP/HCM năm 2000 của GS Lê Mạnh Thát, (sinh 1944), Ph.D in Philosopy, Đại học Wisconsin, Madison, 1974 (luận án THE PHILOSOPHY OF VASUBANDHU). Mở trang 243 của sách giáo khoa này ta thấy: CITTA :Tâm. cittam pragrahìtavya, nên điều phục tâm; cittam utpàdayitavya, phát tâm. Và, hṛdaya : trái tim, trung tâm, tinh túy. (sđd. trang 246).

Do đó, TÂM KINH có thể hiểu hai cách : 1. Kinh chỉ về cái TÂM 2. Kinh cốt lõi của bộ Đại Bát Nhã. Tuy nhiên Prajñāpāramitā hṛdaya sūtraṃ प्रज्ञापारमिता हृदय सूत्रं thường đươc hiểu như là bài kinh Cốt lõi, Tinh túy (CORE hay ESSENCE) của bộ Đại Bát-nhã gồm 600 quyển mà Ngài Huyền Trang .

*************************************************
Kỳ tới , chúng tôi chuyển đến quí bạn và các em một khám phá vào năm 1884 của F. MULLER (1823-1900), giáo sư hàng đầu của thế giới về triết học Ấn Độ, để một lần nữa chúng ta thấy sự huyền bí và kỳ diệu của 262 chữ Tâm kinh Bát-nhã.
विद्यारत्न
August 29th 2021
(10:30 AM)


Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Fri Oct 15, 2021 9:02 am    Tiêu đề: Tâm kinh

Xin có vài lời

Bài nầy người đăng tiết kiệm không ghi bản chính Hán Việt, cho nên mới nhìn thì tôi nghĩ là dịch từ bản tiếng Phạn. Chúng tôi không biết tiếng nầy.

Tuy nhiên nhìn ba lời dịch Việt Anh Pháp tôi nghĩ từ bàn chính thông dụng:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã...Tuy đi quá xa, xin nêu nghi vấn từ xưa: Bản chữ Hán xuất hiện đầu tiên rồi dịch qua Phạn và dùng bản dịch Phạn làm chứng cớ chính gốc. (authenticity).

Về ngôn ngữ, hai câu đầu tiên tiếng Anh lẫn tiếng Pháp đều là hai mệnh đề phụ, chưa có mệnh đề chính; hai mệnh đề nầy được mở đầu bằng hai liên tự về thời gian: when / lorsque, theo văn phạm là incomplete. Chỗ tiếng Anh nên viết themselves (thay vì ‘them self’) tương đương với tiếng Pháp eux-mêmes.

While the Great Compassion Bodhisattva by the deep practice of the perfection of transcendent wisdom, perceives intuitively the five aggregates which do not exist by them self.

Lorsque le grand bodhisattva de la Grande Compassion par sa pratique profonde de la perfection de sagesse suprême, perçoit intuitivement les cinq agrégats qui n’existent pas par eux mêmes.

Theo tôi điều sai lầm lớn nhất là không dịch cái nắm ruột: Độ nhất thiết khổ ách. (QTT bồ tát... kiến ngũ uẩn giai không; độ nhất thiết khổ ách).

Câu nầy nói lên mục đích chính yếu của PG không phải là lý luận mà là cứu độ. Kinh Pháp Hoa, phẩm 16: Như Lai quảng diễn kinh điển độ thoát chúng sinh. Tâm kinh giúp chúng sinh thấy thực chất những điều chấp là có thật, để không bị chúng ràng buộc. Nhiều tác giả bình giải không chú ý điều nầy nhưng không bỏ qua. Họ không chú ý vì họ xem tâm kinh là một bản phân tích tâm lý như họ đọc Freud. Những tác giả có trì hành thâm sâu thì thấy ý nghĩa nầy, không làm đỏm học thức, snobbism, hý luận.

Chính vì không nhận chân mục tiêu cứu độ, nhiều người không riêng gì tiến sĩ nầy đã không hiểu phần thứ ba của tâm kinh. Phần thứ ba theo dàn bài của tôi, từ: Dĩ vô sở đắc cố...

Phần nầy là cái dụng cho ba hạng: bồ đề tát đỏa, Phật và chúng sinh tầm thường.

Bản dịch không nói rõ yếu tính đó. Thứ nhất, theo tôi, chính dựa vào, vân dụng sự hiểu biết về vô sở đắc mà bồ tát có tâm thức niết bàn, không điên đảo vọng tưởng.

Thứ hai, các đức Phật nhờ Bát Nhã mà đạt a nậu đa la tam miệu tam bồ đề, vô thượng chánh giác.

Với chúng sinh thì dài hơn. Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa thị đại thần chú, thị vô thượng chú, thi vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú. Tức thuyết chú viết: Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Nó rất đơn giản như thế nầy:

Hãy biết câu chú Bát Nhã (sẽ nói sau) là câu chú lớn nhất, chú cao nhất, không có chú nào bằng, có năng lực xóa mọi khổ đau, là chuyện có thật không hư vọng.

Vậy hãy niệm chú nầy. Chú đọc như thế nầy: yết đế...

Đoạn nầy chủ về trì hành, minh bạch không dấu diếm. Không cần giải thích lại Bát Nhã Ba La Mật Đa vì trên đã nói rõ rồi.

Hành văn: BNBLMĐ là chủ từ; thị, động từ “to be / être”; chú, thuốc từ attribut; những chữ khác bổ nghĩa của “chú”: cao nhất, không có tương bằng, giải trừ khổ nạn.

Chân thật bất hư. Tâm kinh là một đối chứng giải bày kinh nghiệm, testimony, témoignage: Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm và đạt kết quả như vậy, cho nên câu chú cho việc nầy không hư vọng, nói thật như vậy, hãy thực hành. Cố thuyết.

Tác giả dịch hoàn toàn khác biệt. Do đó nhận thức được: sự soi sáng của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia là sự hiểu biết cao cả, là một phương tiện trợ giúp tinh thần, tri thức, ý chí qua sự nhất tâm bền vững để kết thành năng lực tối cao, là lời mầu nhiệm chứa đựng năng lực đặc biệt đưa đến kết quả siêu việt, không có gì so sánh bằng, có thể làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật không mang tính ảo tưỡng. Tiếng nói về năng lực suy nghiệm của trí tuệ siêu việt đạt tới bờ bên kia được gọi như sau:

Đã đi đến, đã đến tới nơi, đã vượt qua mức cuối cùng, đã hoàn toàn đạt được mức cuối cùng, thành tựu tĩnh thức hoàn hảo.

Kinh nghiệm riêng cho tôi thấy rằng không riêng gì trong PG, các tác giả đã trình hành chân thật thì viết về tôn giáo của mình rất rõ ràng, không thiên lệch và người đọc cảm nhận ngay. Suzuki, tác giả Thiền Luận là một ví dụ.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân