TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Aug 25, 2021 11:43 pm    Tiêu đề: Bát Nhã Tâm Kinh và Nhất Thiết Pháp Không




BÁT NHÃ TÂM KINH và Nhất Thiết Pháp Không (Bài 1)

Chúng ta nên biết nói đến Phật giáo, là nói THIÊN KINH VẠN QUYỂN. Không sai; chỉ cần nhìn vào Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh của Tàu, Nhật và Hàn là thấy ngay, 100 tập mỗi tập 1000 trang. Riêng VN, chúng tôi chỉ ghi laị : Kinh tạng , Luật tạng và Luận tạng , chứ chưa kể Tạp tạng (42 tập) , được cố HT Thích Tịnh Hạnh (1934-2015) ra công sức qui tụ dịch trường và ấn loát trước khi ngài qua đời. Bộ này gọi là LINH SƠN PHÁP BẢO ĐẠI TẠNG KINH do Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản :

1- KINH TẠNG (70 tập)
- Bộ A-Hàm (9 tập : 1-9)
- Bộ Bản Duyên (8 tập : 10-17)
- Bộ Bát Nhã (16 tập: 18-33)
- Bộ Pháp Hoa (2 tập : 34-35)
- Bộ Hoa Nghiêm (6 tập :36-41)
- Bộ Bảo Tích (5 tập : 42-46)
- Bộ Niết Bàn (3 tập : 47-49)
- Bộ Đại Tập (4 tập: 50-53)
- Bộ Kinh Tập (16 tập : 54-69)
- Bộ Mật Tông (1 tập : 70).

2- LUẬT TẠNG (12 tập)
- Bộ Luật (12 tập : 71-82)

3- LUẬN TẠNG (78 tập)
- Bộ Thích Kinh (6 tập : 83-88)
- Bộ Tỳ-Đàm (14 tập : 89-102)
- Bộ Trung Quán (1 tập : 103)
- Bộ Du Già (7 tập : 104-110)
- Bộ Luận Tập (4 tập : 111-114)
- Bộ Kinh Sớ (28 tập : 115-142
- Bộ Luật Sớ (3 tập : 143-145)
- Bộ Luận Sớ (15 tập: 146-160)
*************************************
Tất cả đều ấn loát tại Đài Loan. Đa phần là dành để KÍNH TẶNG cho các tự viện, chùa v.v..
Riêng chúng tôi (Mr Phụng) thì phải “thỉnh”. Vậy mà vị sư cô đại diện (ở chùa Pháp Bảo, Linh Trung, Thủ Đức) nói vì tôi là cá biệt nên phải đợi Hòa thượng từ Đài Loan sang. Rồi cũng thật may mắn, có phước duyên nên chúng tôi được diện kiến Ngài Tịnh Hạnh tại chùa Pháp Bảo ngày 01/6/2013 (23 tháng 4 âm lịch). Sau khi hỏi chúng tôi về Phật Pháp khoảng 15 phút trước sự hiện diện của các tăng và ni, ngài có vẻ hài lòng và cho thỉnh. Tôi chỉ thỉnh phần Kinh Tạng 69 tập, trừ tập 70 (Bộ Mật tông) không thỉnh. Sáu mươi chín tập khổ lớn (24cm x 16cm) mỗi tập nghót nghét gần 1000 trang; vị chi 69 tập thì cũng cỡ 69.000 trang : Bìa cứng mạ chữ vàng, giấy cực tốt chống mối mọt, trình bày rất trang nhã và mỹ thuật.

Trước đó vài tháng, tôi cũng đã thỉnh bộ PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN gồm 6 tập chính + 2 tập Phụ lục do cố HT Thích Quảng Độ (1928-2020), đệ ngũ Tăng Thống, dịch từ Hán văn suốt trong thời gian ngài bị tù. Cũng như bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (LSPBĐTK) bộ từ điển này đều do Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, cùng kích cỡ, nên kỹ thuật trình bày và ấn loát y hệt như Bộ LSPBĐTK; sáu tập chính , cũng sáu ngàn trang.
*********************************************************************
Sẵn đây chúng tôi có vài hàng về cố HT Tịnh Hạnh, người cùng quê Ninh Thuận.
Ngài sinh năm Giáp Tuất (1934) tại thôn Mỹ Đức, tỉnh Ninh Thuận. Là con một lại là cháu đích tôn từ đường, thừa hưởng điền sản, ấy thế mà ngài xuất gia năm Canh Dần (1950) tại chùa Thiên Hưng, thôn Vân Sơn, Ninh Thuận. Sau khi đâu Cử nhân Phật học , Viện Đại học Vạn Hạnh, năm 1969 ngài được học bổng du học Đài Loan .
Theo bản tin đăng trên tập san TƯ TƯỞNG của Đại học Vạn Hạnh : Ngày 14/8/1969 văn phòng Phân khoa Phật học đã tổ chức tiệc trà tiễn đưa ba vị Đại Đức lên đường du học để lấy văn bằng Bác-sĩ (Tiến sĩ) Đại học Quốc lập Sư phạm Đài-Loan) gồm có :
- ĐĐ Thích Chánh Lạc : Văn học sử Trung Hoa;
- ĐĐ Thích Đức Niệm : Văn học sử Trung Hoa;
- ĐĐ Thích Tịnh Hạnh : Văn minh Trung Hoa.
(Xin xem Tập san TƯ TƯỞNG số 4 (bộ mới) ngày 01-9-1969 trang 170.

- Năm 1972 : Ngài đậu Cao học Văn chương với luận văn “Trung Việt Tự âm Tỉ giảo Nghiên cứu” (Nghiên cứu so sánh âm chữ Hán Việt với âm chữ Trung Hoa);
- Năm 1979 : Ngài thành lập giảng đường Linh Sơn Đài Bắc, khai sáng nguyệt san Hiện Đại Phật giáo;
- Năm 1980 : Ngài thánh lập lớp Cao học Phật học tại Đài Bắc;
- Năm 1981 : Ngài đậu Bác sĩ (Tiến sĩ) Triết học & Văn học với luận án “Nghiên cứu về Hàn Dũ phê bình Phật Giáo”.
- Năm 1983 : Ngài được mời làm giảng sư diễn giảng trên Đài truyền hình Đài Bắc mỗi tuần một giờ với chủ đề Tư tưởng Phật Giáo.
- Từ năm 1985 : Ngài đã tham dự nhiều hội nghị và hội thảo quốc tế.

Từ đó cho đến khi qua đời năm 2015 (gọi là : Hóa duyên ký tất, Nhân duyên Ta-bà quả mãn) Ngài đã làm rất nhiều công trình Phật học để đời không những ở Đài Loan mà ở nước Pháp khi nối nghiệp cố HT Thích Huyền Vi (1926-2005) cũng cùng quê Ninh Thuận.
********************************************************
Trở lại chủ đề chính hôm nay.
Như đã nói, Phật giáo với “thiên kinh vạn quyển” vì thế quí Ngài Bồ-tát, đặc biệt Thiên Thai tông đã đưa ra một sắp xếp gọi là bình nghị về giáo lý của Phật (tức phán giáo) với NGŨ THỜI BÁT GIÁO gồm năm thời kỳ :

- Thời kỳ thứ nhất : thời Hoa Ngiêm. Thính chúng không thể thâu thiệt nổi và họ như câm như điếc.
- Thời kỳ thứ hai : thời Lộc Uyển. Phật giảng các A-hàm nguyên thủy để khế hợp với những kẻ căn tính thấp.
- Thời kỳ thứ ba : thời Phương đẳng. Đây là thời những người Tiểu thừa quay sang giáo lý Đại thừa. Phương đẳng có nghĩa là triển khai (Vaipulya).
- Thời kỳ thứ tư : thời Bát Nhã với kinh Đại Bát Nhã : mọi ý niệm biện biệt và chấp thủ đều bị loại bỏ.
- Thời thứ năm : thời Pháp Hoa, còn gọi là Niết Bàn. Quan điểm cho rằng ba thừa (Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát thừa) có thể đạt được Thánh quả chỉ là một giáo thuyết tạm thời (khai) để cuối cùng cả ba đều được hợp nhất vào một thừa (hội). Nhân duyên xuất hiện ở thế gian của Phật là cứu độ tất cả chúng sinh và nhân duyên ấy chỉ có thể được hoàn thành bởi kinh Pháp Hoa. Do đó, Pháp Hoa là giáo lý rốt ráo trong tất cả những giáo lý của Phật, đó là vua của tất cả các kinh.
(Xin xem The Essentials of Buddhist Philosophy của J. Takakusu (1866-1945), bản Việt dịch của Tuệ Sỹ “Các Tông Phái Phật Giáo” nxb Đại học Vạn Hạnh 1969; được tái bản & sửa đổi : “Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo” nxb Phương Đông , 2007; trang 199-200)

(Còn tiếp)
Cần Thơ, đô thị miền sông nước
August 26th 2021
विद्यारत्न

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân