TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - HÃY ĐỌC ĐOẠN KINH NGẮN NÀY (tt và hết)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

HÃY ĐỌC ĐOẠN KINH NGẮN NÀY (tt và hết)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Aug 25, 2021 2:37 am    Tiêu đề: HÃY ĐỌC ĐOẠN KINH NGẮN NÀY (tt và hết)




HÃY ĐỌC ĐOẠN KINH NGẮN (tt và hết)

Như chúng ta biết Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Saddharma-puṇḍarīka sūtra) gọi tắt Kinh Hoa Sen (Lotus Sutra, vì Liên Hoa có nghĩa là Hoa Sen) lúc ban đầu chỉ có 27 phẩm nhưng về sau Pháp Hiển (320 ? - 420 ?) tìm thấy được phẩm Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) khi du hành sang Ấn; từ đó thành 28 phẩm.

Trong Lotus Sutra chỉ có PHÁP SƯ là chiếm hai phẩm : Phẩm thứ 10, Pháp Sư và Phẩm thứ 19, Pháp Sư Công Đức. Bản dịch Anh ngữ - ở đây gọi là bản 2007- tựa là The Benefits Obtained by an Expounder of the Dharma, từ trang 251 đến 264. Như vậy chúng ta thấy vai trò của một Pháp sư rất quan trọng là dường nào; nhiệm vụ của Quí Ngài là quảng diễn và hoằng dương Pháp Hoa Kinh đến Tứ Chúng (四眾) gồm Tỳ Kheo (bhikṣu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (bhikṣuṇī 比丘尼), Ưu Bà Tắc (upāsaka, 優婆塞), Ưu Bà Di (upāsikā,夷優婆) . Rồi, người được Phật gọi đến để dặn dò là DƯỢC VƯƠNG, nói tắt là DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛). Như vậy mới thấy Pháp Sư, người quảng diễn Pháp Hoa Kinh, đòi hỏi phải có đầy đủ Từ-bi và Trí-huệ gói gọn trong ba sứ mạng.

Đọc lại đoạn kinh ngắn, chúng ta phải xúc động, trào ra nước mắt. Hãy nghe Phật phán cho Dược Vương những kim ngôn này :

Dược Vương !

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân (Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nào)
Như Lai diệt hậu, dục vị tứ chúng (Sau khi Phật nhập Niết-bàn, muốn vì tứ chúng)
Thuyết thị Pháp Hoa kinh giả (Thuyết kinh Pháp Hoa này)
Vân hà ưng thuyết ? (Phải thuyết như thế nào ?)

Thị thiện nam tử, thiện nữ nhân (Người thiện nam, thiện nữ đó)
Nhập Như Lai thất (Phải vào nhà Như Lai)
Trước Như Lai y (Mặc áo Như Lai)
Tọa Như Lai tòa. (Ngồi tòa Như Lai)
Nhĩ nãi ưng vị tứ chúng quảng thuyết tư kinh. (Rồi mới vì tứ chúng thuyết rộng kinh này).

Như Lai thất giả, (Nhà Như Lai là)
Nhất thiết chúng sinh trung đại từ bi tâm thị. (Phải có tâm đại từ-bi trong tất cả chúng sinh)
Như Lai y giả, (Áo Như Lai là)
Nhu hòa nhẫn nhục tâm thị .(Tâm phải nhu hòa nhẫn nhục)
Như Lai tòa giả, (Tòa Như Lai là)
Nhất thiết pháp không thị.(Tất cả sự vật đều là không)

An trú thị trung (An trú trong đó)
Nhiên hậu dĩ bất (Rồi sau mới không lấy)
Giải đãi tâm vị (Tâm biếng trễ, mà phải vì)
Chư Bồ-tát cập (Chư vị Bồ-tát cùng)
Tứ chúng quảng thuyết (Tứ chúng thuyết rộng)
Thị Pháp Hoa kinh. (Kinh Pháp Hoa này).

Trong ba phẩm hạnh, TỪ-BI (Maitrīkaruṇā ) chiếm hai; TRÍ HUỆ (Prajñā) chỉ một. Rồi khác với kinh Phật giáo Tiểu thừa “Này, các tỳ-kheo” , kinh Pháp Hoa chỉ là “Thiện nam tử, Thiện nữ nhân.”. Từ chỗ này mới thấy Phật giáo Đại thừa (mahāyāna; 大乘) dành cho tất cả, chứ chẳng riêng gì cho người xuất gia như Phật giáo Tiểu thừa (小乘, hīnayāna).

Nhất thiết pháp không .
Hãy đọc hai câu tiếng Anh của Bản 2007 : the very emptiness of all existing things.” và của Bản 1884 :the voidness (or complete abstraction) of all laws (or things)”.

Mấy câu dịch đó không thể nào lột tả hết ý nghĩa trọn vẹn của chữ PHÁP nếu độc giả lần đầu tiên đi vào Phật pháp; cho nên Tây phương hiếm hoi có người hiểu được Kinh & Luận Phật giáo là thế. Điều đầu tiên đi vào Phật pháp là phải hiểu rằng những gì mà chúng sinh (sattva) cảm nhận qua Ngũ uẩn (nhãn,nhĩ, tỉ, thiệt và thân) là không có thật, không hiện hữu.

Chỉ cần lấy phát biểu sau đây của René Descartes (1596-1650), một Thánh triết của Tây phương, thì “NGỘ” ngay : “GIÁC QUAN CỦA CHÚNG TA ĐÔI KHI ĐÃ LỪA DỐI CHÚNG TA” (Xin xem Discourse de la Méthode - Phương Pháp Luận, bản dịch Việt ngữ của linh mục Trần Thái Đỉnh (1922-2005), nxb Nam-Chi Tùng-thư, Saigon, 1973).
Câu Anh ngữ sau đây cũng hay lắm : TO BE OR NOT TO BE, THAT IS THE QUESTION. (Être ou ne pas être, voilà la question) và Pháp ngữ cũng có câu : L’être et le non-être (Thực tại và hư không). Thấy không, những điều mà Tây phương cả mấy ngàn năm sau mới khám phá ra CÁI MÀ TÔI NHẬN BIẾT có thiệt đúng như vậy hay không ? (To be or not to be) .

Bởi vậy Bát Nhã Tâm Kinh chỉ với 260 chữ đã dẫn dắt chúng sinh nhiều người đến BỜ BÊN KIA (ĐÁO BĨ NGẠN) (gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā) là thế .

Cần Thơ, đô thị miền sông nước
August 25th 2021
विद्यारत्न

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân