TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cây cần độc lan rộng tại nhiều tiểu bang Mỹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cây cần độc lan rộng tại nhiều tiểu bang Mỹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Sat Aug 07, 2021 12:00 am    Tiêu đề: Cây cần độc lan rộng tại nhiều tiểu bang Mỹ

Cây cần độc lan rộng tại nhiều tiểu bang Mỹ


Cây cần hemlock trông đẹp đơn giản nhưng chứa chất độc có thể gây chết người. Ngày xưa, hơn 400 năm trước Công Nguyên, nhà hiền triết Hy Lạp Socrates đã quyên sinh bằng chất độc hemlock. Tuy nhiên, trong y khoa, người ta có thể biến chế hemlock thành một số loại thuốc trị bệnh quan trọng, kể cả thuốc tăng cường sinh lực.

Một loài thực vật có thể gây chết người đang lan rộng khắp các công viên, bồn hoa và vườn nhà ở 43 tiểu bang Mỹ.



Cây cần độc (tên thông dụng là Hemlock, tên khoa học là Conium Maculatum) có nguồn gốc từ Âu Châu, trông giống một loài thực vật có hoa vô hại. Tuy nhiên, mỗi bộ phận của nó đều chứa độc tố alcaloid, đặc biệt là ở hạt và nhựa, có thể gây nổi mụn nước, phồng rộp và đốm da nếu tiếp xúc, thậm chí dẫn đến tử vong do suy hô hấp nếu ăn lầm.

Một số dấu hiệu ngộ độc khác bao gồm run rẩy, tiết nước bọt, giãn đồng tử, tê liệt cơ và mất khả năng nói.



Loài thực vật thuộc họ Hoa Tán này lần đầu tiên được đưa tới Mỹ vào những năm 1800 như một loại cây trang trí sân vườn, nhưng trong một báo cáo gần đây, các nhà khoa học khuyến cáo rằng chúng đã trở thành sinh vật xâm lấn nguy hiểm, khi lan rộng khắp 43 tiểu bang Mỹ, từ ven đường, mương rãnh, công viên, bồn hoa, đến các khu vực dân cư.



Ông Dan Shaver, nhà sinh vật học từ Cơ Quan Bảo Tồn Thiên Nhiên Indiana (NRCS), cho biết, “Điều này có chút đáng sợ đối với tôi bởi Conium maculatum rất độc. Trẻ em và vật nuôi có thể tiếp xúc và ăn nó. Đây không phải là loại cây mà bạn nên trồng quanh nhà hoặc tại công viên địa phương.”

Cây cần độc rất dễ bị lầm với các loài thực vật khác trong họ Hoa Tán. Thân, lá, và hoa của nó trông giống cây ngò, trong khi hạt và rễ có nhiều điểm tương đồng với cây tiểu hồi.



Conium maculatum là loài cây có chu kỳ sống 2 năm. Trong năm đầu tiên, nó cho ra một cụm lá mọc sát mặt đất, nhưng sang năm thứ hai, cây vươn cao từ 1.2 đến 1.8 mét, thậm chí cao hơn.



Một đặc điểm giúp nhận biết cần độc là nó có nhiều đốm màu tím chạy dọc thân và cuống lá, theo Cơ Quan Công Viên Quốc Gia Mỹ. Mặc dù chỉ tồn tại hai năm, mỗi cây cần độc vẫn kịp phát tán hàng ngàn hạt giống độc hại trước khi chết. Thời gian phát tán hạt thường diễn ra vào mùa hè.



Ông Shaver cho biết một trong những cách chính mà Conium maculatum lây lan là thông qua việc cắt cỏ. Bên cạnh đó, khí hậu ẩm ướt và mát mẻ cũng góp phần vào sự bùng nổ của chúng.

Để kiểm soát cần độc, các nhà nghiên cứu khuyên rằng cần nâng cao kiến thức của mọi người về loài thực vật này.



Nếu nhìn thấy chúng, người dân nên nhổ bỏ và liên lạc với các viên chức trách địa phương. Thời điểm tốt nhất để nhổ bỏ cần độc là vào tháng Tư, bởi cây bắt đầu ra hoa vào tháng Năm và phát tán hạt vào tháng Bảy.

viendongdaily

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Cà Kê Dê Ngỗng Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân