TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cảm Niệm PHÁP SƯ bài 3
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cảm Niệm PHÁP SƯ bài 3

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 13, 2021 10:55 pm    Tiêu đề: Cảm Niệm PHÁP SƯ bài 3




Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 trong Pháp Hoa Kinh (bài 3)

Ông/Bà ta cùng các bậc tôn túc & lão thành Phật tử trước đây thường hay nói TRIẾT LÝ NHÀ PHẬT, TÍN NGƯỠNG DI-ĐÀ vì chưa có tôn giáo nào trên thế giới có quá nhiều Kinh (sutra) và Luận (Sastra) như Phật giáo cả. Kinh thì có hai hệ gần như hoàn toàn khác nhau: Kinh hệ chữ Pàli của Phật giáo Nguyên thủy (hay PG Nam phương, PG Nam tông, PG Tiểu thừa) với năm bộ NIKÀYA và Kinh hệ chữ Sanskrit của Phật giáo Đại thừa (PG Bắc phương, PG Bắc tông) với bốn bộ AGÀMA (A-hàm) ; mà bản chữ Sanskrit gần như thất lạc hết chỉ còn bản chữ Hán cổ.

Mà kinh, như Hoa-Nghiêm Kinh và Bát-Nhã Kinh có mấy ai dám tự cho mình hiểu trọn vẹn hết. Như chúng tôi (Mr Phụng) có một người bạn, anh của bạn may mắn sau 1975 “vượt biên” đến USA (thiên đàng hạ giới). Với lòng kiên trì & hiếu học anh đã tốt nghiệp Tiến sĩ triết học Đại học Columbia, New York; nhiều lần đại diện Hoa Kỳ tham dự các hội nghị chuyên đề (seminar) triết học thế giới; mà trong chỗ riêng tư anh ấy nói “Không thể nào hiểu nổi hai bộ kinh lớn: Hoa-Nghiêm và Bát-Nhã”!

Thành vậy, mấy bậc tôn túc thạc học đều khuyên chúng ta hãy chọn một con đường học Phật, như cố HT Thích Thanh Kiểm (1920-2000), Tiến sĩ Văn học Phật giáo, Đại học Rissho, Nhật Bản, 1961, nguyên Tổng Vụ trưởng Hoằng Pháp Giáo hội Phật giáo VNCH đã viết trong cuốn “Lược Sử Phật Giáo Ấn Độ” Saigon, Mùa Xuân năm Quý Mão (1963) như sau: Lịch sử truyền bá Phật giáo đã rộng mà tư tưởng của Phật giáo lại quá sâu, nếu người muốn nghiên cứu về giáo lý của Phật giáo mà không đặt một đường lối đã định để noi theo thì khó thể đạt được phần kết quả tốt đẹp. (sđd. tr. 3; nxb TP/HCM tái bản 1995).

Nói thêm, VNCH trước 1975 có ba vị tu-sĩ PG tốt nghiệp Đại học Phật giáo RISSHO của Nhật Bản, thành lập năm 1580 là:

1- Cố HT Thích Tâm Giác (1917-1973), quê Nam Định, xuất gia năm 7 tuổi; du học Nhật Bản 1954-1962, ngoài tiến sĩ Phật học ngài còn có Tiến sĩ Xã-hội học và Đệ tam đẳng huyền đai Nhu-đạo (Viện Nhu Đạo Kadokan) ; nguyên giám đốc Nha Tuyên Úy PG Quân lực VNCH (1964), Giám đốc Võ đường Nhu-đạo QuangTrung; trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm, SG;

2- Cố HT Thích Thanh Kiểm (1920-2000) , quê Nam Định, xuất gia 15 tuổi; Tổng Vụ trưởng Hoằng Pháp Giáo hội PG.VNCH, 1963; như đã nói trên;

3- HT Thích Trí Quảng (sinh 1940, Saigon) , quê Saigon; xuất gia 12 tuổi, du học Nhật Bản 1963; Tiến sĩ Phật học Đại học Rissho năm 1971; hiện là Viện trưởng Học Viện PG tại TP/HCM; Tổng biên tập Báo Giác Ngộ.

Trong ba vị trên, HT Trí Quảng là vị túc tôn chuyên về kinh Pháp Hoa, như hòa thượng đã viết trong cuốn Lược Giải Kinh Pháp Hoa (tái bản lần thứ ba 1995 nxb TP/HCM) như sau:”Kinh Pháp Hoa đã ở trong tôi biến thành dinh dưỡng nuôi sống thân mạng của chính tôi.” (sđd. tr 2)

Kỳ sau: Ngài NHẬT LIÊN (1222-1288), Tổ sáng lập Đại học RISSHO, Nhật Bản, chuyên về Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.

ĐKP

CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU

भक्तिवेदन्तविद्यारत्न


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân