TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10của Pháp Hoa Kinh (bài 2)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10của Pháp Hoa Kinh (bài 2)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 13, 2021 8:59 pm    Tiêu đề: Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10của Pháp Hoa Kinh (bài 2)




Cảm niệm PHÁP SƯ, phẩm thứ 10 của Pháp Hoa Kinh

(tiếp theo)

Cũng theo GS Junjiro TAKAKUSU (sách đã dẫn, trang 199):

- Thời Hoa-Nghiêm, “Giáo lý được giảng trong thời kỳ này là Pháp tự chứng của Phật trong sự giác ngộ của Ngài, nghĩa là khai thị về sự giác ngộ của Ngài. Thính chúng không thể thấu triệt nổi và họ như câm như điếc.

- Thời Lộc-Uyển, “Nơi đây Ngài giảng các A-hàm nguyên thủy để khế hợp với những kẻ căn tính thấp kém. (...) Thời này cũng được gọi là thời Dụ dẫn, tức là thời kỳ mà mỗi người được dẫn dụ để đi đến giáo lý cao hơn”.

- Thời Phương-Đẳng, “Được gọi tên như thế, là vì đây là thời mà những người Tiểu thừa quy đầu sang giáo lý Đại thừa (Phương Đẳng = Vaipulya, tức triển khai).

- Thời Bác-Nhã, “Khi Kinh Đại Bát-nhã được giảng thuyết và mọi ý niệm biện biệt và chấp thủ đều bị loại bỏ quyết liệt. (...) được gọi là thời Đào-thải. (...) giáo lý về KHÔNG được giảng dạy nhưng chính KHÔNG lại bị phủ nhận. (...) thời này được gọi là thời Hội nhất thiết pháp, bác bỏ mọi phân tích và thống nhất chúng lại.

- Thời Pháp-Hoa, “hay còn gọi thời Niết-Bàn. Ở đây sự truy cứu hay phân tích và dung hợp về các học thuyết được giảng dạy. Quan điểm cho rằng ba thừa (Thanh văn, Độc giác và Bồ-tát thừa) có thể đạt được Thánh quả chỉ là một giáo thuyết tạm thời (khai) để cuối cùng cả ba đều được hợp nhất vào một thừa (hội). Như thế thời thứ năm đặc biệt được gọi là thời “khai hội”. Do đó, Pháp Hoa là giáo lý rốt ráo trong tất cả những giáo lý của Phật và là vua của tất cả các kinh.

********************************************************

Trước khi viết tiếp, mình muốn quí bạn & các em biết chút ít về GS Junjiro TAKAKUSU (1866-1945) - Cao Nam Thuận Thái Lang:

Các Phật tử thế giới nói chung và của Nhật Bản nói riêng đều biết ƠN Ngài, người đã biên tập và san định bộ ĐẠI CHÍNH TÂN TU ĐẠI TẠNG KINH, 100 quyển mỗi quyển 1000 (một ngàn) trang; đây là kho tàng văn hiến Phật giáo vĩ-đại nhất của thế giới còn truyền lại đến ngày nay. Tác phẩm Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo của ngài được Ban Tu thư Đại học lừng danh thế giới, Đại học Princeton, xuất bản năm 1944; và cũng là tác phẩm bắt buộc được tham khảo cho các luận án tiến sĩ triết học Phật giáo. Quí bạn & các em có thể tìm đọc tác phẩm nói trên của ngài mà HT Tuệ Sỹ đã dịch và đã được Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản từ thế kỷ trước (1969) sau này đến năm 2007 tái bản lại. Có dịp mình sẽ liệt kê các tác phẩm giá trị để lại cho đời của vị giáo sư người Nhật Bản kiệt xuất này.

(CÒN TIẾP)


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân