TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ôi buồn mà chi, Chopin
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ôi buồn mà chi, Chopin

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nhạc Ngoại Quốc
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sat Oct 24, 2020 10:11 am    Tiêu đề: Ôi buồn mà chi, Chopin




Ôi buồn mà chi, Chopin

Tôn Thất Tuệ

Chopin, trong Nam đọc gần tiếng Tây là “sô panh”, ngoài Bắc đọc là Chô bin; không biết người Ba Lan đọc ra làm sao. Chopin của chúng ta, Chopin của Tristesse, ôi buồn mà chi, thắc mắc mà chi, cho đau lỗ rún, xức thêm cù là, sinh ở Ba Lan, Pologne, Poland (March 1, 1810 - Oct 17, 1849). Thiên hạ biết nhiều qua tên Tây là Frédéric François Chopin. Thần đồng dương cầm Chopin lúc 7 tuổi đã viết một bài Polonaise.

Chàng ở thủ đô Varsovie 20 năm rồi qua Pháp, không bao giờ trở lui. Trên xứ Lục Giác nầy trong thời gian ngắn chàng có ân tình nặng với nữ văn sĩ George Sand chung sống trên một hòn đảo giữa Pháp và Spain, và là thời gian nhiều sáng tác nhất.

Sau đó cơm cháo, tương chao mỗi thứ đi một đường. Chopin vừa bệnh ho lao, vừa mắc nợ. Nhưng có người mắc nợ Chopin từ thuở nào, nhảy vô gánh. Jane Stirling, học trò lớn tuổi hơn, đã giúp Chopin thêm danh vọng trên xứ Scottland và trên đảo quốc Anh. Họ là những người bạn đúng nghĩa nhất. Chopin đã kém sức khỏe vì thời tiết trên hòn đảo Địa Trung Hải với George Sand, ông đã bị ám ảnh bởi thần chết và ông đã trở về Pháp để chết sau 18 năm sống xa quê.

Jane Stirling đã âm thầm trả hết các món nợ, lo ma chay cho Chopin, giúp tiền cho thân nhân từ Ba Lan qua dự đám ma. Jane mua mọi thứ Chopin để lại như dương cầm, bàn ghế đưa về Ba Lan làm bảo tàng viện. Jane lo sắp xếp các bản thảo. Nói chung Jane lo mọi di lụy của Chopin. Người ta thấy vậy bèn gọi Jane là quá phụ Chopin.

Chopin tuy nhập dân Pháp, dùng tên Pháp, không bao giờ tự cho mình là dân Gaulois, tuy cha ông là người Pháp qua Ba Lan sinh sống. George Sand vẫn còn chút máu Ba Lan, có lẽ tiền kiếp đã đưa nữ sĩ nầy đến với danh cầm cô đơn. Chopin vẫn cho mình là người Ba Lan.

Tinh thần quốc gia của ông được biểu hiện qua hai loạt bài polonaise và mazurka có nhịp quân hành, quen thuốc trong dân nhạc Ba Lan. Có người không cho Chopin là ái quốc vì âm nhạc của ông đi theo truyền thống từ Bach, Haydn, Beethoven để đến thời lãng mạng, đồng hội đồng thuyền với Brahms, Liszt, Schumann. Nhận xét dễ được chấp nhận ở đâu đó phía giữa.

Mazurka, polonaise không do Chopin đẻ ra, đã có từ lâu trong lịch sử âm nhạc Âu Châu. Sebastian Bach đã dùng. Nhưng ông đã viết theo đường lối bác học, rất khó, chỉ những danh thủ mới xoay xở được; đến độ người ta nghĩ chỉ có Chopin mới làm dược như vây. Chopin đồng thời tinh luyện những gia điệu luân vũ (valse) đưa từ đồng quê đến những thính phòng vương giả, ông vẫn giữ nét duyên dáng âm thầm không hào nhoáng như valse viennoise của Strauss (Dòng Sông Xanh). “Ái quốc” vì nhạc Chopin làm ấm lòng vô số người Ba Lan lưu vong sống ở Ấu Châu sau các cuộc nổi dậy chống đế quốc Nga thất bại. Polonaise Opus 40, theo ý kiến của danh cầm Rubinstein gồm phần 1 là vinh quang lịch sử của Ba Lan trong lúc phần hai là bi thảm tăm tối của quê nhà.

Chopin không thích trình diễn ở các hý viện lớn, ông thích khung cảnh đầm ấm của thính phòng. Do đó, không gian nội tâm (scope) của nhạc Chopin không bao la như của Mozart hay của các người đồng thời, Liszt, Brahms.

Vì vậy những sáng tác cho dàn nhạc lớn của Chopin không có tính cách vang vọng như Brahams; không "dậy, không bồng" như Mendelsohn. Nhạc Chopin lúc nào cũng có một giai điệu dễ và phần khai triễn rất khó. Do đó, hầu hết các buổi trình diễn hiện nay rất ít tính chất “Chopin”. Lý do thứ nhất là không khí trình diễn quá rộng lớn ảnh hưởng bầu máu nóng người trình tấu, không như các thính phòng ấm cúng mà Chopin hướng đến. Thứ hai thời nay thích nhịp nhanh và “đấm” nhiều quá (too much pounding)); thay đổi nhịp phách (tempo) thay đổi tính chất của tác phẩm. Những đĩa cũ của Horovitz, Rubinstein và trẻ hơn như Kissin cho thính giả thời gian và phương tiện nuốt niềm đau thương của Chopin trong polonaise opus 53.





Polonaise Opus 53


Polonaise Opus 40.1


Polonaise Opus 40.2


Fantaisie impromptu


Web Page Name

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nhạc Ngoại Quốc Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân