TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nghiên cứu hệ miễn nhiễm của Alpaca để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nghiên cứu hệ miễn nhiễm của Alpaca để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Fri Aug 21, 2020 11:54 am    Tiêu đề: Nghiên cứu hệ miễn nhiễm của Alpaca để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19

Nghiên cứu hệ miễn nhiễm của Alpaca
để chữa trị cho bệnh nhân Covid-19



Trong lúc đại dịch tiếp tục lây lan trên toàn cầu, các nhà khoa học Úc đang thực hiện một cuộc nghiên cứu tìm hiểu hệ miễn nhiễm của Alpaca để sử dụng chữa trị cho bệnh nhân Covid-19.

Alpaca có bộ lông xù rất dễ thương, nhỏ hơn những con lạc đà thường thấy trong sa mạc. Theo các nhà khoa học, chúng có thể giữ chìa khóa cho việc chữa trị coronavirus.

Phó Giáo sư Wai-Hong Tham là đồng giám đốc của bộ phận bệnh truyền nhiễm và miễn nhiễm của viện nghiên cứu Walter and Eliza Hall Institute (WEHI).

“Điều đầu tiên mọi người hỏi tôi từ khi có đại dịch là sao kháng thể của mấy con lạc đà của bà ra sao rồi.”


A 3D model of the sars-cov-2 spike protein, which researchers are injecting into alpacas to create antibodies. (Supplied: NIH)


Kháng thể của alpaca có tiềm năng chống lại Covid-19. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Nguyên tử và Công nghệ Úc (ANSTO) đã hợp tác với viện nghiên cứu WEHI để tìm hiểu khả năng sử dụng kháng thể của lạc đà trong việc chữa trị Covid-19.

Đây không phải là đi tìm vaccine mà là giúp cho cơ thể chống lại coronavirus. Phó Giáo sư Tham nói nếu thành công sẽ giúp được rất nhiều người cao niên.

“Chúng tôi không bào chế vaccine. Chúng tôi nghiên cứu liệu pháp kháng thể, tức đưa kháng thể chống virus vào cơ thể bệnh nhân. Chúng ta biết vaccine là quan trọng nhưng điều quan trọng nữa là cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng. Đa số cơ thể của chúng ta đều có khả năng này, nhưng một số không có khả năng chống lại nhiễm trùng một cách hữu hiệu. Trong trường hợp đó chúng ta đưa vào kháng thể mà cơ thể cần. Liệu pháp này có thể sử dụng trong các cơ sở chăm sóc cao niên như là một biện pháp phòng ngừa cũng được.”


Blood samples drawn from alpacas contain virus-binding nanobodies that could confer passive immunity in humans and help fight a COVID-19 infection. Photo by Ben Corwin, Research Communications


Các nhà nghiên cứu tiêm virus Sars-CoV-2 cho lạc đà để thu lượm các mảnh nhỏ kháng thể đang tạo ra phản ứng miễn nhiễm, rồi đưa vào cơ thể bệnh nhân, để giúp cơ thể chống lại virus.

Giáo sư Michael James chuyên về phân bào tại viện nghiên cứu Australian Schyncrotron giải thích tại sao alpaca lại được dùng đến trong cuộc nghiên cứu này.

“Alpaca có hệ miễn nhiễm rất đặc biệt. Khi ta bị nhiễm vi khuẩn, hệ miễn nhiễm của chúng ta sẽ tạo ra kháng thể để tiêu dịêt kẻ lạ. Alpaca lại tạo ra thêm một sản phẩm phụ của kháng thể gọi là nanobody. Chúng có vẻ thu hút vi khuẩn đang xâm nhập cơ thể rất tốt. Chúng tôi tìm hiểu xem các sản phẩm phụ kháng thể của lạc đà hoạt động thế nào để bào chế thuốc chữa trị các loại nhiễm vi khuẩn như Covid-19.”



Sử dụng những kỹ thuật phân bào tối tân nhất Giáo sư Tham cho biết toán nghiên cứu bắt tay vào việc ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch, với kết quả ban đầu có nhiều hứa hẹn.

“Chúng tôi bắt đầu làm việc từ tháng Ba, đến tháng Sáu thì chính phủ tài trợ cho dự án này cùng với 5 dự án tương tự. Hiện chúng tôi đã có thể thu được kháng thể của lạc đà đang chống coronavirus. Chúng tôi thấy cơ thể lạc đà phản ứng rất tốt. Nay thì chúng tôi nhân các gen sản xuất sản phẩm phụ kháng thể của lạc đà. Chúng tôi đã nhận dạng được một số gen có khả năng đó trong cơ thể lạc đà.”



Cách thức hoạt động của kháng thể alpaca đầu tiên được lưu ý đến vào năm 2002 khi các nhà khoa học tìm cách đối phó với dịch SARS.

Giáo sư James rất tự hào với công việc của toán nghiên cứu làm việc trong điều kiện phong tỏa ở Victoria như hiện nay.

“Mặc dù Melbourne đang bị phong tỏa giai đoạn 4 nhưng chúng tôi vẫn hoạt động dù với ít nhân sự hơn, do phần lớn phải làm việc từ nhà. Tôi vô cùng hãnh diện về toán nghiên cứu đang tận tụy tìm cách chống lại Covid.”



Khi mà số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã vượt qua 20 triệu, với 736.000 người thiệt mạng, các nhà khoa học trên thế giới chạy đua với thời gian. Sau này nhìn lại các nhà khoa học như toán nghiên cứu của Phó Giáo sư Tham sẽ cảm thấy tự hào đã góp phần cứu mạng người.

“Thực là vinh dự cho chúng tôi có thể làm việc trong dự án như thế này, cùng làm việc với cộng đồng khoa học ở Úc và cùng chia sẻ với khắp thế giới thực là phấn khởi.”


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân