TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bộ Tự-Điển Việt-ngữ vĩ đại nhất từ xưa đến nay
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bộ Tự-Điển Việt-ngữ vĩ đại nhất từ xưa đến nay

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jul 06, 2020 4:11 am    Tiêu đề: Bộ Tự-Điển Việt-ngữ vĩ đại nhất từ xưa đến nay



Bộ Tự-Điển Việt-ngữ vĩ đại nhất từ xưa tới nay

      Bộ tự-điển Việt-ngữ vĩ đại nhất từ trước đến nay

      Xin thưa đó là VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN của Lê-Văn-Đức & cùng một nhóm văn-hữu soạn), Lê-Ngọc-Trụ hiệu đính; nhà sách Khai Trí 62; Đại lộ Lê-Lợi, Saigon xuất bản lần đầu tiên 1970 (tại nhà in Văn Hữu - 28c đại lộ Lê-Lợi, Saigon, 3000 quyển toàn in trên giấy trắng hảo hạng xong ngày 08-7-1970, GPXB số 1417 BTT/PHNT ngày 09-4-1970).

      Sau đây chúng tôi xin chép lại nguyên văn vài đoạn quan trọng trích từ bài: MỘT CÔNG TRÌNH VĂN HÓA ĐÁNG GHI: Bộ Việt-Nam tự-điển của ông Lê Văn Đức viết bởi Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) đăng trên tạp chí Bách Khoa số 334 từ trang 31 đến 38 phát hành ngày 01/12/1970.

      Học giả Nguyễn Hiến Lê đã khen ngợi bộ tự-điển này như sau, xin trích vài đoạn):

      ***********************************************
      Ông Lê Văn Đức cùng một nhóm văn hữu bỏ ra mười năm soạn một bộ Việt-Nam tự-điển, ông Lê Ngọc Trụ hiệu đính, và nhà Khai Trí in mất trên ba năm, mới phát hành được độ nửa tháng nay. Chỉ coi khổ sách, số trang, số hàng trong mỗi trang, chúng ta cũng thấy công phu biên tập gấp ba gấp bốn những bộ đã ra trong ba chục năm nay, cả ở hai miền, tôi muốn nói những bộ:

      - Việt-Nam tự-điển của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản vào khoảng 1939 hay 1940, năm ngoái nhà Mặc âm in lại lần nhì. (Dưới đây tôi sẽ gọi tắt à bộ K.)
      - Tự-điển Việt-Nam phổ-thông của Đào Văn Tập, nhà Vĩnh Bảo xuất bản năm 1951, chưa tái bản lần nào. (Gọi tắt là bộ T.)
      - Từ-điển tiếng Việt, nhà Khoa học Xã hội xuất bản ở Hà Nội năm 1967. (Gọi tắt là bộ H: Hà Nội).
      Hai bộ trên chỉ gồm khoảng sau bảy trăm trang, bộ dưới gồm 1160 trang nhỏ; còn bộ của ông Lê Văn Đức (sẽ gọi tắt là bộ Đ) dày 3515 trang.

      NỘI DUNG
      Toàn bộ hai quyển: quyển thượng từ A đến L, quyển hạ từ M tới X. Mỗi quyển chia làm ba phần:
      - Phần thông thường (cả thượng lẫn hạ gồm 1865 trang).
      - Phần Tục ngữ, Thành ngữ, Điển tích (cả thượng lẫn hạ gồm 376 trang: 8000 thành ngữ; 2000 tục ngữ).
      - Phần Nhân danh, Địa danh, Thư danh (cả thượng lẫn hạ gồm 273 trang).
      Bộ K chỉ ghi một số ít nhân danh, địa danh.
      Bộ T không ghi (ông Đào Văn Tập hứa soạn riêng một bộ về phần Sử Địa nhưng chưa kịp làm).
      Bộ H cũng không ghi (có lẽ vì vậy mà gọi là Từ điển tiếng Việt).
      Bộ K có mục Văn liệu, Bộ Đ trong phần Thông thường, không có riêng mục Văn liệu, nhưng cũng dẫn nhiều ca dao, thơ.
      Bộ Đ chỉ kém bộ K ở mỗi điểm: không in chữ Hán, hai bộ kia cũng vậy. Nhưng tôi nghĩ việc đó cũng chẳng cần thiết.)
      Ngay trong phần THÔNG THƯỜNG, bộ Đ cũng đầy đủ hơn cả. Tôi xin lấy hai thí dụ (...)
      (...) Mở một bộ tự điển ra thì có thể tra liên miên suốt ngày được. Mục đích của tôi trong đoạn này chỉ là chứng tỏ nội dung phong phú của bộ Đ so với ba bộ kia.
      (...)
      Bây giờ tôi xin xét về cách định nghĩa. Soạn từ điển, công việc định nghĩa quan trọng nhất mà cũng là khó nhất. Ở trên chúng ta thấy ông Lê Văn Đức giải thích nhiều khi rất minh bạch, đầy đủ, chẳng hạn về các loài cây, về các công việc trong mỗi nghề.
      (...)

      TRÌNH BÀY
      Tôi để vấn đề này lại sau cùng vì muốn góp ý kiến với các nhà soạn từ-điển (nhất là Ủy ban Điển chế Văn tự) và độc giả về ít nguyên tắc, chứ không xét riêng về bộ của ông Lê Văn Đức.
      (...)
      Phe chủ trương dùng gạch nối và phe chủ trương không, đều có những lý do có thể chấp nhận được. Nhưng chúng tôi nghĩ muốn dùng gạch nối thì nên đưa ra những nguyên tắc khi nào dùng gạch nối, và như vậy, trước hết phải định nghĩa thế nào là một từ đã...
      (...)
      Còn nhiều vấn đề khác nữa, bàn cho hết thì dài dòng lắm, chúng tôi xin phép độc giả ngừng bút. Tôi xin nhắc lại: Ông Lê Văn Đức và nhà Khai Trí quả là thiết tha với tiếng Việt, nên mới chịu hi sinh rất nhiều, người công, kẻ của, để tặng chúng ta bộ Tự điển đó.
      Ở miền Nam này, chính trong những hoàn cảnh gay go, tư nhân cơ hồ như lại càng gắng sắc; điều đó thật đáng mừng. Tôi mong rằng Ủy ban Điển chế Văn tự của chính quyền gồm 40 vị làm việc đã bốn năm nay, vài năm sẽ công bố kết quả để chúng ta có được một bộ tự điển đầy đủ ít gì cũng gấp bốn gấp năm bộ của ông Lê Văn Đức.

      Sài Gòn ngày 15-11-1970
      Nguyễn Hiến Lê

      ***********************************************
   
 Sau đây là phần GHI THÊM của Đỗ-Kim-Phụng.

      - Trong bài trên, lý ra tác giả NHL phải kể thêm Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị, nxb Thời Thế, Saigon, 1951 với 1670 trang khổ 13x19cm. Đến năm 1964 nhà sách Khai Trí in lại với GP số 3734 BTT/BCB/XB ngày 19-12-1964 dày 1538 trang, khổ 13 x 21 cm. Nhưng có lẽ e ngại, vì lúc đó (1970) Thanh Nghị đang còn ở trong “bưng”, phó chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân chủ Hòa bình trong Mặt trận GPMN của Nguyễn Hữu Thọ ; sau 30/4/1975 Thanh Nghị (1917-2016) mới về Saigon.

      - Hình như học giả Nguyễn Hiến Lê không có chân trong Ủy ban Điển chế Văn tự của Bộ Văn hóa & Giáo dục VNCH, hoạt động trong Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hóa của Mai Thọ Truyền (1905-1973). Tổng thư ký của Ủy ban này là học giả Nguyễn Duy Cần (1907-1998), GS thực thụ Đại học Văn khoa Saigon. Hồi đó, mấy bậc đàn anh (giảng viên Văn khoa) nói với đàn em rằng hai vị này như mặt trời & mặt trăng với lý do tế nhị!

      - Muốn tải hình bìa của cuốn tự điển vĩ đại này và cuốn tự điển Việt-Nam tự-điển của Hội Khai Trí Tiến Đức nhưng loay hoay mãi không được (vì quá dở về laptop). Mấy lần trước có nhờ Diệu Huyền và Mây Tím, lần này thì sợ làm phiền hai em quá.

      Tây đô, chiều July 06th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân