TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BỖNG NHỚ ĐẾN THẦY
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BỖNG NHỚ ĐẾN THẦY

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Jun 21, 2020 5:50 am    Tiêu đề: BỖNG NHỚ ĐẾN THẦY



BỖNG NHỚ ĐẾN THẦY


      MƯỜI thân mến,

      Mười hỏi anh bây giờ thầy Nguyễn Thái Long, cựu giáo sư môn Sử-Địa trường xưa Duy Tân đang ở đâu? Anh đang ở VN, Mười đang sinh sống tại Mỹ mà thầy LONG - theo như bài ông viết lúc đó, 10-11-2008 - đang ở Sacramento, USA. Bây giờ đã 12 năm rồi thì làm sao mà biết! Thôi thì cứ để kỷ niệm ngày xưa như nước chảy trôi qua cầu vậy... Hơn nữa Thầy bây giờ cũng đã vào tuổi trên 80 rồi, trò thì nhớ thầy nhưng thầy khó mà nhớ đến trò vì quá đông chưa kể tuổi tác có thể ảnh hưởng phần nào đến bộ não. Mười có thể nhớ câu này:

      Năm năm sáu tháng bảy ngày,
      Tám giờ chín phút đợi ngày... vãng sinh!
      (Tuổi 50 mạng sống tình bằng Năm; tuổi 60 mạng sống tính bằng Tháng; tuổi 70 tính bằng Ngày; tuổi 80 tình bằng Giờ; còn tuổi 90 thì tính bằng  PHÚT ! Đó là cách tính theo người Việt chúng mình trong nước, chứ không dám kể người Việt hải ngoại đâu nhé, vì có thể đời sống xứ Tây khác xứ ta mà!)

      Vả lại, như anh đã nói từ lâu, VIẾT CHO HẬU DUỆ mà. Thấy những gì HAY & ĐẸP của các DANH NHÂN thế hệ cha anh, phải ghi lại cho con cháu Lạc Hồng.
      Vì thế, cách mấy ngày anh tình cờ thấy bài viết dưới đây không rõ viết khi nào trên NET với chủ đề về GS Lê Văn Thới (1917-1983) – em biết mà! Không biết ai là tác giả, nhưng đọc xong anh thấy kẻ viết bài có vẻ muốn NÓI TỐT GS Lê Văn Thới mà NÓI XẤU GS LÊ NGỌC TRỤ (1909-1979). Anh nghĩ rằng Thuần Phong Ngô Văn Phát (1910-1983) không bao giờ viết một bài như thế! Anh tức giận lắm!
      Anh xin chép lại nguyên văn như sau; những chữ có gạch dưới và in đậm là do anh muốn lưu ý độc giả. Đọc xong em và các độc giả suy nghĩ gì.

      ***********************************************
      TRI ÂM AI ĐÓ
      Bài viết sau đây là của nhà văn hóa Thuần-Phong Ngô-văn-Phát, giảng sư ĐHVH SG, Ông Thuần-Phong viết về một buổi làm việc của Ủy ban điển chế danh từ khoa học mà G. s. Chủ-tịch trong bài là giáo sư LÊ VĂN THỚI.

      Giáo sư thực thụ LÊ VĂN THỚI, người Gò Dầu, Tây ninh, là Tiến sĩ hóa học tốt nghiệp tại PHÁP, là cựu học sinh Petrus Ký SG, là nguyên viện trưởng viện Đại học Saigòn cho đến năm 1963. Giáo sư đã từng đảm nhận chức Giám đốc Trung tâm nguyên tử ĐA LAT. Sau ngày này (1963), Giáo sư chọn niềm vui mới cho mình bên cạnh công tác giảng dạy tại trường ĐHKHSG là dồn nổ lực của mình vào niềm tin "văn hoá", chỉ có văn hóa là muôn đời, con đường giáo sư chọn là hình thành "nhóm tự nguyện" với sự giúp đở của Bộ Quốc gia Giáo dục thời VNCH, làm sao có thể tạo ra qua dịch thuật những từ mới có tính cách chính quy, họp thức mà ngôn ngữ Việt cần dung nạp vào các lãnh vực khoa học, nghệ thuật..., làm sao và cách nào để tạo ra từ mới mà mọi người đều có thể vui vẻ dung nạp nó một cách tâm phục khẩu phục. Giáo sư theo đuổi công trình này cho đến lúc mất dù nơi công khai hay chỗ riêng tư.

      Giáo sư LÊ VĂN THỚI là Trưởng Ủy Ban Điển chế Danh từ khoa học, ủy ban này là nơi tập hợp các giáo sư đầu ngành thuộc viện ĐH SG (nay vẫn còn nhiều vị giáo sư còn sống là Trần Ngọc Ninh, Học Canh, Nguyễn Chung Tú, Phạm hoàng Hộ...), nơi gặp gở giữa các nhà khoa học, các nhà Hán học, các học giả danh tiếng, các giáo sư Văn khoa xuất phát từ các nguồn đạo tạo khác nhau.

      Trong phiên họp ngày 22-1-1974, sau khi Ủy-ban đã thảo-luận rốt-ráo về những từ ngữ Hán-Việt thuộc về căn lý mà Ủy-ban đã chấp thuận đem dịch những danh-từ Pháp-ngữ [i]raison, logique, moral [/b]v. v., G. s. Chủ-tịch lặp lại ý muốn ghi lại thành bài những cuộc hoạt động lý-thú của Ủy-ban để đăng vào Nội-san. G. s. Chủ-tịch đã từng bày tỏ ý muốn đó trong nhiều phiên họp và quí vị ủy-viên vẫn biểu-thị tán-thành. Kỳ thật, ý muốn đó rất là chánh-đáng và việc làm vốn là cần-thiết, vì bài tường-thuật các cuộc thảo-luận chẳng những phản-ảnh được nguyên-tắc và phương-pháp làm việc của Ủy-ban, mà còn thị-hiện được sức cố-gắng, tinh-thần hợp-tác, kiến-thức uyên-bác và thiện-chí thành-tâm của những vị tận-tụy cùng chức-vụ. G. s. Chủ-tịch tin chắc rằng ai cũng quan-niệm như vậy, chỉ hiềm vì ai cũng vướng-bận trăm công nghìn việc, không được rảnh tay.
      G. s. Chủ-tịch day qua Tiểu-ban Văn-học, mỉm cười:
      - Bây giờ chúng ta đang dịch danh-từ Văn-học, vậy các Cụ cố-gắng viết cho ít bài.

      [b]G. s. Lê Ngọc Trụ đang tra từ-điển chữ Hán. G. s. Nghiêm-Toản với tôi nhìn nhau.

     Chúng tôi chưa kịp đáp-ứng, G. s. Chủ-tịch lại ngó tôi ; tôi không giấu được ngần-ngại:
      - Tôi xin hết lòng cảm ơn G. s. Chủ-tịch chiếu-cố đến. Phận tôi cảnh nhà đơn-chiếc thêm công việc đa-đoan, nên từ ngày Ủy-ban xét đến danh-từ Văn-học dĩ chí hôm nay, tôi chỉ rán viết được hai bài. Tôi cũng muốn viết thêm, nhưng tôi lấy làm e-ngại.
      G. s. Chủ tịch tỏ vẻ ngạc nhiên:
      - E ngại? Sợ đụng chạm?
      G. s. Chủ-tịch đón trúng tâm-lý tôi, lại tiếp:
      - Cụ sợ mất lòng, vì phải kể tên quí-vị ủy-viên? Nếu phải kể tên quí vị giáo-sư có phát-biểu ý-kiến, tôi tưởng cũng không có chi mất lòng ai, bởi vì sự thật quí vị ấy đã có góp ý.

      ---------------------------------------------------------------
   
 Cái lối viết trên đây làm anh nhớ lại mấy câu “ca dao” xuất hiện sau tháng 4/1975:

      [i]Người khôn chỉ nói lập lờ,
      Để cho thằng dại nửa ngờ nửa tin.
      Người khôn chỉ nói nửa chừng,
      Để cho thằng dại nửa mừng nửa lo.


      Anh xin được nói lên cảm nghĩ của mình về bài viết nói trên:

      1. Cố nhiên ai ai cũng biết ở thời đệ Nhị VNCH một cơ quan mới được thành lập, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc trách Văn hóa và giao cho cụ Chánh Trí MAI THỌ TRUYỀN (1905-1973) một nhân sĩ và cư sĩ Phật giáo lỗi lạc mà những ai là hòa thượng, thượng tọa PG và học giả đều phải mang ơn và kính nể Ngài (xây dựng chùa Xá-Lợi ở thủ đô Saigon và Giảng đường Chánh Trí ở thủ đô miền Tây, Cần Thơ). Ngài đã làm được rất nhiều công trình to tát cho quốc gia & dân tộc khi đảm nhiệm chức vụ khó khăn này, như: Xây dựng Tổng Thư viện Quốc gia (nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp TP/HCM), xúc tiến việc thành lập Văn khố quốc gia và Nhà văn hóa, thành lập và đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Điển chế văn tự, lập Ủy ban dịch thuật và xuất bản các sách Hán Nôm quý hiếm, thành lập Chi nhánh Bảo tồn Cổ tích Huế. (Nguồn: Wikipedia)

      2. Và tất cả những ai có hiểu biết, đều rõ rằng Ủy Ban Điển-chế Văn-tự không phải chỉ có riêng Ủy ban điển chế danh từ khoa học của Lê Văn Thới mà có nhiều Tiểu ban trực thuộc (kể ra chi cho dài dòng). Chỉ cần đọc đoạn thứ hai thì mới thấy kẻ viết có lẽ “tào lao” khi kê vào các thuật ngữ triết học (raison, logique, moral v. v) ; có liên quan gì đâu với danh từ khoa học?! (lý trí, luận lý, đạo đức). Quí bạn & hậu duệ có thể đọc thêm bài của GS NGUYỄN DUY CẦN (1907-1998), Tổng Thư-ký Ủy-ban Điển-chế Văn-tự, viết về Lê Ngọc Trụ, Trưởng Ban Ngôn-ngữ của Ủy-ban Điển-chế Văn-tự trong cuốn TẦM-NGUYÊN TỰ-ĐIỂN VIỆT-NAM, nxb TP/HCM, 1993, của Lê-Ngọc-Trụ.

      3. Rồi hãy đọc hết đoạn cuối, ta thấy rõ ràng kẻ viết muốn “phỉ báng” nhà ngữ-học danh tiếng LÊ NGỌC TRỤ, cố Giáo sư Diễn giảng Đại học Văn khoa SG, với câu: G. s. Lê Ngọc Trụ đang tra từ-điển chữ Hán. G. s. Nghiêm-Toản với tôi nhìn nhau.. Thật là “lố-bịch”! Còn cố lôi GS NGHIÊM TOẢN (1907-1975) vào để làm gì?! Ngài cũng là Giáo sư Diễn giảng, Trưởng Ban Việt Hán, Đại học Văn khoa SG. (Xin quí bạn & hậu duệ đọc lại bài BỐN VỊ GIÁO SƯ KHẢ KÍNH CỦA ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAIGON ở mục “Tôn Sư Trọng Đạo”, để biết về các Ngạch Trật của các giáo sư đại học thời VNCH).

      TÂY ĐÔ, chiều mưa,
      Chủ nhật, 21-6-2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân