TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Sun Apr 26, 2020 3:56 pm    Tiêu đề: Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi

Tác hại của virus corona không chỉ ở phổi

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Mount Sinai, New York, cầm bảng yêu cầu có thêm trang bị bảo vệ cá nhân để được an toàn trong việc chữa trị bệnh nhân COVID-19 (hình chụp ngày 3/4/2020).


Giữa lúc virus corona lây lan trên toàn thành phố New York vào cuối tháng 3, bác sĩ tại Bệnh viện Mount Sinai nhận thấy có điều lạ trong máu bệnh nhân.

Dấu hiệu máu đặc lại và những cục máu đông trong những bộ phận của cơ thể được bác sĩ các chuyên ngành khác nhau phát giác. Điều này có thể trở thành một trong những cách đáng báo động mà virus tàn phá cơ thể con người, khi bác sĩ ở đây và những nơi khác bắt đầu nhận ra.



Tại Mount Sinai, các bác sĩ về thận nhận thấy đường lọc máu trong thận bị nghẽn. Bác sĩ về phổi khi theo dõi bệnh nhân COVID-19 thở bằng máy có thể thấy một phần phổi không có máu một cách lạ lùng. Bác sĩ giải phẫu thần kinh thấy nhiều bệnh nhân bị tai biến mạch máu óc vì cục máu đông, tuổi của nạn nhân trẻ hơn, với ít nhất một nửa xét nghiệm dương tính với virus.


Resident doctor Kelvin Lou attends to a patient in a COVID suspect room in the COVID-19 intensive care unit at St. Paul's hospital in downtown Vancouver, British Columbia on April 21. (Jonathan Hayward/The Canadian Press via AP)


Trong một cuộc phỏng vấn bác sĩ giải phẫu thần kinh J. Mocco nói một số bác sĩ nghĩ COVID-19 gây nhiều bệnh hơn là chỉ có bệnh phổi. Trong một số trường hợp, bác sĩ Mocco nói tai biến mạch máu óc là triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân COVID-19 trẻ.



Vào lúc các bác sĩ chuyên ngành khác nhau nêu nhận xét của họ, các bác sĩ đưa ra một lối chữa trị mới. Bệnh nhân bây giờ được nhận thuốc loãng máu liều lượng cao ngay cả trước khi có bằng chứng máu đóng cục xuất hiện.

Phương pháp mới không áp dụng cho một vài bệnh nhân có nguy cơ cao vì thuốc làm loãng máu có thể đưa đến chảy máu óc và những bộ phận khác.

Trong 3 tuần bắt đầu vào giữa tháng Ba, bác sĩ Mocco thấy có 32 bệnh nhân tai biến mạch máu óc với những vùng máu đông lớn trong óc, gấp đôi con số bình thường trong giai đoạn này.



Năm người trẻ, dưới 49 tuổi, không có yếu tố nguy cơ rõ ràng về tai biến mạch máu óc, “thật là bất thường,” ông nói. “Rất bất bình thường,” người trẻ nhất mới 31 tuổi.

Ít nhất một nửa trong số 32 bệnh nhân xét nghiệm dương tính với COVID-19, bác sĩ Mocco nói.

Bác sĩ Hooman Poor, chuyên viên về phổi của Mount Sinai, làm việc ca khuya với 14 bênh nhân thở bằng máy. Ông nhận thấy phổi của họ dường như không bị cứng, như thường thấy trong bệnh sưng phổi, thay vào đó máu dường như không luân lưu thông thoáng qua phổi trong mỗi hơi thở.

Trong đêm đó bác sĩ Poor gặp bác sĩ thận và được biết ống lọc nước tiểu thường bị nghẹt vì cục máu đông.


A CT Scan of a heart from a man in his 30s, tested positive for coronavirus, with a massive saddle embolus in the pulmonary arteries. Dr. Siyab Panhwar


Ông Reich, giám đốc bệnh viện, nói với bác sĩ Poor về tai biến mạch máu óc gia tăng theo nhận xét của bác sĩ Mocco và nói rằng hai bác sĩ này cần họp lại ấn định ngày thảo luận với người đứng đầu các ban khác trong bệnh viện.

Vào lúc các khu trong bệnh viện tràn ngập bệnh nhân COVID-19, các bác sĩ Mount Sinai đọc tài liệu mô tả phát giác tương tự của các bác sĩ tỉnh Hồ Bắc và những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề, và thảo luận với các đồng nghiệp bằng điện thoại hay trên mạng.

Tại bênh viện Trường đại học Thomas Jefferson, Philadelphia, bác sĩ Pascal Jabbour bắt đầu thấy tai biến mạch máu óc gia tăng tương tự trong số các bệnh nhân COVID-19. Cách thức máu các bệnh nhân đông lại khiến ông liên tưởng đến những điều kiện đông máu tại các chứng bệnh như lupus hay một số bênh ung thư.



Tại Boston, Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess bắt đầu thí nghiệm lâm sàng để xem thuốc tPA, một loại thuốc chống đông máu, có thể giúp bệnh nhân nguy kịch vì COVID-19 hay không.

Cục máu đông có thể phát sinh từ những người bệnh nặng và bất động một thời gian dài khi thở bằng máy, nhưng các bác sĩ nói rằng vấn đề dường như xuất hiện sớm hơn đối với bênh nhân COVID-19, hậu quả trực tiếp của virus.


Các bệnh viện đang tăng cường chăm sóc bệnh nhân để ngăn ngừa cục máu đông có thể gây ra tử vong.


Tại Mount Sinai, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thường nhận được thuốc làm loãng máu heparin với liều lượng thấp. Theo phương pháp mới, liều lượng cao hơn thuốc heparin thường được dùng để làm tan cục máu đông sẽ được cho bệnh nhân uống trước khi phát giác cục máu đông.

Cách chữa trị này hiện đang được dùng thêm cùng với huyết tương giàu kháng thể của những bệnh nhân COVID đã bình phục hay các thứ thuốc thí nghiệm khác.

Hiệp hội Nghiên cứu Huyết học Hoa Kỳ cũng ghi nhận máu bị đóng cục. Họ nói, trong bảng hướng dẫn cho bác sĩ, rằng ích lợi của lối chữa trị làm loãng máu áp dụng cho các bệnh nhân COVID-19 chưa có dấu hiệu có những cục máu đông “hiện chưa biết được.”

theo Reuters
Nguồn: voa

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân