TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Có phải chích ngừa lao phổi (Tuberculosis) giúp ngăn ngừa Covid-19 không?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Có phải chích ngừa lao phổi (Tuberculosis) giúp ngăn ngừa Covid-19 không?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Tue Apr 14, 2020 9:35 am    Tiêu đề: Có phải chích ngừa lao phổi (Tuberculosis) giúp ngăn ngừa Covid-19 không?

Có phải chích ngừa lao phổi (Tuberculosis)
giúp ngăn ngừa Covid-19 không?



Các nghiên cứu cho thấy vaccin BCG tăng cường hệ miễn dịch và các quốc gia chích vaccine lao phổi có tỉ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn.



1. Chích ngừa lao phổi BCG là gì?

– Vaccine Bacillus Calmette-Guérin (BCG) là vaccine dùng để ngăn ngừa bệnh lao phổi từ năm 1921, trở thành quy mô từ năm 1974. Ước tính việc dùng vaccine lúc mới sinh ra đã giúp ngăn ngừa 117.132 tử vong trong vòng 15 năm đầu (1). BCG vaccine còn được dùng trong ngăn ngừa bệnh phong cùi (leprosy), và đóng góp vào việc giảm tỉ lệ tử vong do mọi lý do ở trẻ em.



– Việt Nam là một trong những nước chích BCG nhiều nhất do bệnh lao phổi vẫn còn thông thường tại Việt Nam. Ước tính của USAID cho thấy khoảng 180.000 người Việt Nam đang mắc bệnh lao phổi (active TB) và khoảng 17.000 người chết mỗi năm do căn bệnh này (2). Vùng Đông Nam Á là một trong những tâm dịch của lao phổi, chiếm khoảng 46% tỷ lệ lao phổi toàn cầu với hơn 10 triệu người mắc bệnh.



– Vaccine BCG là vaccine dùng vi khuẩn lao phổi đã bị làm yếu (live attenuated) (3). Việc này giống như đưa một con gấu (vi khuẩn lao phổi) đã bị yếu và không còn khả năng tấn công vào cơ thể cho hệ miễn dịch nhận ra và tập đánh con gấu (yếu) này, lần sau khi con gấu thật (vi khuẩn lao phổi khỏe mạnh) vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ nhận ra.



2. Vaccin BCG giảm tỉ lệ tử vong cho trẻ em, tăng cả hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được

– Trong những năm đầu chích vaccin BCG cho trẻ em, các nước ghi nhận giảm được tỉ lệ tử vong ngoài bệnh lao phổi. Đến năm 2016, một nghiên cứu trên BMJ (4) cho thấy chích vaccine giảm tử vong Risk Reduction 0.7 (nhỏ hơn 1 là giảm). Chích ngừa BCG có thể tăng hệ miễn dịch (cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được). Nghiên cứu năm 2014 từ Hà Lan cho thấy chích BCG có thể tăng khả năng của miễn dịch bẩm sinh và thu được thông qua các cơ thế kích thích khác nhau (5).



– Điển hình hơn, nghiên cứu năm 2019 từ Chile cho thấy các tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh gồm tế bào giết tự nhiên (Natural Killer Cell) và thực bào Monocyte tăng khả năng “nhớ mặt” các vi khuẩn khác ngoài vi khuẩn lao thông qua tăng liên kết với các tế bào T và B cell (hệ miễn dịch thu được) bằng các liên kết (interleukin) hoạt động tốt hơn.

– Nếu xem hệ miễn dịch là quân đội một quốc gia, các nhánh hải lục không quân là miễn dịch bẩm sinh (khi gặp quân thù là đánh) trong khi tình báo quân đội, mạng lưới tin tức là miễn dịch thu được (vào cuộc chiến rồi mới phân tích học hỏi quân địch). Nói đơn giản là thông qua tập trận (chích vaccin BCG) thì cả hải lục không quân và tình báo làm việc tốt hơn, dẫn đến phòng thủ quân địch tốt hơn.



3. Quan sát cho thấy tỉ lệ tử vong vì Covid-19 tại các nước không có chích BCG cao hơn các nước có chích ngừa BCG

– Dữ liệu từ worldometer cho thấy các nước châu Âu (không chích BCG) có tỉ lệ tử vong và số người chết vì Covid-19 cao hơn so với các nước châu Á. Điển hình là Ý 12%, Pháp 7.6%, Anh 12% (không chích BCG) so với Nhật 2.3%, Đại Hàn 1.7%, Trung Cộng 4%.

– Tuy nhiên, không nên vội kết luận là chích BCG dẫn đến tỉ lệ tử vong thấp hơn do tỉ lệ tử vong ở Covid-19 ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hệ thống y tế các nước, cách đề phòng dịch, tuổi trung bình mắc bệnh, và nhiều yếu tố khác như việc trung thực trong khai báo con số (Bắc Hàn không có người nào bị mắc Covid-19?? trong khi kế bên Trung Cộng và Đại Hàn)


Vết thẹo để lại sau khi chích ngừa vaccine BCG và smallpox


– Nhưng có mối quan hệ rõ giữa hệ miễn dịch khỏe mạnh và tỉ lệ tử vong ít. Chúng ta điều biết khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 sẽ tự khỏi do có hệ miễn dịch tốt hơn (trẻ hơn, ít tuổi hơn và ít có bệnh nền hơn). Vì vậy, có khả năng chích ngừa BCG có thể tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp bệnh nhân chống chọi Covid-19 tốt hơn.


Tại Úc, trên 4170 nhân viên y tế dùng vaccin BCG để phòng ngừa bệnh Covid-19


4. Úc đã bắt đầu nghiên cứu lâm sàng dùng BCG để thử ngừa Covid-19

– Vaccine BCG khá an toàn và được sử dụng nhiều nơi trên thế giới, theo thống kê của WHO (6). Sau khi các nghiên cứu chỉ ra tác dụng của BCG trên hệ miễn dịch thì nhiều nước (là những nước ít có chích vaccin BCG) đã thí nghiệm chích BCG để xem khả năng phòng ngừa Covid-19.



– Tại Úc, viện Murdoch Childrens Research Institute từ tháng 3, đang thí nghiệm giai đoạn 3, nghiên cứu nhóm đối chứng RCT, trên 4170 nhân viên y tế dùng vaccin BCG để phòng ngừa bệnh Covid-19 (7). Đây là một trong những nghiên cứu lớn nhất nhóm đối chứng ngẫu nhiên trong nghiên cứu Covid-19.

BS. Huynh Wynn Tran
Nguồn: saigonnhonews.com


Tham khảo:

1.1_BCG_report_revised_version_online.pdf

2.TuberculosisFactSheet_Eng.pdf

3.bcg-vaccine

4.bmj.i5170

5.S1044532314000888

6.vaccine_safety

7.NCT04327206

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân