TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - COVID-19 làm gì trong cơ thể ta?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

COVID-19 làm gì trong cơ thể ta?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Mar 13, 2020 2:50 pm    Tiêu đề: COVID-19 làm gì trong cơ thể ta?

COVID-19 làm gì trong cơ thể ta?

Doctors examined a patient’s lung scans at a hospital in Hubei province last month.Credit...Agence France-Presse — Getty Images


Khi các trường hợp lây nhiễm coronavirus nở rộ khắp thế giới và chính phủ nhiều nước đang dùng đến những biện pháp mạnh mẽ để hạn chế sự lây lan thì vẫn còn nhiều lúng túng về những gì virus này chính xác đã gây ra trong cơ thể con người.

Các triệu chứng – sốt, ho, khó thở – có thể báo hiệu nhiều loại bệnh từ cúm đến nhiễm trùng đến cảm lạnh thông thường. Dưới đây là những gì mà các chuyên viên y tế và những nhà nghiên cứu cho đến nay biết được về tiến trình lây nhiễm do coronavirus gây ra, và cả những gì họ vẫn chưa biết.



1. Coronavirus gây ra lây nhiễm như thế nào?

Virus lây lan qua các giọt nước bắn trong không khí do ho hoặc hắt hơi mà những người ở gần có thể dính phải qua mũi, miệng hoặc mắt. Virus trong các giọt nước này nhanh chóng đi vào trong đường mũi và đến các màng nhầy trong cổ họng, dính vào cơ quan thụ quan chuyên biệt trong các tế bào. Và câu chuyện bắt đầu.


How Wuhan Coronavirus Hijacks Your Cells


Các phần tử coronavirus có các protein gai nhọn đâm ra từ bề mặt của chúng, và những gai nhọn này bám vào màng tế bào, cho phép vật liệu di truyền của virus xâm nhập vào tế bào của con người.

Các vật chất di truyền đó tiến hành “chiếm đoạt sự trao đổi chất của tế bào và trên thực tế có thể ra lệnh cho tế bào rằng: “Không được làm những việc như thường lệ. Việc của anh bây giờ là giúp cho tôi nhân bào lên và tạo ra virus” – tiến sĩ William Schaffner chuyên viên bệnh truyền nhiễm Đại học Vanderbilt thuộc Trung tâm Y khoa Nashville nói.



2. Tiến trình này gây ra các vấn đề về hô hấp như thế nào?

Khi các bản sao của virus được nhân lên, chúng bung ra và lây nhiễm cho các tế bào lân cận. Các triệu chứng thường bắt đầu trong cổ họng với đau họng và ho khan.

Virus kế đến sẽ “bò dần xuống các ống phế quản,” tiến sĩ Schaffner cho biết. Khi virus đến phổi thì màng nhầy của phổi sẽ bị viêm, gây hỏng phế nang hoặc túi phổi và phổi phải làm việc nhiều hơn để thực hiện nhiệm vụ cung cấp oxy cho máu tuần hoàn khắp cơ thể và loại bỏ dioxide carbon trong máu khi thở ra.



“Nếu phổi bị sưng sẽ làm oxy được thở qua màng nhầy khó khăn hơn rất nhiều” – tiến sĩ Amy Compton-Phillips cho biết. Amy là giám đốc Hệ thống Y tế Dự phòng bệnh viện ở Everett, bang Washington, nơi có trường hợp COVID-19 đầu tiên của nước Mỹ hồi tháng 1-2020.

Sự sưng tấy và oxy lưu thông bị suy yếu có thể dẫn đến phổi bị tràn dịch và mủ, và làm chết tế bào. Viêm phổi và nhiễm trùng phổi có thể xảy ra.

Một số người sẽ rất khó thở và cần máy trợ thở. Trường hợp xấu nhất, gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tính, do phổi chứa quá nhiều dịch mà không có bất cứ sự trợ thở nào có thể giúp được, lúc đó bệnh nhân sẽ chết.



3. Virus vào phổi theo đường nào?

Tiến sĩ Shu-Yuan Xiao, giáo sư bệnh lý học thuộc Đại học Y khoa Chicago đã kiểm soát các báo cáo bệnh lý của những người mắc COVID-19 ở Trung Cộng. Ông nói virus bắt đầu xuất hiện ở các khu vực ngoại vi ở cả hai bên phổi và tốn chút thời gian để tấn công vào đường hô hấp trên, khí quản và các đường dẫn khí trung tâm khác.

Tiến sĩ Xiao, cũng là giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Bệnh học và Phân tử tại Đại học Vũ Hán, cho biết thêm, mô hình này giúp giải thích tại sao ở Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh, thời gian đầu có nhiều trường hợp bệnh đã không được nhận biết ngay.

Phác đồ xét nghiệm ban đầu ở nhiều bệnh viện Trung Cộng không phải lúc nào cũng phát giác sự nhiễm trùng ở vùng ngoại vi của phổi, do đó nhiều người tuy có các triệu chứng nhưng sau đó được cho về nhà mà không chữa trị gì.

“Họ không những đến các bệnh viện khác để mong được chữa trị mà còn ở nhà và lây nhiễm cho người nhà. Đó là một trong những nguyên nhân của việc lây lan rộng lớn như vậy,” Xiao nói.



Nghiên cứu gần đây dưới sự dẫn dắt từ một nhóm thuộc Đại học Y khoa Icahn ở Mount Sinai đã tìm ra rằng hơn phân nửa của 121 bệnh nhân ở Trung Cộng có kết quả bình thường khi chụp CT ở giai đoạn đầu của bệnh. Các nghiên cứu này và những công việc của tiến sĩ Xiao cho thấy khi bệnh tăng nặng, chụp CT sẽ phát giác ra “các vùng mờ đục trên bề mặt”, một loại phủ mờ trong nhiều phần của phổi, là chứng cứ của nhiều loại nhiễm trùng đường hô hấp do virus. Các vùng mờ đục này có thể lan rộng và dày lên nhiều chỗ khi bệnh nặng hơn, tạo thành một thứ mà bác sĩ X-quang gọi là mô hình “chỗ lát lởm chởm – crazy paving” trên bản chụp.



4. Phổi là cơ quan duy nhất bị lây nhiễm?

Không hẳn. Tiến sĩ Compton-Phillips nói rằng sự lây nhiễm có thể trải rộng qua các màng nhầy, từ mũi xuống đến trực tràng.

Do đó các chuyên viên nói rằng trong khi virus chẳng có dấu vết gì trong phổi nhưng nó có thể lây nhiễm đến các tế bào của hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể giải thích một số bệnh nhân có các triệu chứng như tiêu chảy, khó tiêu. Tiến sĩ Schaffner cho biết virus cũng có thể xâm nhập vào máu.

Trung tâm phòng chống dịch bệnh quốc gia Hoa Kỳ (CDC) cho biết RNA (Acid RiboNucleic) của coronavirus được phát giác trong các mẫu máu và phân, nhưng vẫn không rõ máu và phân có làm lây nhiễm virus không.



Tủy xương và các cơ quan khác như gan cũng có thể bị viêm, tiến sĩ George Diaz nói. Là trưởng ban về bệnh truyền nhiễm Trung tâm Y tế Dự phòng ở Everett, Washington, ông cũng là bác sĩ trong nhóm trị liệu cho bệnh nhân mắc coronavirus đầu tiên ở Mỹ. Các tiểu mạch cũng có thể bị viêm nhiễm như đã xảy ra với dịch bệnh SARS hồi năm 2002-2003.

“Virus sẽ vào các cơ quan như tim, thận, gan và có thể gây thiệt hại trực tiếp các bộ phận này,” tiến sĩ Schaffner nói. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tăng cường tấn công lại sự lây nhiễm, tình trạng viêm sưng có thể xảy ra khiến các cơ quan này bị trục trặc.

Kết quả, một số bệnh nhân có thể bị hư hại lâu dài không chỉ vì virus mà còn vì chính hệ miễn dịch khi nó nổi giận chống lại sự lây nhiễm.

Các chuyên viên chưa lập được hồ sơ liệu coronavirus có tác động lên óc không. Nhưng các nhà khoa học nghiên cứu về SARS cho biết có bằng chứng virus SARS có thể len lỏi vào óc một vài bệnh nhân. Với những tính chất giống nhau giữa SARS và COVID-19 là loại cúm do coronavirus gây ra, một tài liệu đăng tải vào tháng trước trên tạp chí Medical Virology đã lập luận rằng không nên loại trừ khả năng coronavirus lây nhiễm đến các tế bào thần kinh.



5. Tại sao một số người bệnh rất nặng còn hầu hết thì không?

Khoảng 80% người bị nhiễm coronavirus chỉ có các triệu chứng nhẹ. Nhưng khoảng 20% sẽ trở bệnh nặng và trong khoảng 2% bệnh nhân ở Trung Cộng, nơi có nhiều trường hợp lây nhiễm nhất, bệnh đã gây tử vong.

Các chuyên viên nói rằng các tác động dường như phụ thuộc vào độ khỏe mạnh hoặc suy yếu của hệ thống miễn dịch của mỗi người. Người cao niên hoặc người đang có các vấn đề về sức khỏe, như tiểu đường hay các bệnh mãn tính khác thì dường như bị các triệu chứng nặng nề hơn.

Tiến sĩ Xiao đã kiểm soát bệnh lý hai người nhập viện ở Vũ Hán vào tháng 1-2020 vì các nguyên nhân khác nhau. Họ cần giải phẩu vì ung thư phổi giai đoạn đầu nhưng bệnh án cho thấy họ đã bị nhiễm coronavirus mà bệnh viện không nhận ra vào thời điểm đó. Bệnh ung thư phổi không đủ mạnh để giết họ nhanh như vậy.

Tiến sĩ Xiao cho biết bệnh án ghi rằng một trong hai bệnh nhân là nữ 84 tuổi, bị tiểu đường, chết vì viêm phổi do coronavirus. Người kia là nam 73 tuổi, khỏe mạnh hơn, với tiền sử huyết áp cao nhưng vẫn sống bình thường suốt 20 năm. Bệnh nhân được mổ lấy khối u thành công và được xuất viện. Tuy nhiên, chín ngày sau, bệnh nhân tái nhập viện vì sốt và ho và cuối cùng được xác định nhiễm coronavirus.

Tiến sĩ Xiao nói rằng nam bệnh nhân này gần như chắc chắn bị nhiễm khi nhập viện cho trường hợp giải phẫu, vì những bệnh nhân khác trong phòng hồi sức hậu phẫu đều bị nhiễm coronavirus. Giống nhiều trường hợp khác, nam bệnh nhân này vài ngày sau mới biểu lộ các triệu chứng về hô hấp. Nam bệnh nhân cuối cùng hồi phục sau 20 ngày điều trị trong khoa lây của bệnh viện. Giới chuyên viên cho rằng khi các bệnh nhân như vậy hồi phục, thường nhờ vào những chăm sóc hỗ trợ-truyền dịch, máy trợ thở cùng các điều trị khác, giúp họ vượt qua các tác hại của viêm nhiễm vì virus.



6. Giới khoa học còn chưa biết gì về những bệnh nhân mắc phải COVID-19?

Rất nhiều. Mặc dù cúm COVID-19 giống với dịch SARS ở nhiều khía cạnh và có nhiều yếu tố chung với bệnh cúm và viêm phổi, nhưng tiến trình của người mắc bệnh cúm COVID-19 như thế nào vẫn chưa được hiểu rõ.

Tiến sĩ Diaz nói rằng một số bệnh nhân vẫn ổn định trong cả tuần nhưng sau đó bất ngờ bị viêm phổi. Một số bệnh nhân giống như bình phục nhưng rồi tái phát.



Tiến sĩ Xiao nói rằng một số bệnh nhân ở Trung Cộng hồi phục nhưng tái phát dường như vì họ bị nhiều hư hại và mô phổi bị tổn thương nên sau đó bị vi trùng trong cơ thể tấn công. Một số bệnh nhân cuối cùng tử vong do nhiễm trùng chứ không phải bởi virus. Nhưng phần lớn trường hợp tử vong không phải do những điều này gây ra.

Một số trường hợp là những bí ẩn đầy bi kịch. Tiến sĩ Xiao nói rằng cá nhân ông biết một nam và một nữ bệnh nhân nhiễm coronavirus có vẻ trên đà hồi phục. Sau đó tình trạng của nam bệnh nhân trở nên xấu đi và phải nhập viện. “Nam bệnh nhân phải vào khoa hồi sức đặc biệt, thở oxy và thường gửi tin nhắn cho vợ rằng ông ấy đang tốt lên, rằng bắt đầu ăn uống ngon miệng... ” – tiến sĩ Xiao kể. Tuy nhiên, “một buổi chiều tối, vợ ông không còn nhận được tin nhắn nữa. Bà ấy không hiểu tại sao. Và lúc 22:00, bà nhận được tin báo từ bệnh viện rằng chồng mình đã qua đời.”

Christine Nguyen/saigonnhonews


Nguồn: What Does the Coronavirus Do to the Body?, tác giả Pam Belluck, New York Times 12-3-2020

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân