TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ÔN CỐ TRI TÂN (bài 3) : Khoa bảng và Không "bàn cạp"
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ÔN CỐ TRI TÂN (bài 3) : Khoa bảng và Không "bàn cạp"

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Mar 10, 2020 1:52 am    Tiêu đề: ÔN CỐ TRI TÂN (bài 3) : Khoa bảng và Không "bàn cạp"



ÔN CỐ TRI TÂN (bài 3): Khoa bảng và Không "bàn cạp"

      ÔN CỐ TRI TÂN (bài 3): Khoa bảng và Không “bàn cạp”

      Trước hết, xin chép lại đoạn sau đây trong TẦM NGUYÊN TỰ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb TP Hồ Chí Minh, 1993; trang II và III (sách đã dẫn từ trước) do cụ VƯƠNG HỒNG SỂN (1902-1996) viết về GS Lê Ngọc Trụ (1909-1999) mà tôi đang viết, để tiếp theo kỳ trước:

      "Hôm qua, 02 tháng 7 dương lịch, sáng sớm có người cỡi xe đạp, đến nhà, dựng xe, tự xưng là Trần Thượng Thủ, cháu ruột anh Lê Ngọc Trụ, đến nhơn danh con gái anh Trụ là cháu Lê Kim Ngọc Tuyết, đem theo ba xấp dày, trang chót ghi số 437, của bộ bản thảo do anh Trụ để lại, có thể nói đó là di cảo viết xong trước cuộc Giải Phóng 30/4-1er/5 1975, và nhờ tôi viết cho bài “Lời Nói Đầu”.

      Sơ khởi, nghe như vậy tôi từ chối, rằng nay đã 91 tuổi, việc nhà lo chưa xong, có đâu dư thời giờ lo việc bao đồng. Tôi đề nghị nên tìm một người xứng đáng hơn, là Cụ Nguyễn Duy Cần, trước đã là Tổng thư ký Ủy ban Điển chế văn tự cũ. Nhưng cháu họ Trần đáp: Đã tìm, nhưng địa chỉ cũ đã có người khác ở; còn giáo sư Cụ Cần, đã mai danh ẩn tích, không biết hiện ở đâu để được gặp.
      (...)
      Viết đến đây, tôi xin trích lại đây, cảm tưởng và lời tiên đoán của Lộc Đình (Nguyễn Hiến Lê) gửi cho cháu Ngọc Tuyết là dấu tích:

      “Anh, (LNT), là một học giả xứng với danh đó, cặm cụi, khiêm tốn và rar61 sẵn lòng giúp bạn, một trong số vài người mà tôi vừa trọng vừa mến. Lần đầu tiên tôi gặp anh là năm 1954 (tới nay đúng ¼ thế kỷ) ở Thư viện đường Gia Long. Thấy anh giỏi mà chỉ làm một thư ký hạng thấp nhứt, tối lấy số cho anh, bảo “Về già vận mới tốt”. Khoảng muời năm sau anh mới được chánh phủ trọng dụng, mời anh dạy ở Đại học. ” (Nguyễn Hiến Lê)
      (Viết không giấy nháp, ng. 03-07-1992)
      (mùng 4 th. 6 Nhâm Thân)
      VƯƠNG HỒNG SỂN

      TẦM NGUYÊN TỰ ĐIỂN VIỆT NAM, nxb TP Hồ Chí Minh, 1993; trang II và III (sách đã dẫn từ trước).
      ***********************************
      LỜI CÁO LỖI: Tôi, ĐKP, xin cáo lỗi với quí bạn & hậu duệ như sau:

      1- Trong tất cả những đoạn do tôi trích ra từ bài viết của các bậc tiền bối trong loạt bài ÔN CỐ TRI TÂN này, quí ngài luôn luôn có dấu ngang nối (hyphen) giữa các từ-ngữ kép: một đức tính của quí ngài tiền bối và chúng ta vẫn thường sử dụng từ 1917 đến 1975. Nhưng tôi phải bỏ hết, lý do: không có thời gian (vì phải chép lại) ; thêm nữa là Việt ngữ của chúng ta bây giờ không còn sử dụng “hyphen” ; chưa kể khoảng cuối thập niên thế kỷ XX và đầu đầu thập niên năm 2000 đã có một người Việt “tị nạn - boatman” thành danh ở USA đã trình ra một cách viết Việt ngữ rất mới lạ - mà sau này tôi sẽ giới thiệu. Mong quí bạn và các em thông cảm.
      2- [Thêm nữa: Những năm sinh và mất của quí ngài hoặc quí vị mà tôi trích dẫn hoặc đề cập đến trong loạt bài này và các bài sau là do tôi tìm tòi & ghi lại chứ nguyên bản xưa không có. ] như: Nguyễn Duy Cần (1907 - 1998) ; Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) ; Nguiễn Ngu Í (1921-1979) v. v..

      ******************************************
      Và sau đây là LỜI GIỚI THIỆU của GS Nguyễn Duy Cần (1907-1998) ở trang VI cũng từ tác phẩm nói trên.

      “Anh Lê Ngọc Trụ trước đây là bạn rất thân của tôi. Khi tôi làm Tổng thư ký của Ủy Ban Điển chế Văn tự, có phận sự soạn thảo cho Bộ Văn hóa và Giáo dục một bộ Từ điển Việt Nam để làm khuôn mẫu, thì Anh Trụ nhận làm Trưởng Ban Ngôn ngữ.
      Suốt một đời học giả, Anh chuyên về môn Ngôn ngữ học. Anh rất yêu khoa Ngôn ngữ, tất cả các bạn văn miền Nam đều học chánh tả theo Anh, mà cũng nhờ thế mà Anh được mời dạy Ngôn ngữ ở Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Saigon. (...)
      Anh đã hoàn thành quyển “Việt Nam ngữ nguyên tự vị” vào cuối năm 1974. Tiện đây cũng nói luôn rằng, ở chỗ thâm tình, tôi được Anh trao xem để cho ý kiến, những phiếu của quyển “Việt Nam từ điển” của riêng Anh, với nét độc đáo là có ngữ nguyên kèm theo những từ nào Anh đã dày công truy tìm; chẳng rõ giờ đây những phiếu quí giá ấy có được giữ gìn đầy đủ không, và anh đã soạn xong chưa tác phẩm này khi Anh nằm xuống. ”
 
       Ngày thứ Bảy 02-01-1993
      (mùng 10 tháng Chạp năm Nhân Thân)
      Thu Giang NGUYỄN DUY CẦN

      **********************************************
      LỜI THƯA: Sở dĩ quí độc giả thấy tôi (ĐKP) hay trích dẫn và viết nhiều về hai tiền bối: Nguyễn Duy Cần và Lê Ngọc Trụ là vì các ngài thuộc trong TỨ TRỤ của giáo sư các Đại học Văn khoa VNCH (1955-1975) “KHÔNG BÀN CẠP” nhưng các công trình của quí ngài khó mà các khoa bảng có tiến sĩ từ nước ngoài bì kịp ; đó là:

      1- NGHIÊM TOẢN (1907-1975)
      - Trưởng Ban Việt Hán (1960)
      - Giáo sư diễn giảng (1968)

      2- NGUYỄN DUY CẦN (1907-1998)
      - Trưởng Ban Triết học Đông phương
      - Giáo sư thực thụ (1970)

      3- LÊ NGỌC TRỤ (1909-1979)
      - Giáo sư Ngữ học Việt-Nam
      - Giáo sư diễn giảng (1968)

      4- BỬU CẦM (1920-2010)
      - Trưởng Ban Việt Hán (1969)
      - Giáo sư diễn giảng (1969)
      - Giáo sư thực thụ (1972).

      Trong đó duy chỉ có GS Nghiêm Toản là tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Đông dương (1929) mà thôi, ba vị còn lại thành danh nhờ tự học và nghiên cứu. Kỳ sau tôi sẽ chép lại những lời NHỚ ƠN THẦY của các học trò ở miền Bắc của GS Nghiêm Toản khi họ học Đại học Văn khoa Việt Nam đầu tiên mở ra ở Hà Nội niên khóa 1949-1950.

      Tây Đô, March 10th 2020
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Sư Trọng Đạo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân