TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhiều người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhiều người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Sun Mar 08, 2020 12:48 pm    Tiêu đề: Nhiều người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi

Nhiều người không hút thuốc lá vẫn bị ung thư phổi


Ung thư phổi là căn bệnh ung thư nguy hiểm, giết chết nhiều người hơn cả ung thư vú và tuyến tiền liệt. Bệnh nhân thường được chẩn đoán quá muộn.

Những người sống sót đang lên tiếng, với nỗ lực xua tan đi suy nghĩ sai lầm rằng chỉ những người hút thuốc mới bị ung thư phổi.


Lung cancer survivor Natalie Dubs. (Source: SBS)


Trong suốt gần một năm, Natalie Dubs không biết điều gì xảy ra với cô. Lúc đầu, căn bệnh của cô giống như là cảm lạnh, nhưng kéo dài suốt mùa hè.

Rồi sau đó những cơn đau đầu ập đến, Natalie nghĩ rằng tư thế của cô có thể là nguyên nhân.

Chẳng mấy chốc, cơn đau nửa đầu xuất hiện nhiều hơn và thuốc giảm đau dường như không còn tác dụng.

Natalie đã khám hết bác sĩ này đến bác sĩ khác, không ai trong số họ có thể chẩn đoán được chuyện gì đang xảy ra, cho đến khi một thực tập sinh bác sĩ gia đình kiểm soát kỹ lưỡng và đề nghị cô chụp CT.

“Tôi đã làm kiểm soát CT. Khi đó họ phát giác ra tôi có một khối u khá lớn trong đầu, ở bên trái của bán cầu đại não.”


Natalie Dubs: “Tôi đã kinh ngạc khi bị ung thư phổi chứ không phải một loại ung thư nào khác. Bởi vì tôi không bao giờ hút thuốc trong đời, chồng tôi không phải là người hút thuốc, không ai trong số bạn bè của tôi hút thuốc cả, gia đình tôi không thích quanh quẩn ở các khu vực hút thuốc.”


Dubs được làm giải phẫu để loại bỏ các khối u khỏi đầu cô. Nhưng các lần chụp CT sau đó phát giác ung thư thực sự lan ra từ phổi của cô.

“Tôi đã kinh ngạc khi bị ung thư phổi chứ không phải một loại ung thư nào khác. Bởi vì tôi không bao giờ hút thuốc trong đời, chồng tôi không phải là người hút thuốc, không ai trong số bạn bè của tôi hút thuốc cả, gia đình tôi không thích quanh quẩn ở các khu vực hút thuốc.”

Ung thư phổi là bệnh ung thư thông thường thứ năm ở Úc, nhưng lại là kẻ giết người hàng đầu, chịu trách nhiệm cho một phần năm trường hợp tử vong do ung thư ở Úc. Phát giác ung thư phổi càng sớm càng tốt, để bảo đảm chúng ta có thể chẩn đoán nó ở giai đoạn thực sự có thể chữa được.

Ung thư của Natalie là do đột biến gen. Nhưng cô vẫn phải đối mặt với sự kỳ thị xung quanh bệnh ung thư phổi và mối liên hệ thông thường của căn bệnh này với việc hút thuốc.

“Họ sẽ hỏi tôi có hút thuốc không, và tôi đã nói không tôi không hút thuốc nhưng vẫn bị ung thư phổi! Dường như khi chúng ta nói về ung thư phổi, mọi người đều nghĩ căn bệnh này chỉ xảy ra với người hút thuốc. Mọi người không hiểu đầy đủ đến bệnh ung thư phổi, thật khó để có bất kỳ khoản tài trợ nào cho việc này, và khiến mọi người quan tâm.”

Natalie đã trải qua giải phẫu óc để loại bỏ khối u của mình và hiện cô có thể kiểm soát tình trạng bằng thuốc nhờ một thí nghiệm y tế mới.


Bác sĩ đang xem phim quang tuyến X khối u phổi của một bệnh nhân.


Tháng trước một chương trình với tên gọi The Aspiration program, sử dụng trình tự bộ gen để xác định phương pháp điều trị, nhận được khoản tài trợ năm triệu đô la từ chính phủ liên bang.

Giáo sư Dorothy Keefe là giám đốc điều hành của tổ chức Cancer Australia thông báo: “Việc thực hiện giải mã trình tự bộ gen có thể cho phép chúng tôi có liệu pháp điều trị tối ưu hóa kết quả cho từng bệnh nhân. Về căn bản, điều này có nghĩa là chúng tôi có thể bảo đảm rằng mọi bệnh nhân đều có liệu pháp tốt nhất của riêng họ.”



Thông báo này được Giám đốc điều hành của Lung Foundation chào đón, ông Mark Brooke nói cần đầu tư nhiều hơn nữa để chống lại căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất nước Úc.

Ông Mark Brooke cho rằng tài trợ cho nghiên cứu và điều trị ung thư phổi đã bị tụt hậu so với các bệnh ung thư thông thường khác.

“Câu hỏi chúng ta cần tự đặt ra cho mình là tại sao có 450 y tá chuyên chăm sóc cho bệnh nhân ung thư vú nhưng chỉ có 12 y tá ung thư phổi ở Úc. Hãy nghĩ xem, chỉ có một y tá ung thư phổi cho mỗi ngàn người bị chẩn đoán trong năm nay. Và chúng ta đơn giản là không thể theo kịp nhu cầu”.

Một cuộc điều tra đang được tiến hành để khởi động một chương trình sàng lọc ung thư phổi.


Giáo sư Dorothy Keefe


Cancer Australia đang tìm kiếm những người Úc bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này góp tiếng nói để xây dựng một chương trình như vậy. Bà Keefe cho biết phát giác sớm là chìa khóa để giảm số ca tử vong do ung thư phổi mỗi năm.

“Ung thư phổi có khuynh hướng chỉ được chẩn đoán khá muộn trong quá trình điều trị. Ngực của chúng ta khá lớn nên có rất nhiều chỗ để phát triển trước khi bệnh nhân có thể phát giác ra các triệu chứng. Phát giác ung thư phổi càng sớm càng tốt, để bảo đảm chúng ta có thể chẩn đoán nó ở giai đoạn thực sự có thể chữa được.”

Natalie tự tin rằng một chương trình phát giác sớm sẽ cứu sống nhiều người và cô đang cố gắng hết sức để sống một cuộc sống bình thường trong khi kiểm soát tình trạng bệnh của mình.

Cô đang khuyến khích những người sống sót khác rũ bỏ sự kỳ thị.

“Đó là cuộc sống của bạn, bạn chịu trách nhiệm về nó chứ không phải người khác, vì vậy bạn có thể điều hướng cách mọi người nghĩ về bạn.”

Bích Ngọc

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân