TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những điều cần biết về virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những điều cần biết về virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Feb 08, 2020 12:24 pm    Tiêu đề: Những điều cần biết về virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)

Những điều cần biết về virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV)

Virus Corona (2019-nCoV). (Hình: CDC via AP, File)


Virus Corona (coronavirus) là một họ virus (family of viruses) lớn, tìm thấy ở cả người và các động vật khác.


Virus Corona dưới kính hiển vi. (Hình: hopkinsmedicine.org)


Virus Corona là gì?

Virus, tiếng Việt gọi là siêu vi trùng, vì so với vi trùng (con trùng nhỏ), kích thước của con siêu vi trùng còn nhỏ hơn nhiều.

Virus chỉ có thể phát triển trong tế bào sống, dùng vật liệu của tế bào sống để nhân rộng, do đó phá hủy tế bào, và lan sang (phá hủy tiếp các) tế bào kế đó. Virus có thể lây vào tất cả các loại tế bào sống, từ động vật và cây cỏ, cho đến các loại vi sinh vật như vi trùng.

Corona là tiếng La Tinh của “crown” (cái mão, vương miện). Gọi là virus Corona vì con siêu vi này nhìn trên kính hiển vi, có những khúc nhô lên trên bề mặt như là một cái mão.

Một số nhiễm vào người, đã được thấy gây ra bệnh từ nhẹ như cảm (common cold) tới các tình trạng nặng hơn như MERS và SARD.


Hiện tại, có bảy loại virus corona có thể lây sang người.


Virus Corona nhiễm vào người (human coronaviruses) được nhận diện lần đầu vào giữa thập niên 1960. Có bảy nhóm có thể nhiễm vào người là:

    • 229E (alpha coronavirus).

    • NL63 (alpha coronavirus).

    • OC43 (beta coronavirus).

    • HKU1 (beta coronavirus).

Những virus Corona nhiễm vào người khác (other human coronaviruses), gây bệnh trầm trọng hơn:

    • MERS-CoV (the beta coronavirus that causes Middle East Respiratory Syndrome, or MERS).

    • SARS-CoV (the beta coronavirus that causes severe acute respiratory syndrome, or SARS).

    • 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV).

Con người, trên toàn thế giới, thường bị nhiễm các loại human coronaviruses 229E, NL63, OC43, and HKU1, thường gây ra các triệu chứng như cảm (common cold).

Đôi khi, một vài virus Corona nhiễm ở động vật, lan sang người, và trở thành một virus Corona nhiễm vào người mới (new human coronavirus), do đó mới có chữ n (viết tắt của “new,” “novel,” nghĩa là mới).



Trường hợp mới nhất, chúng ta đang gặp hiện nay là 2019-nCoV (virus Corona mới xuất hiện ở người năm 2019).

Hôm 9 Tháng Giêng, 2020, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization, WHO) đã báo cáo loại siêu vi trùng này, đã được chính quyền Trung Cộng nhận diện trước đó trong năm 2019. Con siêu vi trùng này liên quan đến đợt bộc phát của viêm phổi ở Vũ Hán, Trung Cộng.

Con 2019-nCoV này, cho tới nay, được cho là truyền từ dơi, qua một động vật khác ở chợ hải sản và động vật sống ở Vũ Hán, rồi qua người. Đây vẫn là giả thuyết, được đưa ra từ nhiều nhà khoa học, nhưng vẫn chưa có bằng chứng khẳng định (cũng có một số người với “thuyết âm mưu,” cho đây là một loại vũ khí sinh học từ một trung tâm nghiên cứu gần chợ hải sản và động vật sống ở Vũ Hán, bị “sổng chuồng” ra ngoài. Giả thuyết này không có bằng chứng được thẩm quyền quốc tế hay quốc gia nào công nhận cho tới nay).


Orthogonal views of the SARS spike protein in complex with three neutralizing antibody fragments from combined cryo-EM and crystallography data.


Tưởng cần nhắc lại các trường hợp virus Corona gây ra nguy hiểm cho người:

    • Hội Chứng Hô Hấp Rất Nặng (SARS-CoV – Severe acute respiratory syndrome coronavirus), đã xảy ra ở Trung Cộng vào Tháng Mười Một, 2002, lan ra toàn thế giới vào năm 2002 đến 2003 với khoảng 8,098 trường hợp, 774 tử vong.

      Từ năm 2004 đến nay, không còn thấy trường hợp nhiễm SARS nào nữa được ghi nhận trên thế giới.

    • Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS-CoV – Middle East Respiratory Syndrome Coronavirus) được báo cáo lần đầu ở Saudi Arabia vào năm 2012.

      Nó đã lan rộng ra vài chục nước. Tất cả các trường hợp tìm thấy cho đến nay đều có liên quan đến các nước ở trong hoặc gần vùng vịnh Ả Rập (Arabian Peninsula). Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC) vẫn đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ MERS.


Số liệu tính đến ngày 7 February 2020


Tình hình hiện tại của dịch 2019-nCoV trên thế giới và ở Mỹ

Tính đến chiều Thứ Tư, 5 Tháng Hai, 2020 (giờ California), theo Ủy Ban Y Tế Trung Cộng (National Health Commission of the People’s Republic of China) và Hệ Thống Theo Dõi Bệnh Này Trên Toàn Thế Giới của Đại Học Johns Hopkins (The Center for Systems Science and Engineering at Johns Hopkins Uninversity), siêu vi Corona mới từ Vũ Hán đã:

    • Làm 28,200 người bị bệnh ở Á Châu (Nhiều nhà khoa học, có người với nghiên cứu được [chấp nhận để] đăng trên tạp chí y khoa rất có uy tín trên toàn thế giới Lancet, cho rằng con số thực sự cao hơn rất nhiều so với con số được công bố).

    • Làm 565 người chết, hầu hết là ở Trung Cộng. Có hai người chết ngoài Trung Cộng, là ở Philippines và Hồng Kông, cũng là người từ Trung Cộng.

    • Lan ra trên 24 quốc gia, hầu hết liên quan đến những người du lịch từ Trung Cộng.

    • Gây ra 12 trường hợp được chẩn đoán bị nhiễm ở Hoa Kỳ. Các trường hợp này đã và đang được cô lập. Chưa có trường hợp tử vong nào ở Hoa Kỳ.



Virus Corona Vũ Hán (2019-nCoV) có nguy hiểm không?

Theo WHO, giống như với những siêu vi gây bệnh hô hấp khác, những người bị nhiễm 2019-nCoV có thể:

    • Có triệu chứng nhẹ như chảy mũi, đau họng, ho, và sốt.

    • Một số người có thể bị nặng hơn, như bị viêm phổi và khó thở.

    • Hiếm hơn nữa, bệnh có thể gây tử vong.

Những người lớn tuổi và những người đã có sẵn các bệnh khác như tiểu đường, bệnh tim, có thể có nguy cơ cao bị trở nặng hơn.

Tỉ lệ từ vong so với số người nhiễm bệnh cho đến nay không phải là cao, nhưng nếu số người nhiễm bệnh tăng nhanh, thì số tử có thể tăng cao theo.



2029-nCoV có lây từ người sang người hay không

2029-nCoV gây ra các triệu chứng hô hấp, và có thể lây từ người sang người (dù là đầu tiên, nó được cho là truyền từ động vật khác sang người), thường là sau khi có tiếp súc gần gũi với người bệnh.

Dù là cần phải cẩn thận, nhưng ta cũng cần chú ý để khỏi hốt hoảng và làm những việc không cần thiết, là hiện nay ở Mỹ, chỉ có 12 người được chẩn đoán và đều được cô lập và theo dõi. Những ai từ ổ dịch ra, đều đang được theo dõi cẩn thận.



Làm sao phòng bệnh?

Theo WHO, để phòng bệnh, ta cần:

    • Theo dõi diễn biến và hướng dẫn từ những nơi có trách nhiệm chính thức cho chuyện này, như từ CDC, Cơ Quan Y Tế Địa Phương, Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Không nên nghe theo những lan truyền (rất nhiều khi không chính xác) ở những nguồn không chuyên môn về việc này, lan tràn trên mạng xã hội.

    • Rửa tay thường xuyên với nước và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol (alcohol based hand rub). Nhớ rửa kỹ cả hai bàn tay, trong 20 giây.

    • Giữ khoảng cách ít nhất là 1 thước (1 mét, 3 foot) với người khác, nhất là những người đang có triệu chứng như ho, ách xì, sốt...

    • Tránh sờ mũi, miệng, mắt. Vì nếu tay có dính siêu vi trùng, nó sẽ truyền vào cơ thể qua những bộ phận này.

    • Nếu chính mình bị sốt, ho, khó thở thì cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Trong mùa này, nếu ở Mỹ, nhiều khả năng, đó là cảm hay cúm.

    • Nếu có triệu chứng, và mới về từ Trung Cộng trong vòng 14 ngày, hay có tiếp xúc với những người mới về tử ổ dịch, cần cẩn thận hơn, và nên báo trước với bệnh viện hoặc nhân viên cấp cứu, để tránh lan truyền dịch cho cộng đồng.



Khi nào cần đeo mặt nạ y tế (mask)?

Nếu ta có triệu chứng, đeo mặt nạ y tế, sẽ giúp các chặn chất gây nhiễm khi ta ho, hắt hơi không lan sang người khác.

Còn để ngừa bị lây từ người bệnh, điều đơn giản, và rất quan trọng, đã được nêu ở phẩn trên, là đứng cách xa người khác hơn 1 mét, rửa tay thường xuyên, không sờ tay vào mắt, mũi, miệng.

Đeo mặt nạ y tế để ngừa bệnh có thể cần thiết hơn, khi ta phải tiếp xúc gần với bệnh nhân, chăm sóc người đang bệnh, hay phải tiếp xúc gần với người từ vùng dịch trở về, và đang có triệu chứng. Dùng mặt nạ y tế trong trường hợp này, cần kết hơp với kính bảo vệ mắt, vì như đã nói, virus truyền qua mũi, miệng và mắt.

Virus rất nhỏ so với những kẻ hở của mặt nạ y tế, do đó khi dùng mặt nạ y tế để tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng, thì dù có giúp giảm nguy cơ bị lây bệnh, mặt nạ y tế cũng không hoàn toàn (100%) bảo vệ được người dùng.


(bấm vào hình để xem hình lớn hơn)


Nếu cần dùng mặt nạ y tế, dùng như thế nào mới đúng cách?

    • Rửa tay với nước và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol (alcohol based hand rub) trước khi lấy mặt nạ y tế để mang.

    • Nhớ che cả mũi và miệng, bảo đảm không có khoảng cách giữa mặt và mặt nạ y tế (không để chỗ hở cho virus “chui” vào).

    • Tránh sờ vào mặt nạ y tế khi đang đeo; nếu cần sờ, lại phải rửa tay với nước ấm và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol (alcohol based hand rub).

    • Khi mặt nạ y tế bị ẩm, thì phải thay mặt nạ y tế khác, không dùng lại mặt nạ y tế đã dùng.

    • Khi cần lấy mặt nạ y tế ra, lấy từ đàng sau ra (không chạm vào phần trước mặt nạ y tế (đã ngăn cản, và do đó bị dính mầm bệnh), bỏ ngay vào thùng rác có nắp. rồi lại rửa tay với nước và xà bông hoặc dung dịch xoa tay làm từ alcohol (alcohol based hand rub).

    • Nhớ đeo mặt nạ y tế đúng chiều. Thường thì mặt láng hơn (có màu) hướng ra ngoài để chặn mầm bệnh, mặt mịn hơn (thường màu trắng) để hấp thụ chất tiết của người đeo, hướng vào phía mũi (tốt nhất là đọc hướng dẫn ở ngoài hộp đựng mặt nạ y tế).



Có gì khác giữa triệu chứng của cảm, cúm với 2029-nCoV?

Dù là gây ra từ những con siêu vi trùng khác nhau, nói chung các triệu chứng (như ho, sổ mũi, sốt, khó thở) không có gì đặc biệt khác nhau. Chỉ có kết quả xét nghiệm từ phòng xét nghiệm mới có thể khẳng định nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng, dù bệnh gì, cũng nên đi chữa sớm.

Nếu mới du lịch từ vùng bệnh (Trung Cộng) về trong vòng 14 ngày, hay có tiếp xúc gần gũi với người mới từ vùng bệnh về trong vòng 14 ngày, và có triệu chứng, thì cần thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế biết sớm để phòng lan dịch cho người khác.


Chích ngừa cúm là một cách rất hữu ích để ngừa cúm


Tóm tắt

Triệu chứng của 2019-nCoV (siêu vi trùng Corona mới, xuất phát từ Vũ Hán) hầu như không khác với cảm và cúm. Cách phòng ngừa cũng giống nhau, ngoại trừ việc, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa kể trên, chích ngừa cúm là một cách rất hữu ích để ngừa cúm.

Cho đến 5 Tháng Hai, 2020, ở Hoa Kỳ, chỉ có 12 người đã được chẩn đoán bị nhiễm 2019-nCoV, tất cả đều đang được cô lập và theo dõi cẩn thận, chưa có tử vong nào ở Hoa Kỳ từ Corona Vũ Hán.

Trong khi đó, theo lượng định sơ khởi (preliminary estimates) từ CDC, đã có 180,000 người ở Hoa Kỳ phải nhập viện vì cúm, và đã có khoảng 10,000 người chết ở Mỹ vì cúm năm nay (không khác nhiều so với các năm trước).


Biện pháp phòng ngừa 2029-nCoV: Đứng xa người khác 1 mét, rửa tay thường xuyên, không sờ tay vào mũi, miệng mắt


Vậy, chúng ta hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa (đứng xa người khác 1 mét, rửa tay thường xuyên, không sờ tay vào mũi, miệng mắt) chung cho cả cảm, cúm, và siêu vi trùng corona mới từ Vũ Hán.


Nếu chính mình không bị bệnh, không phải chăm sóc, hoặc không phải tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng, thì không cần tìm mua và không cần đeo mặt nạ y tế.


Nếu chính mình không bị bệnh, không phải chăm sóc, hoặc không phải tiếp xúc gần với người đang có triệu chứng, thì:

    • Không cần hoảng hốt.

    • Không cần tìm mua và không cần đeo mặt nạ y tế.

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân