TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tai
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tai

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Dec 14, 2019 4:19 pm    Tiêu đề: Tai

Tai


Vai trò của vành tai ngoài là gì?

Mặc dù tai của con người rất hoàn hảo, nhưng một phần của nó không được để ý cho lắm. Nếu chẳng may ta mất vành tai ngoài, sự mất mát này chỉ có tính cách thẩm mỹ. Ta sẽ nghe như thường lệ và sự thăng bằng của cơ thể sẽ vẫn còn, bởi lẽ vành tai ngoài chỉ là một bộ phận để tiếp nhận âm thanh, giúp chuyển tiếng động vào các bộ phận khác của tai chịu trách nhiệm về việc nghe.

Vành tai ngoài gồm một miếng sụn, bao bọc một một bộ phận hình ống không đều nhau, dài độ 2.5 cm. Ống này hơi nghiêng về phía màng nhĩ, và màng này ngăn tai ngoài và tai giữa. Lối đi là các sợi lông với khoảng 4,000 tuyến sản xuất ráy tai có thể ngăn sâu bọ, bụi bặm trước khi chúng vào đến tai trong. Ống này cũng dùng để điều hòa khí hậu ở trong tai; không khí vào tới phần nhạy cảm của màng nhĩ sẽ được giữ ở một nhiệt độ khá cố định mặc dù khí hậu ở ngoài thay đổi cao hay thấp.



Tai giữa có nhiệm vụ gì?

Tai giữa là một phòng nhỏ, nhỏ đến nỗi chỉ 5-6 giọt nước là đủ cho nó đầy tràn.Nó được chứa đầy không khí, và có một hệ thống khuếch thanh gồm có ba mẩu xương nối với nhau và tất cả chỉ lớn bằng một chiếc đinh nhỏ. Các mẩu xương đó rất quan trọng, dùng để chuyển âm thanh và được gọi tên theo hình dáng là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Ðây là các xương nhỏ nhất của cơ thể.

Khi làn sóng mang âm thanh đụng vào dây thần kinh căng thẳng của màng nhĩ và gây ra rung động thì ta “nghe”. Với mỗi di chuyển nhỏ vào trong của màng nhĩ, xương búa sẽ rung cùng một nhịp và chuyển các tín hiệu tới xương đe. Xương đe lại chuyển âm thanh tới xương bàn đạp. Xương này vừa khít một màng, gọi là cửa sổ, hình bầu dục nằm ở giữa tai và chuyển các rung động vào tai trong.

Khi các rung động tương đối lớn di chuyển vào tai giữa từ màng nhĩ và cửa sổ hình bầu dục nhỏ, sức ép của sự rung động trở nên mạnh hơn. Áp suất không khí ở nơi này được giữ bằng áp suất của ống Eustachian chạy từ tai giữa tới phần trên của cuống họng.


Tai trong và sự giữ thăng bằng cho cơ thể


Tai trong có công dụng gỉ?

Thực là một điều ngạc nhiên là ta đã có một cái gì giống như một bàn phím của đàn dương cầm ở tai trong và đó là trụ sở của thính giác. Nhưng đây không phải là một cấu tạo bất thường của tai trong, mà nó còn chứa các bộ phận cần thiết để giữ thăng bằng cho cơ thể. Sự phức tạp của tai trong và vai trò quan trọng của nó giải thích tại sao đây là bộ phận được bảo vệ nhiều nhất trên cơ thể.



Nằm trong xương sọ cứng cáp, tai trong được bảo vệ bởi một lớp lót bằng chất lỏng. Cơ cấu chính của thính giác là ốc tai mà từ đó những làn sóng âm thanh được chuyển đi để kích thích thần kinh. Ốc tai, một cấu tạo bằng xương, giống như một con ốc sên và làm việc như một bàn phím của đàn dương cầm. Nhưng có đến khoảng 20,000 “phím” trong xương ốc tai, so với chỉ 88 phím ở đàn dương cầm. Chúng được làm bằng tế bào cảm giác nhỏ như sợi tóc thay vì bằng ngà. Và thay vì nằm phẳng thì chúng được xếp dọc theo một màng tự xoắn 2 lần.

Âm thanh được chuyển từng đợt tới cửa sổ hình bầu dục, làm áp suất của chất lỏng di chuyển qua phần uốn cong của xương ốc tai. Tùy theo cấu trúc, âm thanh có sức mạnh khác nhau lên các phần của bàn phím. Âm thanh có tần số thấp nhất sẽ kích thích các tế bào lớn hơn ở trung tâm xương ốc. Âm thanh có tần số cao nhất tiếp nhận đáp ứng tối đa phần cuối của xoáy ốc gần cửa sổ bầu dục; đây là nơi có các tế bào cảm giác hẹp và cứng.

Khi tế bào cảm giác rung động, chúng tạo ra cảm giác mà dây thần kinh thính giác tiếp nhận và chuyển lên óc. Từ đó các tín hiệu được ta “nghe thấy” như những âm thanh riêng: tiếng nói, tiếng chim kêu... hoặc bất cứ tiếng gì khác.

BS Nguyễn Ý Đức

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân