TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh run
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh run

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Mon Dec 09, 2019 12:13 pm    Tiêu đề: Bệnh run

Bệnh run


Khi bị khiếp sợ, đôi lúc cơ thể bị run lên không kiểm soát được. Tuy nhiên, người già cũng có khi bị run trong khi đang ngồi nghỉ.

Bệnh run là sự run rẩy của một phần cơ thể một cách tự động, không kiềm chế được. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn tay và đầu, nhưng có khi bị run bàn chân, cằm, lưỡi và bắp thịt mặt. Một số trường hợp còn ảnh hưởng đến tiếng nói, cũng bị run luôn.

Nghiên cứu tin rằng, có mối liên hệ giữa bệnh run và một số tình trạng tâm thần, thí dụ như, trí tuệ thiếu minh mẫn, hay một số bệnh về tâm trí.



Triệu chứng chính của bệnh run là... run mà không thể kiểm soát được, phần nhiều là run tay. Bàn tay hay ngón tay có thể bị co giật qua lại, hoặc lên xuống. Cho dù, lúc đầu bắt đầu từ bàn tay và cánh tay, nhưng sau đó sẽ lan truyền đến các phần khác của cơ thể, đầu cổ, mặt, và cuống họng.

Bệnh run có thể ảnh hưởng đến cả đàn ông lẫn đàn bà, ở mọi lứa tuổi, nhưng thường là người tuổi cao. Bệnh run nhẹ bắt đầu cho người già, nhưng thường trở nặng theo thời gian. Bị nhẹ, thường thường, khi ngồi hay nằm yên thì không bị run, cho đến khi chuyển động trọng tâm như đứng lên, ngồi xuống, hay dang tay ra mà thôi. Một khi bị run, thường xảy ra cho cả hai bên của cơ thể.



Một khi bị bệnh nặng, tình trạng run lại xảy ra bất cứ lúc nào, làm trở ngại cho những sinh hoạt bình thường trong ngày, ví dụ như uống nước, viết lách.

Một số trường hợp bị run là do di truyền, đến mức độ 50% nếu một trong hai cha mẹ bị run. Gene di truyền chi phối bệnh run, nằm trên nhiều nhiễm sắc thể khác nhau. Các đột biến gene nầy ảnh hưởng đến cơ chế và kết cấu của phần tiểu não (cerebellum) kiểm soát cân bằng khi chuyển động. Những thay đổi ở vùng óc nầy tác động lên tín hiệu thần kinh chuyển đến bắp thịt. Ví dụ, người say rượu, phần tiểu não sẽ bị ảnh hưởng, đi đứng không vững.

Phần lớn, nhiều người bị run không có lý do di truyền.

Một số lý do có thể kích hoạt triệu chứng run, điển hình như, uống cà phê nhiều, kinh sợ hay bị stress, tập thể dục thể thao quá độ, thiếu ngủ, và một số phản ứng phụ của thuốc men.

Ghiền rượu hay uống rượu nhiều đến... xỉn, có thể làm cho cơ thể bị run. Tuy nhiên, khi bị run vô cớ, ví dụ như sợ ma, hay sợ má... sắp nhỏ, uống tí tí rượu lại làm cho bớt run, trong vòng 4 tiếng đồng hồ.



Một số bệnh kinh niên cũng làm cho bị run như bệnh cường tuyến giáp (hyperthyroidism), bệnh Parkinson, các bệnh hoại thần kinh ngoại biên, và bệnh tai biến óc (stroke).

Thật ra không có một thử nghiệm nào chuyên môn để tìm ra bệnh run. Phần lớn, bác sĩ phải hỏi thăm dò về lịch sử bệnh của cá nhân và người thân trong gia đình, hay hỏi về thuốc men đang uống.

Khi khám bệnh bác sĩ sẽ quan sát bệnh nhân có bị run khi uống nước, di chuyển hay không, cọng thêm một số thủ tục khám lâm sàng khác về gân cốt, khớp xương... Nếu cần, sẽ phải sử dụng đến CT scan hay MRI về não bộ.

Hầu hết những trường hợp run nhẹ thì không cần chữa trị. Trong trường hợp bị nặng thì phải cần đến thuốc men.



Một số thuốc thường được sử dụng gồm có:

    1. Thuốc trị bệnh huyết áp, nằm trong nhóm gọi là beta-blockers như: propranolol, atenolol, nadolol, và metoprolol.

    2. Thuốc trị bệnh phong giật như primidone, topiramate, và gabapentin.

    3. Thuốc an thần như diazepam (Valium) chẳng hạn.

    4. Thuốc Botox có thể được dùng nếu tình trạng run, co giật xảy ra ở mặt, đầu cổ, làm ảnh hưởng đến giọng nói. Tuy nhiên tương tự như tiêm Botox để làm đẹp, mỗi 3 tháng phải đi tiêm lại.



Rất hiếm khi bác sĩ phải dùng giải phẫu để trị bệnh run.

Một phương pháp giải phẫu thông dụng gọi là kích thích sâu trong óc (deep brain stimulation). Trong phương pháp nầy, bác sĩ dùng một cái kim thật nhỏ và đâm sâu vào trong phần óc dưới gọi là thalamus. Đầu kim sẽ được nối với một nguồn điện nhỏ như pin battery chẳng hạn. Nguồn điện nầy được mang dưới ngực và thường xuyên bắn tín hiệu vào trong óc để kiểm soát mức độ bị run.

Một vài trường hợp bác sĩ sẽ đục luôn một lỗ nhỏ trong thùy thalamus, có hiệu ứng tương tự như kích thích bằng điện thường xuyên.

Các phương pháp giải phẫu trên đây có thể làm thuyên giảm bệnh đi khoảng 80%. Một số nguy cơ có thể xảy ra, tuy thật hiếm, thí dụ như bị nhiễm trùng, bị chảy nước óc, chảy máu, hay cả bị tai biến mạch máu óc.


Một số trường hợp bằng cách luyện tập bắp thịt cũng giảm bớt đi bệnh run.

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân