TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kỷ niệm 20 năm ngày Đông Timor giành độc lập
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kỷ niệm 20 năm ngày Đông Timor giành độc lập

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Aug 30, 2019 1:59 am    Tiêu đề: Kỷ niệm 20 năm ngày Đông Timor giành độc lập

Kỷ niệm 20 năm ngày Đông Timor giành độc lập

Dân chúng Đông Timor sắp hàng để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 30 tháng 8 năm 1999. (source: AAP)


Ngày 30 tháng 8 năm 1999, dân chúng Đông Timor sắp hàng từ sáng sớm để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc giám sát. Kết quả cho thấy 78,5% dân số muốn được độc lập. Năm 2002 nước Timor-Leste ra đời.


Người dân địa phương ở Liquica, phía tây Dili, gào khóc sau khi bị những người ủng hộ Indonesia tấn công vào tháng 4 năm 1999. (source: AAP)


Người ta ước đoán đã có trên 200 ngàn người tức ¼ dân số của Đông Timor đã thiệt mạng trong khoảng thời gian đó.


Khói bốc lên khắp Dili vào tháng 9 năm 1999 sau khi nhóm dân quân thân Indonesia bắt đầu nổi lửa đốt các tòa nhà trên đảo. (source: AAP)


Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy 78,5% dân số muốn Đông Timor được độc lập. Nhưng các nhóm dân quân thân Indonesia bắt đầu tấn công những ai ủng hộ độc lập và nổi lửa đốt các tòa nhà trên đảo.

Tổng cộng có ít nhất 1.400 người bị thiệt mạng, dẫn đến việc Liên Hiệp Quốc ủy thác lực lượng gìn giữ hòa bình INTERFET bao gồm hầu hết là các binh sĩ Úc qua Đông Timor.


A young Abel Guterres, left. (source: Supplied)


Abel Guterres là một nhà tranh đấu cho độc lập Đông Timor lúc đó đang lưu vong ở Úc. Lớn lên ở Baucau, năm 1975 cậu thanh niên 19 tuổi cùng với một người bạn bay qua Darwin chơi trong 2 tuần nhưng cuối cùng phải tị nạn ở Úc trong 24 năm sau khi Indonesia xâm chiếm Đông Timor.

Năm 1980 ông Guterres được tin quân đội Indonesia đã giết chết cha và anh chị em của ông, tổng cộng 13 người, và đưa ông vào sổ bìa đen. Năm 1999 ông Guterres dùng tên giả quay lại Dili để bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý.

“Anh chờ 24 năm cho chuyện này xảy ra, cũng như bị lạc trong sa mạc suốt một thời gian dài, nay tìm được nước thì tại sao không uống. Đương nhiên anh sẽ làm mọi thứ để có nước uống.”


John McCarthy (phải) Đại sứ của Úc tại Jakarta phải đến Dili để di tản các ngoại kiều Úc. (source: SBS)


Đại sứ của Úc tại Jakarta lúc đó là John McCarthy, người đã trao lá thư của Thủ tướng John Howard cho Tổng thống Indonesia B.J. Habibie một năm trước, tháng 12 năm 1998.

Trong thư Úc đề nghị Indonesia nên để cho Đông Timor được quyền tự trị. Theo các điện thư ngoại giao mới được công bố thì thực ra chính Mỹ đã buộc Indonesia phải cho lực lượng gìn giữ hòa bình vào, chứ chính phủ của Thủ tướng John Howard chỉ ủng hộ chuyện này vào phút chót mà thôi.

Ông McCarthy nhớ lại tình hình căng thẳng ở thủ đô Dili của Đông Timor.

“Tôi rất lo lắng khi hay tin Indonesia gởi máy bay qua Dili để di tản các phóng viên Indonesia. Tôi nghĩ bụng chắc là họ biết cái gì đó mà chúng ta không biết. Điều đó khiến tôi lo lắng.”

Bây giờ thì chúng ta biết sự lo lắng đó đã biến thành bạo loạn. Chính ông McCarthy đã bị bắn hụt khi dùng xe chở người ngoại quốc đến chỗ an toàn.

“Thường thì một đại sứ không có xuất đầu lộ diện ở hiện trường như vậy. Nhưng chúng tôi phải di tản ngoại kiều, cho nên không còn cách nào khác.”


Vesna Nazor là phóng viên của SBS có mặt tại Dili tường thuật cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 30/8/1999. (source: SBS)


Vesna Nazor là phóng viên của SBS có mặt tại Dili tường thuật cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 30/8/1999.

“Đó là một ngày tràn đầy hy vọng cho một tương lai tốt đẹp hơn, nhưng người dân Đông Timor đã trả một cái giá rất đắt cho sự độc lập của họ.”


Một dân quân thân Indonesia tay cầm mã tấu vào tháng 9 năm 1999, trong khi lửa cháy phía xa ở Dili. (source: APTN/AAP)


Công việc tường thuật rất khó khăn vì các phóng viên phải đối mặt và thương lượng với các dân quân thân Indonesia, tay lăm lăm mã tấu. Bà Nazor nhớ lại họ phải rời khỏi khách sạn vì bị tấn công.

“Tôi không bao giờ quên được đêm cuối cùng ở Dili. Lúc đó rõ ràng là không còn an toàn để ở trong khách sạn nữa rồi. Tôi chuyển qua ở chung với các phóng viên Úc trong một căn nhà an toàn hơn. Tiếng súng vang lên suốt đêm khi các dân quân tảo thanh thị trấn đốt phá nhà dân. Qua hôm sau thì chúng tôi được lệnh phải rời khỏi Dili.”


Một người lính Úc gìn giữ hòa bình với trẻ em địa phương ở Dili, vào tháng 10/1999. (source: AAP)


Ông McCarthy nghĩ rằng Úc đã có những sai lầm nhưng cuối cùng thì cũng đã cùng Đông Timor và đóng vai trò rất quan trọng cho việc khai sinh một nước Đông Timor độc lập.

“Tôi nghĩ đáng lẽ chúng ta nên chú tâm đến Đông Timor nhiều hơn kể từ khi họ trở nên độc lập. Đó là một nước nhỏ bé với dân số chỉ có khoảng 1 triệu người. Chúng ta cần chú ý đến họ về mặt chính trị nhiều hơn, họ cần xem Úc là nơi đầu tiên để tìm tới mỗi khi cần. Nhưng tôi nghĩ chúng ta đã không làm tốt điều này trong 20 năm qua. Nhưng chúng ta đang đi đúng hướng.”


People cheer “Viva Timor L'este” (Long Live East Timor)
in Dili in October 1999. (source: AAP)


Trở lại với nhà hoạt động Abel Guterres, sau khi bỏ phiếu xong ông phải trốn lên núi, rồi trốn qua Bali, nhưng trở lại Dili trong năm 2002 sau khi Đông Timor cuối cùng trở thành một nước độc lập.


Mr Guterres today. (source: SBS News)


Sau đó ông Guterres đi du học ở Anh và trở về giúp thành lập Bộ Ngoại giao cho Đông Timor. “Chúng tôi đã phải đổ máu nhưng xứng đáng để có được độc lập,” ông Guterres nói.


Mr McCarthy with then Timor-Leste President Xanana Gusmao in Dili, in 2002. (source: Supplied)

Hannah Sinclair, Quốc Vinh

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân