TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Tue Jul 16, 2019 12:20 am    Tiêu đề: Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan

Cây cầu gỗ dài thứ nhì thế giới ở Thái Lan


Nằm ở hai bên bờ hồ chứa nước khổng lồ, hai phần của thành phố Sangkhlaburi được nối với nhau bằng cây cầu gỗ thô sơ dài 850m.



Nơi hiếm khi dứt mưa

Thành phố miền núi nơi hẻo lánh Sangkhlaburi ở miền tây Thái Lan có mối liên hệ gắn bó, không thể xóa nhòa với nước.

Những đỉnh núi đá vôi lởm chởm vây quanh thành phố giữ lại những đám mây lớn, dày đặc màu mận được hình thành từ luồng không khí lạnh từ Biển Andaman thổi vào đất liền qua phần biên giới với Myanmar, khiến cho nơi này trời luôn đổ mưa - ít nhất là 300 ngày mỗi năm.

Mưa là nguồn nước nuôi dưỡng ba con sông từ cả ngàn năm nay, tạo thành Thung lũng Sông Kwai.



Thành phố bị nhấn chìm

Đập thủy điện đầu tiên của Thái Lan, hoàn thành vào năm 1982, được xây dựng nhằm đáp ứng thêm cho nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước và tạo ra nguồn nước ổn định nước tưới cho khắp tỉnh Kanchanaburi.

Khi con đập hoàn thành, nó đã tạo ra hồ chứa Khao Laem rộng 120.000 cây số vuông, nhấn chìm thành phố nhỏ Sangkhlaburi nằm trong thung lũng.

Người dân tái định cư đến những vùng đất cao hơn nằm cách chốn cũ vài cây số, nhìn thẳng sang từ Wang Ka, một ngôi làng định cư của bộ lạc Mon, những người đã từ Myanmar di cư sang Thái Lan để trốn chạy tình trạng bị đàn áp.



Hai thành phố trở thành một

Những người tái định cư gọi nơi ở mới của mình là Sangkhlaburi, đặt theo tên ngôi làng mà họ bị mất. Ngày nay, hai cộng đồng (nay được gọi chung là Sangkhlaburi) nằm đối diện nhau ở hai bên bờ hồ, với trục giữa chính là nơi dòng sông Sangkalia đổ nước vào hồ chứa.

Một bên hồ là dân nói tiếng Mon, Karen và Miến Điện, với những lối đi nhỏ hai bên có những căn nhà dựng bằng tre, gỗ truyền thống. Bờ đối diện gồm chủ yếu là người Thái. Tại đây, các nhà nghỉ và khách sạn chạy quanh bờ hồ, với các cửa hàng tiện lợi, các nhà hàng máy lạnh nằm bên các quầy hàng thực phẩm và cửa hàng buôn bán.

Cả hai bên thành phố đều có một số gia đình sinh sống trong những ngôi nhà nổi, kiếm sống bằng nghề đánh cá và nuôi trồng thủy sản. Giống như những người du mục sống lang thang nay đây mai đó, họ di chuyển nhà cửa xung quanh hồ chứa theo mực nước lên xuống trong năm.



Huyết mạch

'Cầu Mon' được dựng lên vào năm 1986 hoàn toàn bằng sức người, làm bằng gỗ tếch địa phương, nối liền hai cộng đồng lại với nhau. Đứng vững mà không có bất kỳ kết cấu hỗ trợ bổ sung nào, đây là cây cầu gỗ dài nhất ở Thái Lan và dài thứ hai trên thế giới, với chiều dài 850m.

Nó là huyết mạch kết nối thành phố. Nhờ có nó mà những người làm ăn buôn bán, học sinh và khách du lịch có thể đi bộ qua lại giữa hai bên bờ hồ.



Những người vô tổ quốc

Người Mon là một trong những nhóm sắc tộc đầu tiên sống ở vùng đồng bằng đông Myanmar (trước đây gọi là Miến Điện) sau khi di cư từ Trung Quốc hơn 1.000 năm trước.

Trong vài thế kỷ, nhiều người Mon đã di cư qua biên giới vào Thái Lan để thoát khỏi cuộc xung đột liên miên giữa chính phủ Miến Điện và các nhóm sắc tộc khác nhau.

Vài ngàn Mon đã bị chính phủ Thái Lan buộc phải quay trở lại Myanmar vào thời giữa thập niên 1990. Nhưng rồi họ được chính phủ Thái Lan cho phép sống ở Sangkhlaburi và một số khu vực khác trên khắp đất nước, dẫu cho nhiều người không được công nhận là công dân Thái Lan.



Cộng đồng kiểu mẫu

"Tôi là người Mon và tôi là người Thái Lan," Luk Wah nói trong lúc đang chuẩn bị các món ăn truyền thống của người Mon như súp cà ri cá tại cửa hàng của mình, nằm ở phía Thái, gần chân cầu.

Mẹ cô, người Mon, đã đến thành phố sau khi nhà bà bị hồ chứa nhấn chìm, và Luk Wah đã có được quyền công dân Thái. Cô và chồng, Tong, người mà cô gặp sau khi anh chuyển đến Sanghlaburi từ Bangkok, xem thành phố là một cộng đồng kiểu mẫu, nơi nhiều nền văn hóa chung sống cùng nhau mà không phát sinh xung đột.

"Tôi đã lớn lên ở vùng ngoại ô Bangkok. Đối với hầu hết bạn bè và gia đình tôi, [việc rời khỏi thành phố] là điều không tưởng, nhưng tôi thấy hạnh phúc ở đây, trong một thành phố yên tĩnh, học cách sống của Mon," Tong nói.



Ánh đèn yên bình

Ngay cả khi dân Sangkhlaburi Lầu Mon đã hòa nhập với cộng đồng người Thái, học sinh người Mon theo học tại trường công lập Thái trong khi cha mẹ làm ăn buôn bán ha bên bờ hồ, họ vẫn rất tự hào duy trì nền văn hóa của mình.

Những lúc không tới trường, trẻ em Mon được dạy tiếng Mon, được học các bài hát và nghe những câu chuyện kể của người Mon.

Việc người Mon được phép sinh sống trong khu vực đã hấp dẫn các dân tộc thiểu số thậm chí ở từ tận Pakistan tìm đến, mong có một nơi yên bình để an cư.

Sự đa dạng này được thể hiện ở khu chợ bán đồ tươi sống ở phía cộng đồng người Thái, nơi có vô số ngôn ngữ được sử dụng và các sạp hàng thực phẩm thì bày bán cả hạt đậu lăng và roti (là các nguyên liệu nấu ăn quen thuộc của nhiều sắc dân Nam Á) lẫn món pad Thai và cà-xi xanh kiểu Thái.



Địa điểm du lịch thu hút

Vào năm 2013, mưa dữ dội trút xuống khiến dòng sông Sangkalia dâng cao, tác động vào phần nền móng cây cầu, khiến cầu bị sập một nhịp dài 70m ở phần giữa.

Tin tức nói cả nước đã nỗ lực tái thiết cây cầu, và điều này đã làm nâng cao hình ảnh thành phố, rốt cuộc dẫn đến việc thu hút làn sóng du lịch tới đây.

Ngày nay, du khách bị cuốn hút bởi vẻ đẹp tự nhiên và các công trình kiến trúc của vùng đất hẻo lánh này.



Dấu tích sót lại của một khu định cư đã biến mất

Một trong những điểm thu hút du khách là Wat Saam Prasob, một ngôi đền của người Mon vốn bị làn nước nhấn chìm hồi 40 năm trước cùng với vùng Sangkhlaburi cũ sau khi con đập được xây xong.

Trong mùa khô, từ tháng Mười Một đến tháng Hai, khi nước hồ chứa cạn đi, ngôi đền từ đáy sâu lại hiện lên.

Trong thời gian này, một bàn thờ tạm được dựng lên ở lối vào dành cho mọi người tới cúng bái.

Thắp nhang lên, người ta đọc vang những lời cầu nguyện, lũ trẻ người Mon chào bán cá con, lươn, rùa cho những người sùng đạo để họ phóng sinh trở lại vùng nước hồ với mong muốn giúp tu nhân tích đức, một nghi lễ Phật giáo được các Phật tử thực hiện nhằm mong được tới gần cõi Niết Bàn.



Hai cộng đồng cùng tồn tại

Với dòng khách du lịch đổ đến, Sangkhlaburi vẫn giữ được bản sắc kép độc đáo của mình cùng với nhịp gỗ tuyệt vời của Cầu Mon, lối đi khiến mọi người qua lại dễ dàng giữa hai cộng đồng.

"Biên giới chỉ là một đường phân chia, không giống như một ngọn núi, không khó để vượt qua," I Pe Win, người sống ở bên cộng đồng người Mon, nói.

John McMahon
Photo: John McMahon

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân