TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Trở Lại Tuổi Thơ Cùng Lucky Luke
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Trở Lại Tuổi Thơ Cùng Lucky Luke

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat Jul 06, 2019 1:36 am    Tiêu đề: Trở Lại Tuổi Thơ Cùng Lucky Luke
Tác Giả: Nguyễn Ngọc Chính

Trở Lại Tuổi Thơ Cùng Lucky Luke


Các bạn vào lứa “sáu bảy bó” ở miền Nam chắc hẳn vẫn còn nhớ Lucky Luke, nhân vật cao bồi Miền Tây “Wild Wild West” bắn súng còn nhanh hơn... cái bóng của mình!

Đó không phải là lời khen ngợi của người viết bài này mà đó lại là câu quảng cáo cho tập truyện Lucky Luke khi đăng trên tạp chí Pilote, năm 1968. Để ra mắt tập truyện tranh “Dalton City”, Pilote đã dám cả quyết: “Lucky Luke: L’homme qui tire plus vite que son ombre”.


Hai họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng René Goscinny (truyện tranh Asterix) và Maurice de Bevere (truyện tranh Lucky Luke)


Ấy vậy mà chuyện tranh Luck Luke nổi tiếng thế giới lại không xuất phát từ Mỹ, xứ sở của các chàng cowboy... mà lại từ Bỉ, một quốc gia nhỏ bé tại Châu Âu! Cha đẻ của Lucky Luke là họa sĩ người Bỉ, Maurice de Bevere (1923-2001), còn có biệt danh là Morris. Mãi về sau Morris mới sang Hoa Kỳ.

Lucky Luke “ra chào đời” năm 1947 qua “ông bố” Morris và kể từ đó, một loạt truyện tranh Lucky Luck được phát hành làm “nức lòng” người đọc khắp nơi. Độc giả có thể là cậu bé 9 tuổi và cũng có thể là ông già 99 tuổi... nhưng tựu chung đều say mê với các cuộc phiêu lưu khắp Miền Tây Hoang Dã của Hoa Kỳ.



Lucky Luke xuất hiện lần đầu tiên trên Spirou năm 1947 với câu chuyện lịch sử về tiểu bang Arizona, “Des rails sur la prairie”. Nhân vật này “sống thọ” trong suốt 30 năm (1947-1977) với khoảng 270 triệu bản bằng 31 ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt.

Lucky Luke trong vai “trừ gian, diệt bạo” đã một mình một ngựa (chú ngựa Jolly Jumper) và một súng kè kè bên hông... anh rong ruổi khắp các thị trấn Miền Tây đang mọc lên như nấm sau mưa. Anh đi tới đâu thì ở đó “công lý” được thực thi và khi anh giã từ thì thị trấn được sống trong yên bình.

Công sức của Lucky Luke quả thật đáng khâm phục và tài năng của họa sĩ Morris cũng thật đáng ngưỡng mộ khi ông sáng tác không ngừng nghỉ những cuộc phiêu lưu của một “người hùng cô đơn”!



Giống như các bộ phim cao bồi, hình ảnh thường thấy trong Lucky Luke là những đồng cỏ bạt ngàn, những thị trấn đìu hiu, những quán rượu “saloon” bát nháo, những chuyến xe lửa chạy bằng hơi nước... và nhà tù, nơi trú ngụ thường xuyên của các tay giang hồ tứ chiếng.

Trong Lucky Luke, tên các thị trấn thường được viết trên bảng gỗ với những câu nửa đe dọa, nửa hài hước. Trong các “boom towns” luôn có quán rượu, ngân hàng, đồn cảnh sát sheriff...

Quán rượu cũng là nơi thường xuyên xảy ra ẩu đả và kết thúc với một kẻ... bay ra ngoài, rơi vào máng nước dành cho ngựa ngoài cửa. Còn trong nhà tù, các tù nhân luôn làm công việc đập đá với cặp chân bị xiềng bằng “ball chain”. Các chuyến xe lửa thì thường không tới đúng giờ vì bị cướp chặn đường... “ăn hàng”.



Trong cuốn “O.K Corral” có cuộc đấu súng huyền thoại của Miền Tây, kẻ nào “bắn chậm thì chết”. Trong “Pony Express” là đoàn ngựa tốc hành với việc cố gắng rút ngắn thời gian vận chuyển thư từ giữa miền Tây và miền Đông.

Mọi chuyện ở các thị trấn Miền Tây được Morris vẽ một cách hài hước nhưng lại đầy tính “nhân đạo”. Tên cướp “Billy the Kid” cũng chỉ bị Lucky Luke phạt bằng cách... phết vào mông. Trong toàn bộ các tập truyện, Lucky Luke chỉ một lần duy nhất bắn hạ Mad Jim trong tập về mỏ vàng (La Mine d’Or de Dick Digger) và một lần khác bắn bị thương Phil de Fer, một nhân vật có “đôi chân dài” như các kiều nữ thời bây giờ.



Cuộc chiến với người da đỏ cũng thường xuyên được đề cập đến nhưng luôn kết thúc êm đẹp với sự kiện hai bên cùng ngồi hút... “tẩu thuốc hòa bình” (peace pipe). Và hình ảnh không đổi cuối mỗi tập truyện là Lucky Luke cưỡi chú ngựa Jolly Jumper đi về phía cuối chân trời và hát bằng tiếng Anh: “Tôi là gã cao bồi nghèo đơn độc, rong ruổi trên đường dài xa quê hương, mà đường về nhà còn xa vời vợi... ”

“I’m a poor lonesome cow-boy

And a long far way from home”

Ban đầu, Lucky Luke luôn xuất hiện với điếu thuốc lá trên môi, nhưng về sau để tránh hình ảnh người hùng nghiện thuốc lá, Morris cho thay thế bằng một cọng cỏ ngậm trên miệng. Giải quyết các tình thế một cách hài hước, thông minh, cộng với tài bắn súng “nhanh như chớp” và kể cả sự may mắn, Lucky Luke luôn thành công ở cuối mỗi tập truyện.

Đồng hành với Lucky Luke là Jolly Jumper, “chú ngựa chạy nhanh nhất miền Tây”. Là con ngựa đặc biệt, nên Jolly Jumper biết đi trên dây, thông minh tới mức cùng chơi cờ với Lucky Luke và khi nói chuyện có thể trích dẫn cả... văn học.



Jolly Jumper nhiều lần cứu Lucky Luke thoát khỏi các tình thế khó khăn nhưng hai nhân vật này lại thường xuyên trêu chọc nhau. Như trong tập “Sarah Bernhardt”, Jolly Jumper “chê” vì Lucky Luke soi gương “làm đỏm” trước khi đi gặp mgười đẹp. Còn Lucky Luke lại nhận xét Jolly Jumper “ở truồng” khi chú ngựa này không có yên trên lưng.

Đặc biệt Jolly Jumper rất ghét Rantanplan, được mệnh danh là “con vật ngu ngốc nhất miền Tây” hay “chú chó ngốc hơn cả cái bóng của mình”. Rantanplan là chú chó của trại giam và sheriff giao nhiệm vụ canh giữ bọn “tứ quái” Dalton.



Morris đã xây dựng Rantanplan dựa trên một nguyên mẫu có thực là Rin Tin Tin, một chú chó thông minh, dũng cảm thường xuất hiện trên các bộ phim của hãng Warner Bros vào những năm 1920. Nhưng ngược lại với Rin Tin Tin, Rantanplan là chú chó ngu ngốc, chết nhác, tham ăn, và có cái mũi... bị điếc.



Nhân vật phản diện thường xuyên nhất trong tập truyện tranh là anh em nhà Dalton. Morris đã xây dựng nên bốn tên cướp mang dòng họ Dalton nhưng lại cho chúng chết ngay khi vừa xuất hiện. Về sau, Morris đã cho chúng sống lại bằng cách xuất hiện các anh em họ của Dalton.



Băng cướp Dalton sau bao gồm: Joe, Jack, William và Averell. Trong đó Joe là anh cả, lùn nhất nhưng cũng hung hãn nhất, là thủ lãnh của cả nhóm. Sau đó tới Jack, William, dần cao hơn nhưng cũng bớt hung hãn hơn. Cuối cùng là Averell, em út, cao nhất và cũng... ngốc nhất nhà.

Trong Lucky Luke có cả những người Mexico với cái mũ rộng vành (sombrero) thường ngồi ngủ ngay cạnh đường ray xe lửa. Những người Hoa với mái tóc đuôi sam thường làm nghề đầu bếp hoặc giặt ủi... trong thời Miền Tây đổ xô đi tìm vàng (gold rush).



Ngược lại, một số nhân vật hư cấu trong truyện lại được Morris vẽ theo nguyên mẫu nổi tiếng. Chẳng hạn như một phù thủy da đỏ có gương mặt của ca sĩ Elton John, nhân vật săn tiền thường “Chasseur de primes” có vẻ bề ngoài của diễn viên cowboy Lee Van Cleef. Một tên cướp giống có khuôn mặt giống với “vua hề” Louis de Funès và diễn viên Jack Palance trở thành “chân dài” trong “Fil de Fer”!

Nguyễn Ngọc Chính

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân