TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Kinh tuyến Zéro Greenwich
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Kinh tuyến Zéro Greenwich

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9643

Bài gửiGửi: Tue Jun 18, 2019 12:01 am    Tiêu đề: Kinh tuyến Zéro Greenwich

Kinh tuyến Zéro Greenwich

Thành phố London & sông Thames nhìn từ đồi Greenwich. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Đã đôi lần đến Luân Đôn tôi cứ lần lựa mãi không đến thăm kinh tuyến Zéro (hay còn có thể gọi nôm na là “múi giờ zero” tại Greenwich). Chỉ sau khi đã có dịp đến thăm vĩ tuyến Zéro (đường xích đạo) tại Quito, thủ đô Ecuador, thì tôi có quyết định đến thăm Greenwich, tọa điểm được mệnh danh là “kinh tuyến Zéro” hay còn gọi tắt là “kinh tuyến Greenwich,” giờ tiêu chuẩn quốc tế Greenwich.

Greenwich là khu phố nhỏ nằm về phía Nam thành phố London, gần về phía biển và chỉ cách trung tâm London hơn 9 km. Du khách có thể dùng xe điện từ trung tâm thành phố đến Greenwich, tuy nhiên cho dù không xa lắm, du khách cũng phải mất cả tiếng đồng hồ mới đến được đây. Địa danh Greenwich nổi tiếng thế giới vì đây là nơi được chọn làm kinh tuyến tiêu chuẩn, và các giờ giấc quốc tế GMT được hình thành. Từ đó tất cả giờ giấc trên thế giới được tính dựa theo tiêu chuẩn đó. Ngày nay Greenwich đã trở thành là một địa danh dành cho những ai có tính tò mò tìm hiểu về khoa học thiên văn và thời gian.

Nếu đường vĩ tuyến Zéro (xích đạo) của trái đất được tưởng tượng ra là một con đường “yellow line” phân chia ra Nam-Bắc bán cầu thì đường “kinh tuyến Zéro tưởng tượng” chạy ngang qua Greenwich, đường kinh tuyến này được xem như là một đường dài đỏ “red line tưởng tượng” chạy bổ dọc từ Bắc xuống Nam, tạo thành một góc thẳng với đường xích đạo.


Đài Thiên Văn Hoàng Gia Anh Quốc. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Đường “red line” này chia trái đất ra làm hai phía Đông bán cầu và Tây bán cầu. Từ thế kỷ 19, các nhà hàng hải và khoa học người Anh đã tính toán và đồng ý với nhau chọn giao điểm giữa đường kinh tuyến Zéro và Greenwich là Múi giờ Zéro.

Từ kinh tuyến Zéro này, để thuận tiện và dễ dàng kiểm soát giờ giấc tại các khu vực khác nhau, người ta chia cắt trái đất ra làm 24 múi giờ bằng nhau. Các múi giờ cách nhau mỗi một giờ đồng hồ, và thời gian của mỗi vùng được thay đổi từ Đông sang Tây. Nên chú ý là trái đất tự quay quanh mình theo chiều Đông-Tây (ngược chiều kim đồng hồ). Vì thế trên các tấm bản đồ thế giới người ta vẽ 24 đường kinh tuyến. Thí dụ thành phố New York cách Greenwich sáu múi giờ, có nghĩa là tại Greenwich lúc 0:00 của sáng ngày mùng 2, thì New York vẫn còn là 6:00 chiều của ngày mùng 1.

Mỗi múi giờ này được các quốc gia tự chọn lựa dựa theo quyền lợi kinh tế và trình độ dân trí của từng quốc gia. Những quốc gia nhỏ thì không bị ảnh hưởng nhiều về vấn đề múi giờ, nhưng tại các quốc gia có chiều ngang rộng như Hoa Kỳ, Canada, Nga, Úc hay Trung Quốc thì điều ảnh hưởng này khá rõ.


Cổng vào Đài Thiên Văn. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Có quốc gia không thay đổi múi giờ vì một phần người dân của họ không quen và không hiểu được sự khác biệt về múi giờ, nên chính phủ xứ đó đã không muốn nhức đầu để phải giải quyết nhiều vấn đề khác biệt giờ giấc trong cùng một lãnh thổ. Hơn thế nữa, tâm lý chỉ có một múi giờ duy nhất trong một quốc gia thống nhất lãnh thổ có thể làm cho giới lãnh đạo xứ sở đó cảm thấy an tâm hơn về sự “vẹn toàn” đất nước của họ.

Hoa Kỳ thì khác, xứ sở của tư bản thì lúc nào cũng đặt các vấn đề năng suất, hiệu suất, tiết kiệm, và kết quả lên trên hết. New York và Los Angeles cách biệt nhau 3 giờ đồng hồ, tuy có những bất tiện về giờ giấc trong công việc hành chính. Nhưng bù lại các thành phố này đã tiết kiệm rất nhiều năng lượng trong các lãnh vực điện và giúp ích nhiều hơn cho đời sống sinh hoạt của dân chúng địa phương một cách tương đối có ngày dài hơn đêm.

Cứ nhìn theo phương cách làm việc có “tính cách khoa học,” người ta có thể đánh giá được trình độ lãnh đạo, trình độ khoa học, và trình độ dân trí của đất nước đó. Trung Quốc và Nga là hai xứ không có “múi giờ” trong đất nước họ, trong khi ngược lại Canada, Hoa Kỳ, Úc đều là các quốc gia có “múi giờ” trong lãnh thổ. Và phương cách lãnh đạo cũng như cách sống của người dân tại các xứ sở đó cũng khác hẳn so với Trung Quốc và Nga.


Đường “Red line” hay kinh tuyến Zéro phân chia thời gian Đông Tây. (Hình: ATNT Tours & Travel)


“Múi giờ” đầu tiên được nước Anh đặt ra vào năm 1847 gọi là múi giờ GMT (Greenwich Mean Time). Ngày nay, múi giờ GMT không còn sử dụng nữa, mà người ta đã thay thế bằng tiêu chuẩn Universal Time (UT).

Greenwich đang vào những ngày tháng có ánh nắng mùa Hè, dân Anh đổ xô ra đi tìm nắng ở khắp mọi nơi. Công viên nào cũng thấy người ta nằm phơi nắng. Người dân xứ lạnh rất cần năng lượng mặt trời tích tụ lại trong người cho cả một mùa Thu Đông sắp đến. Công viên Greenwich đầy ắp người phơi nắng.

Đứng trên ngọn đồi Greenwich nhìn trung tâm thành phố London dưới tầm mắt, sân vận động Thiên-niên-kỷ bên đồi phải. London Eye và dòng sông Thames bên trái, chính giữa là những tòa nhà cao ngất đang được xây dựng để cạnh tranh độ cao với các tòa nhà ở Chicago, New York, Thượng Hải mà lòng cảm nhận được một nỗi buâng khuâng nhè nhẹ.


Mũi tên chỉ đường “kinh tuyến tưởng tượng” phân chia thời gian Đông-Tây. (Hình: ATNT Tours & Travel)


Thành phố Luân Đôn vài năm sau này có những thay đổi từ từ. Bộ mặt thành phố khá hơn hẳn. Có lẽ hình ảnh còn sót lại sau khi Luân Đôn tổ chức Thế Vận năm 2012.

Greenwich không chỉ có kinh tuyến Zéro mà còn có Đài Thiên Văn Hoàng Gia, trường Cao Đẳng Hải Quân Hoàng Gia Anh, Maritime Museum, và Đại Học Greenwich vây quanh, đủ cho du khách làm một vòng thưởng ngoạn hết một ngày. Và điều cuối cùng mà du khách cũng đừng quên, kinh tuyến Greenwich còn là một điểm di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO thừa nhận. Bạn có dịp đến Luân Đôn mùa này, hãy dừng chân bên đồi Greenwich nghe múi giờ Zero có đôi lời vi vu trong gió thì thầm đến bạn.

Đi giữa Greenwich và London, ngó ngang ngó dọc vào các cửa hàng bán quà tặng chỉ thấy toàn các món hàng kỷ niệm “made in China.” Bước vào trong các cửa hàng không tên tuổi thì cũng gặp hàng “made in RPC.” Đôi chỗ người ta không còn dám in nhãn hiệu làm sản xuất ở đâu nữa, chỉ để trống không. Tuy không nói ra, nhưng ai cũng hiểu tất cả các món hàng đó đều được làm từ ông chủ Tàu Cộng! Họ làm thế để ai muốn hiểu sao cũng được.

Trần Nguyên Thắng/ATNT Tours & Travel

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Du Lịch Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân