TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THE BHAGAVADGÌTÀ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THE BHAGAVADGÌTÀ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Jun 10, 2019 2:46 am    Tiêu đề: THE BHAGAVADGÌTÀ



THE BHAGAVADGÌTÀ

      THE BHAGAVDGÌTÀ

      Trước khi trích vài đoạn trong Kinh của Ấn giáo, The Bhagavadgìtà, chúng tôi xin dẫn ra đây vài phát biểu của các danh nhân về tác phẩm này.

      Trong bài trước, chúng tôi đã dẫn chứng từ sách NHẬP MÔN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ của GS Lê Xuân Khoa, theo cuốn Hindouisme et Buddhisme, Gallimard, Paris 1963, tr. 16-17 rằng: “Trong tất cả những thánh-thư của nhân loại, không có cuốn nào vĩ đại, đầy đủ và văn tắt cho bằng the Bhagavadgìtà. ”

      Nay chúng tôi xin trích dẫn thêm cũng từ GS Lê Xuân Khoa lời của Aldous Huxley (1894-1963), triết gia danh tiếng người Anh: ”Cái trung-tâm tôn-giáo Ấn-độ ấy cũng là một trong những công-trình đúc-kết minh-bạch dễ hiểu nhất của Triết-học Truyền-thống (Perennial Philosophy) mà con người ta từng thực-hiện được. Bởi thế nó có một giá trị trường cửu, không phải chỉ đối với dân tộc Ấn Độ mà đối với toàn thể nhân loại. ” (Bhagavdgita, translated by Swami Prahabhavanada and Christopher Isherwood, Mentor, NewYork, 1960, Introduction by A. Huxley;tr. 13).

      Ngoài ra còn có các tên tuổi sau đây cũng ca tụng The Bhagvadgita: Eisntein, Oppenheimer, Emerson, Carl Jung, Hermann Hess v. v..



      Và bây giờ là một vĩ nhân của thế giới và là thánh nhân của Ấn-độ, M. K Gàndhi (1869-1948) मोहनदास करमचन्द गांधी: Mohandas Karamchan Gandhi:

      “I find a solace in the Bhagavadgītā that I miss even in the Sermon on the Mount. When disappointment stares me in the face and alone I see not one ray of light, I go back to the Bhagavadgītā. I found a verse here and a verse there and I immediately begin to smile in the midst of overwhelming tragedies – and my life has been full of external tragedies – and if they have left no visible, no indelible scar on me, I owe it all to the teachings of the Bhagavadgītā. ”
      M. K. Gāndhi (1869-1948)
      (Young India, 1925, pp 1078-1079)

      (Tôi tìm thấy một niềm an ủi trong Chí Tôn Ca mà tôi không gặp được ngay cả trong Bài Giảng trên Núi (*). Khi những nỗi tuyệt vọng tràn đến trong tôi, tôi cô độc, chẳng thấy một tia sáng nào thì tôi trở lại Chí Tôn Ca. Tôi tìm thấy đây đó những vần thơ, lập tức tôi bắt đầu mỉm cười giữa những bi kịch bên ngoài bao phủ - mà cuộc đời tôi dẫy đầy những bi kịch đó – và nếu không một vết sẹo nào hiện ra và hằn trên thân xác tôi là nhờ ở những lời dạy trong Chí Tôn Ca này. ” ĐKP dịch
      --------------------------------------------------------------- ---------
      (*) tức là: Bài Giảng Trên Núi của Chúa Jesus.
      --------------------------------------------------------------- ----------



Và sau đây là những lời của Thánh Gandhi trích từ tác phẩm của Ngài THE BHAGAVAD GITA ACCORDING TO GANDHI:

      1- In the Gita, the author has cleverly made use of the event to teach great truths. ”
      ― Mahatma Gandhi, The Bhagavad Gita: According to Gandhi
      (Trong Chí Tôn Ca, người viết đã khéo léo dùng sự việc để dạy các sự thật to lớn) ĐKP dịch

      2- Nor is the Gita a collection of do’s and dont’s. What is lawful for one may be unlawful for another. What may be permissible at one time, or in one place, may not be so at another time, and in another place. Desire for fruit is the only universal prohibition. Desirelessness is obligatory. ”
      ― Mahatma Gandhi, The Bhagavad Gita: According to Gandhi
      (Chẳng phải Chí Tôn Ca, một sưu tập về những điều nên làm và không nên làm. [Bởi vì] Những gì đúng luật với người này có thể là không đúng luật với người khác. Cái gì được phép tại một nơi nào đó, một lúc nào đó, cũng có thể là không được phép tại một nơi kia và vào một thời điểm khác. Mong ước có được kết quả là một điều cấm đoán chung duy nhất. Sự vô cầu là bắt buộc) ĐKP dịch

      3- “The Gita has sung the praises of Knowledge, but it is beyond the mere intellect; it is essentially addressed to the heart and capable of being understood by the heart. ”
      ― Mahatma Gandhi, The Bhagavad Gita According to Gandhi
      (Chí Tôn Ca đã ca tụng Tri thức, nhưng đó chỉ là trí năng mà thôi. Điều thiết yếu chính là trái tim và khả năng được trái tim thông hiểu.) ĐKP dịch

      4- “The manner in which the Gita has solved the problem is to my knowledge unique. The Gita says, ‘Do your allotted work but renounce its fruit — be detached and work — have no desire for reward and work. ”
      ― Mahatma Gandhi, The Bhagavad Gita: According to Gandhi
      (Cách mà Chí Tôn Ca đã giải quyết được vấn đề, đối với tôi là tri thức vô song. Chí Tôn Ca nói “Hãy làm công việc mà mi được phân bổ nhưng hãy khước từ kết quả của nó – tách biệt nó ra - hãy làm chứ đừng mong cầu gì thành quả và công việc.) ĐKP dịch

      5- “Man is not at peace with himself till he has become like unto God. The endeavour to reach this state is the supreme, the only ambition worth having. And this is self-realization. ”
      ― Mahatma Gandhi, The Bhagavad Gita According to Gandhi
      (Chỉ khi nào hòa nhập với Đấng Tối Cao con người mới có được sự yên bình chính nó. Nỗ lực đạt đến trạng thái này là tối thượng, đó là mong cầu duy nhất đáng có. Đây mới chính là giác-ngộ.) ĐKP dịch

      6- “Before God the work of man will be judged by the spirit in which it is done, not by the nature of the work which makes no difference whatsoever. ”
      ― Mohandas K. Gandhi, The Bhagavad Gita According to Gandhi
      (Trước Đấng Chí Tôn những gì con người làm sẽ bị phán xét bởi tâm linh trong đó chính là công việc mình đã làm chứ không phải tính chất của công việc, vì tính chất của công việc không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào cả.) ĐKP dịch

      7- “Knowledge without devotion will be like a misfire. Therefore, says the Gita, ‘Have devotion, and knowledge will follow. ’ This devotion is not mere lip worship, it is a wrestling with death. Hence, the Gita’s assessment of the devotee’s quality is similar to that of the sage. Thus the devotion required by the Gita is no soft-hearted effusiveness.
      ― Mahatma Gandhi, Bhagavad Gita According to Gandhi
      (Tri thức mà không có lòng tận tụy như súng tịt ngòi. Vì vậy, Chí Tôn Ca nói “Hãy tận tụy rồi tri thức sẽ đi theo”. Lòng tận tụy này không phải chỉ là sùng bái nơi đầu môi chót lưỡi, mà là sự vật lộn với cái chết. Như thế, Chí Tôn Ca đánh giá phẩm tính của người có lòng tận tụy giống như phẩm tính của một hiền nhân. Cho nên,, lòng tận tụy mà Chí Tôn Ca đòi hỏi không phải là người có trái tim yếu mềm dạt dào[tình cảm]. ” ĐKP dịch.

      **************************************
      Ở đoạn đầu của bài này, sách NHẬP MÔN TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ của GS Lê Xuân Khoa, theo cuốn Hindouisme et Buddhisme, Gallimard, Paris 1963, tr. 16-17 rằng: “Trong tất cả những thánh-thư của nhân loại, không có cuốn nào vĩ đại, đầy đủ và văn tắt cho bằng the Bhagavadgìtà."

      Sở dĩ nói là VẮN TẮT là vì Kinh chỉ có vỏn vẹn 700 câu thơ chia làm 18 chương. Trong cuốn THE BHAGAVADGITA (nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, bản in lần thứ 5 năm 1987) dài 211 trang khổ nhỏ (15. cm x 11 cm) của mình, đạo sư Swami Nikhilananda (1895-1973) đã viết như sau trong lời nói đầu:

      “A wandering monk, who has given up all earthly possessions, often carries a pocket edition of the Gìtà. It is an excellent manual of Hinduism. ” [sđd. trang V] (Một du tăng, buông bỏ hết của cải thế gian, thường chỉ mang một cái túi để đựng Kinh này. Đó là một cuốn cẩm nang tuyệt vời của Ấn giáo.)

      (Còn tiếp)

      Tây đô, buổi trưa không nắng
      June 10th 2019
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân