TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Số phận của các lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Số phận của các lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Wed Jun 05, 2019 11:55 pm    Tiêu đề: Số phận của các lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn

Số phận của các lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn


Sau sự việc ngày 4/6/1989, các giới chức Trung cộng đã mô tả nó như là một "cuộc bạo loạn phản cách mạng" và do đó đã bắt giữ và đàn áp những người liên quan đến phong trào. Nhiều lãnh đạo sinh viên phải di tản lưu vong sang các nước phương Tây.


VƯƠNG ĐAN

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Đại diện của BSAF, nhân vật chính vận động cho tuyệt thực, phó chỉ huy 'Bộ tư lệnh công trường Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 24 tuổi, quê từ Cát Lâm, sinh viên ngành sử Đại Học Bắc Kinh

Thông tin thêm

Vương ̣Đan sau đó cho hay anh sinh ngày 26/02/1969, và năm 2019 là 50 tuổi, quê gốc ở Sơn Đông

Vị trí trong phong trào 1989

Đại diện của BSAF, nhân vật chính vận động cho tuyệt thực, phó chỉ huy 'Bộ tư lệnh công trường Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Anh bị bắt tháng 7/1989, nhận án tù 4 năm vào năm 1991 vì "tuyên truyền phản cách mạng" và kêu gọi lật đổ chính phủ. Được thả vào tháng 2/1993, và bị bắt lại tháng 5/1995 và xử tội lật đổ chính phủ vào tháng 10/1996, án 11 năm. Vương Đan được thả nhờ ân giảm vì lý do sức khoẻ năm 1998, trước khi TT Clinton thăm Trung cộng, và sau đó đã sang Mỹ, học có bằng thạc sĩ Đại Học Harvard và nhận thẻ xanh ở Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã từ chối không gia hạn sổ thông hành Trung cộng của Anh từ 1993 nhưng vẫn không tước quốc tịch Trung cộng của anh một cách chính thức.

Hiện nay đang ở đâu?

Vương Đang làm giảng viên tại một số đại học của Đài Loan từ 2017, và sau đó đã về Mỹ, hiện sống tại Maryland. Ông mở viện nghiên cứu Đối thoại Trung Hoa (Dialogue China) vào năm 2018. Hiện Vương Đan còn làm thơ lúc rảnh rỗi.

Trả lời BBC nhân kỷ niệm Thiên An Môn năm nay:

Tôi đã nêu ra ý tưởng rằng "sinh viên cũng sai mà chính phủ thì có lỗi" khi tôi mới sang Mỹ. Tôi tự cảm thấy có lỗi khi đó. Là lãnh đạo chủ chốt của phong trào, tôi vẫn sống, mà nhiều bạn khác bị giết. Vì thế tôi đã nghĩ là có điều gì đó sai trái. Ngay cả bây giờ, sau khi nghĩ lại, tôi vẫn tin như vậy. Chúng tôi không hề đúng trong mọi quyết định, vì điều đó là bất khả. Tất nhiên chúng tôi cần chiêm nghiệm lại, và đã nghĩ liệu phong trào đó có đi theo một con đường khác tốt hơn hay không. Nhưng hôm nay, tôi sẽ không nói, "sinh viên sai, chính phủ có lỗi" nữa. Không ai có thể yêu cầu chúng tôi nhận mọi sai lầm khi mà chính phủ Trung cộng vẫn chưa nhận là họ đã gây ra cuộc giết chóc.


Wu'er Kaixi

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Ủy viên BSAF, đại diện sinh viên trong cuộc gặp Thủ tướng Lý Bằng ngày 18/05.


Nội dung lệnh truy nã

Từng có tên là Orkesh Dolet, nam giới, sinh ngày 17/02/1968, là người sắc tộc Uyghur, gốc ở Gulja, Tân Cương. Năm 1988 vào học Đại học Sư phạm Bắc Kinh.

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF, đại diện sinh viên trong cuộc gặp Thủ tướng Lý Bằng ngày 18/05.

Sau khi bị truy nã

Anh trốn sang Hong Kong, rồi tới Pháp, và đến Hoa Kỳ. Tại đó, anh quen cô Trần Tuệ Linh, người Đài Loan, và sau hai người kết hôn. Họ về ở Đài Trung và Wu-er Kaixi nhập tịch Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Năm 2004, anh được nhập cảnh Đài Loan để dự đám tang ca sĩ Anita Mui, người có cảm tình với phong trào sinh viên Thiên An Môn. Trong những năm sau, anh đã vài lần tự nộp mình cho Trung cộng qua ngả Hong Kong, Macao và chạy cả vào Đại Sứ Quán Trung cộng ở Nhật Bản, nhưng đều bị họ từ chối. Anh từng tuyên bố ra tranh cử vào nghị viện Đài Loan nhưng sau lại rút lui.

Hiện nay đang ở đâu?

Wu-er Kaixi viết báo, làm nhà bình luận chính trị. Bắc Kinh chưa bao giờ xóa lệnh truy nã Wu-er Kaixi.

Wu-er Kaixi nói với BBC:

"Nếu lịch sử thế kỷ 20 được gom lại chỉ trong hai trang sách, tôi tin rằng phong trào sinh viên Thiên An Môn cũng phải được nhắc đến trong một dòng."

"Chính quyền Trung cộng phải chịu trách nhiệm cao nhất về phong trào 1989, và chừng nào họ chưa bị quy trách nhiệm, chúng ta chưa nên nói về trách nhiệm của sinh viên. Là thành viên phong trào, tôi sẵn sàng đối thoại với bất cứ ai về chuyện này, tôi nghĩ phong trào có lý trí cao, có đạo đức và đã có những hy sinh cao đẹp nhất."


Lưu Cương

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Sáng lập ra BSAF, tổ chức các nhóm tình nguyện viên ngăn Quân Giải phóng.


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 28 tuổi vào năm 1989, quê gốc ở Cát Lâm, cựu sinh viên khoa Vật lý, Đại Học Bắc Kinh

Thông tin thêm

Lưu Cương đã tốt nghiệp khóa trên đại học và đang làm việc tại Đại học Công nghệ Hà Bắc, tỉnh An Huy khi trong trào sinh viên Thiên An Môn nổ ra.

Vị trí trong phong trào 1989

Sáng lập ra BSAF, tổ chức các nhóm tình nguyện viên ngăn Quân Giải phóng.

Sau khi bị truy nã

Lưu Cương bị công an Bảo Định, Hà Bắc bắt và giam tại nhà tù Tần Thành, rồi bị chuyển đến trại lao cải số 2, Liêu Ninh. Tòa Trung cộng xử anh 6 năm tù tội "tuyên truyền phản cách mạng" vào tháng 2/1991. Sau khi ra tù anh bị quản chế tại quê và trốn khỏi Trung cộng nhờ nhóm Hoàng Yến và được Hoa Kỳ công nhận tỵ nạn năm 1996. Anh học ngành kỹ thuật thông tin và có bằng lập trình viên tại Mỹ, từng làm ở Wall Street và cưới vợ, Quách Anh Hoa, có một con gái. Nhưng đến 2001, họ ly hôn nhiều căng thẳng và Lưu Cương nói Quách Anh Hoa là gián điệp của Bắc Kinh.

Hiện nay đang ở đâu?

Theo một tổ chức ở Hong Kong, hiện Lưu Cương đ̣ang sống tại New York, và viết blog đều nhưng cũng dính líu vào việc cãi nhau trên mạng với một nhà tài phiệt Trung cộng sống lưu vong là Quách Văn Quý.


Sài Linh

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Chỉ huy cuộc tuyệt thực, giám đốc Ban chỉ huy bảo vệ Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nữ, sinh ngày 15/04/1966, quê Sơn Đông, năm 1986 đã tốt nghiệp ngành tâm lý học, Đại học Sư phạm Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Chỉ huy cuộc tuyệt thực, giám đốc Ban chỉ huy bảo vệ Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Cô cùng chồng khi đó, Phòng Tùng Đức, đi trốn mất 10 tháng rồi sang được Hong Kong, để đến Pháp. Sau khi sang Mỹ, hai người ly hôn. Tốt nghiệp Princeton với bằng thạc sĩ, Sài Linh làm cho công ty Bain & Company, nơi cô gặp người chồng hiện nay, doanh nhân Robert Maginn. Năm 2007, Sài Linh kiện công ty sản xuất phim tài liệu 'Cổng Thiên An Môn' (The Gate of Heavenly Peace) nhưng bị tòa bác đơn. Nay là người Ki Tô giáo, Sài Linh khiến các đồng chí cũ bực bội vì từng nói là có thể tha thứ cho Đặng Tiểu Bình và Lý Bằng về vụ Thiên An Môn.

Hiện nay đang ở đâu?

Sài Linh lập công ty Jenzabar năm 1998 để bán phần mềm giáo dục. Bà cũng lập ra NGO là 'All Girls Allowed' để vận động về chính sách gia đình cho người Trung cộng.


Chu Phong Tỏa

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Ủy viên BSAF, sáng lập viên đài tiếng nói sinh viên phát từ Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh ngày 5/10/1967, quê Trường An, nay thuộc Tây An, Thiểm Tây, năm 1985 là sinh viên khoa Vật lý Đại Học Thanh Hoa

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF, sáng lập viên đài tiếng nói sinh viên phát từ Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Chu Phong Tỏa bị bắt 13/06/1989 và tống vào nhà giam Tần Thành, rồi được thả tháng 6/1990, không có án. Thế nhưng Chu bị đuổi học, và sau đó bị công an Hà Bắc bắt đi lao động trong nhà máy xi-măng. Năm 1995, anh được cho xuất cảnh để sang Hoa Kỳ, nơi anh học ngành kinh doanh ở Chicago. Sau đó, cùng Vương Đan, Lưu Cương, Hùng Diên, Chu Phong Tỏa tung ra cuộc vận động xử Lý Bằng vì tội ác chống con người mà không thành. Năm 2014, Chu về Bắc Kinh bằng sổ thông hành Mỹ, bị công an bắt và trục xuất. Cuối năm đó, anh tham gia cuộc chiếm đóng khu Admiralty ở Hong Kong trong cuộc biểu tình một tuần của phong trào Occupy Central.

Hiện nay đang ở đâu?

Chu sống tại Newark, New Jersey, và gần đây bỏ ngành tài chính để lãnh đạo NGO 'Hoạt động nhân đạo vì Trung Hoa' mà ông lập ra năm 2007.


Địch Vĩ Dân

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)
Ủy viên BSAF


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 21 tuổi vào năm 1989, quê Hà Nam, sinh viên Học viện Kinh tế Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF

Sau khi bị truy nã

Địch Vĩ Dân chạy trốn bằng xe lửa tới Urumqi, Tân Cương và ẩn náu tại đó đến tháng 3/1990 thì bị bắt và xử 3,5 năm tù vì tội "tuyên truyền phản cách mạng". Anh bị giam ở Tần Thành, rồi sau được thả (1993) và lập gia đình năm 1995. Sang tháng 10/1998, Địch Vĩ Dân lập ra Đảng Dân chủ Trung Hoa nhưng bị cấm. Tháng 4/2013, anh công khai tưởng niệm vụ Thiên An Môn ở Trung cộng.

Hiện nay đang ở đâu?

Địch Vĩ Dân làm việc ở công ty tư tại Hà Nam.


Lương Phách Thôn

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)
Ủy viên BSAF, thủ quỹ


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh ngày 11/05/1969, quê Tứ Xuyên, vào năm 1987 vào khoa tâm lý Đại Học Sư phạm Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF, thủ quỹ

Sau khi bị truy nã

Trốn khỏi Trung cộng, anh sang Hoa Kỳ, học Đại Học Brigham Young University và University of San Francisco. Tháng 5/1994, anh nêu thỉnh nguyện thư muốn về Trung cộng tại Lãnh sự quán Trung cộng ở San Francisco và tuyệt thực 48 tiếng vì bị từ chối.

Hiện nay đang ở đâu?

Nguồn tin từ giới vận động nói Lương Phách Thôn tới sống ở Đài Loan sau khủng hoảng tài chính 2008 và đến cả Úc. Các tin này chưa thể kiểm chứng được.


Vương Chính Vân

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)
Ủy viên BSAF


Nội dung lệnh truy nã

Người dân tộc Kucong ở tỉnh Vân Nam, sinh năm 1968, và sống ở Vân Nam

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF

Sau khi bị truy nã

Bị bắt tại Vân Nam tháng 7/1989 rồi được thả đúng 2 năm sau. Hồi 2006, anh nói qua điện thoại với Phong Tòng Đức rằng hiện anh đang trồng chuối ở vùng núi giáp Việt Nam. Kể từ đó, không ai liên lạc với Vương nữa.

Hiện nay đang ở đâu?

Tin tức báo chí hồi 2014 cho rằng Vương Chính Vân vẫn sống ở Côn Minh, Vân Nam


Trịnh Húc Quang

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Lãnh đạo nhóm sinh viên muốn đối thoại với chính quyền. Tư lệnh Bộ chỉ huy lâm thời công trường Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 20 tuổi vào năm 1989, quê gốc Hà Nam, sống tại Tây An, sinh viên khoa Công nghệ Vũ trụ và Khí động học, Đại Học Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Lãnh đạo nhóm sinh viên muốn đối thoại với chính quyền. Tư lệnh Bộ chỉ huy lâm thời công trường Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Anh chạy xuống Quảng Châu, và bị bắt ngày 27/07, nhận án 2 năm tù, và thụ án ở Tần Thành. Năm 1993 Trịnh Húc Quang công bố Hiến chương Hòa bình cùng đồng chí là Tần Vĩnh Dân, sau đó kêu gọi "bao dung dân tộc" và bị bắt giam một tháng. Năm 1996, Trịnh ra làm trong khu vực tư nhân, và năm 2005, anh được mời dự lễ tang Triệu Tử Dương.

Hiện nay đang ở đâu?

Sống tại Bắc Kinh, và năm 2019 có sang Hoa Kỳ bị một diễn đàn kỷ niệm 30 năm vụ Thiên An Môn. Hiện chưa rõ có về lại Trung cộng hay không, theo những gì Trịnh nói với BBC.

Trịnh Húc Quang nói với BBC:

"Tôi chứng kiến nhiều sinh viên và người dân Bắc Kinh bị Đảng CS giết chết. Họ vẫn bị coi là 'bọn phản loạn' mà đúng ra họ phải được đối xử công bằng sau khi đã chết. Họ chết để bảo vệ nhân quyền và thân nhân họ đến nay vẫn bị đàn áp."


Mã Thiếu Phương

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Sáng lập viên BSAF và cùng Vương Đan, Wu'er Kaixin tổ chức tuyệt thực


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 11/1964, quê Dương Châu, Giang Tô, sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Sáng lập viên BSAF và cùng Vương Đan, Wu'er Kaixin tổ chức tuyệt thực

Sau khi bị truy nã

Bị bắt ở Quảng Châu và xử tù 3 năm vào tháng 10/1990 và thụ án trong trại Tần Thành rồi ở nhà tù tại Giang Tô. Tháng 5/1994, anh cùng Vương Đan, Địch Vĩ Dân, Trịnh Húc Quang và một số người khác ký kiến nghị gửi lên QH Trung cộng đề nghị đánh giá lại phong trào sinh viên Thiên An Môn. Tháng 1/2005, anh đến nhà cố TBT Triệu Tử Dương để viếng. Là một trong những người đầu tiên ký Hiến chương 08 của Lưu Hiểu Ba, năm 2014, anh tham gia tưởng niệm Thiên An Môn công khai ở tỉnh Hà Bắc. Tháng 7/2017, Mã Thiếu Phương cùng một số người tổ chức tưởng niệm Lưu Hiểu Ba trong một khách sạn ở Bắc Kinh.


Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Wed Jun 05, 2019 11:55 pm    Tiêu đề: Số phận của các lãnh đạo sinh viên Thiên An Môn

Dương Đào

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)

Chủ tịch BSAF, chủ trương bãi khóa và muốn di tản đám đông ra khỏi Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nam, vào năm 1989 mới 19 tuổi, sinh viên khoa sử Đại Học Bắc Kinh

Thông tin thêm

Cùng phòng trọ với Vương Đan

Vị trí trong phong trào 1989

Chủ tịch BSAF, chủ trương bãi khóa và muốn di tản đám đông ra khỏi Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Bị cảnh sát bắt ngày 16/04 và được thả vào tháng 9/1990 nhưng bị đuổi học. Tháng 5/1999 bị bắt lại ở Quảng Châu vì nghi vấn "kêu gọi lật đổ chính phủ". Dương Đào được thả vào tháng 5/2003.

Hiện nay đang ở đâu?

Kinh doanh ở Thượng Hải, theo một nguồn từ Hong Kong năm 2014


Vương Trị Tân

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Tổng thư ký BSAF, một trong số sinh viên đi gặp Lý Bằng


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 11/1967, quê Sơn Tây, sinh viên Khoa Luật và Chính trị học, sống tại Sơn Tây

Vị trí trong phong trào 1989

Tổng thư ký BSAF, một trong số sinh viên đi gặp Lý Bằng

Sau khi bị truy nã

Trốn tới Tân Cương nhưng sau bị bắt vào tháng 10/1990 và bị giam ở nhà tù Tần Thành tới tháng 6/1991. Bị buộc phải về quê sống và sau tới Quảng Đông làm ăn. Kết hôn năm 2000.

Hiện nay đang ở đâu?

Vào tháng 5/2019, theo BBC tìm hiểu, Vương Trị Tân làm việc trong một công ty thiết bị y tế ở Trung cộng


Phong Tòng Đức

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Đại diện của BSAF, phó chỉ huy nhóm bảo vệ Thiên An Môn


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 22 tuổi, quê gốc ở Tứ Xuyên, sinh viên Khoa điều khiển học, Đại Học Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Đại diện của BSAF, phó chỉ huy nhóm bảo vệ Thiên An Môn

Sau khi bị truy nã

Phong Tòng Đức và vợ Sài Linh chạy trốn, ẩn náu 10 tháng ở Trung cộng trước khi sang được Hong Kong, rồi tới Pháp. Họ ly hôn sau khi đến Mỹ. Phong học tại trường Ecole Pratique de Hautes Etudes về tôn giáo và có bằng tiến sĩ năm 2003. Từ 2005-2008 anh là phát ngôn viên cho tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights đóng tại New York, chuyên về Trung cộng. Tháng 10/2010, Phong Tòng Đức đã thay mặt Lưu Hiểu Ba tới Oslo, Na Uy nhận giải Nobel Hòa bình.

Hiện nay đang ở đâu?

Phong sống tại San Francisco, làm nghề thiết kế dữ liệu điện toán. Anh cũng lập ra 64memo.com để bảo tồn tài liệu, lời của nhân chứng về vụ Thiên An Môn nhưng thường xuyên mâu thuẫn với Vương Đan.


Vương Siêu Hoa

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Ủy viên BSAF, Phó Chủ tịch, ̣thành viên đoàn sinh viên gặp chính phủ này 13/05


Nội dung lệnh truy nã

Nữ, 37 tuổi, sinh viên Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên BSAF, Phó Chủ tịch, ̣thành viên đoàn sinh viên gặp chính phủ này 13/05

Sau khi bị truy nã

Vương Siêu Hoa trốn một năm ở Trung cộng rồi sang được Hong Kong. Cô cùng sáng lập một tờ báo của giới bất đồng chính kiến Trung cộng ở khu vực Bắc Mỹ, ấn phẩm sau Vương Đan tiếp quản lại. Năm 1991, Vương Siêu Hoa rời tờ báo, đi học và đến 2008 có bằng tiến sĩ và thỉnh giảng ở Viện Academia Sinica, Đài Loan từ 2009 -2011. Năm 2004, cô được phép dùng sổ thông hành Mỹ tới Hong Kong gặp thân nhân từ lục địa tới nhưng không được tham gia các hoạt động công khai nào. Tháng 2/2011, cô bị từ chối nhập cảnh Hong Kong khi muốn tới dự đám tang của Sheto Wah.

Hiện nay đang ở đâu?

Vương Siêu Hoa hiện sống ở Los Angeles và là nhà nghiên cứu độc lập. Bà tham gia thinktank Dialogue China của Vương Đan năm 2018.

Trả lời BBC nhân kỷ niệm Thiên An Môn năm nay:

TS Vương Siêu Hoa nói: "Đảng CS Trung cộng thời Tập Cận Bình không chỉ dùng quyền lực như một dạng độc tài cá nhân, mà còn dùng việc làm trong xã hội tư bản như công cụ kiểm soát Trung cộng, vậy nếu ai đó không nghe lời thì sẽ không có cả đường nào để sống." Bà cũng tin rằng không có con đường nào khác né tránh được trào lưu dân chủ.


Vương Hữu Tài

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Tổng thư ký BSAF, tổ chức bệnh viện dã chiến để cấp cứu người bị quân đội bắn giết


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 6/1966, quê Chiết Giang, học khoa Vật lý, Đại Học Bắc Kinh

Thông tin thêm

Vương Hữu Tài từng nói hình trên lệnh truy nã không giống anh

Vị trí trong phong trào 1989

Tổng thư ký BSAF, tổ chức bệnh viện dã chiến để cấp cứu người bị quân đội bắn giết

Sau khi bị truy nã

Trốn xuống Thượng Hải, qua Nội Mông rồi tới Quảng Châu và bị công an bắt ngày 19/06 ở Chiết Giang. Tháng 12/1990 bị xử 4 năm tù, và sau giảm xuống 1 năm nhờ púc thẩm. Tháng 6/1998, anh tham gia lập Ủy ban Tổ chức của Đảng Dân chủ Trung cộng ở Chiết Giang và lại bị bắt, xử 11 năm tù vì tội "kích động lật đổ chính phủ". Được thả vì lý do y tế tháng 3/2004,Vương Hữu Tài sang Mỹ và trở thành nhà nghiên cứu thuộc Fairbank Center for Chinese Studies, Đại Học Harvard, nhận bằng tiến sĩ Đại Học Illinois năm 2011.

Hiện nay đang ở đâu?

Tin từ 2014 cho hay Vương Hữu Tài hiện sống ở Chicago và làm nghiên cứu. Năm 2018 ông cho hay ông ngừng mọi hoạt động với phong trào dân chủ.

Hình của Grace Wong, Digital Marketing fellow từ tổ chức Pittsburgh Cultural Trust


Trương Chí Thanh

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)
Ủy viên Hội sinh viên BSAF


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 6/1964, quê gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sinh viên Đại Học Luật và Chính trị học

Vị trí trong phong trào 1989

Ủy viên Hội sinh viên BSAF

Sau khi bị truy nã

Trương bị bắt tháng 1/1991 và sau đó được thả. Có tin ông sang Hoa Kỳ.

Hiện nay đang ở đâu?

Không rõ


Trương Bá Lập

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Tổng biên tập tờ báo sinh viên Đại Học Bắc Kinh, phó chủ tịch ủy ban tuyệt thực, hiệu trưởng 'Đại Học Dân chủ Thiên An Môn'


Nội dung lệnh truy nã

Nam, 26 tuổi, quê Hắc Long Giang, sinh viên Đại Học Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Tổng biên tập tờ báo sinh viên Đại Học Bắc Kinh, phó chủ tịch ủy ban tuyệt thực, hiệu trưởng 'Đại Học Dân chủ Thiên An Môn'

Sau khi bị truy nã

Trương Bá Lập trốn về làng quê Hắc Long Giang, và ở đó đã vào Ki Tô giáo. Khi trốn sang Liên Xô vào đêm Giáng Sinh 1989, anh bị biên phòng bắt và bị giam đến tháng 1/1991, sau đó biên phòng Liên Xô buộc anh về Trung cộng. Cuối cùng, Trương trốn sang Hong Kong và rồi đến Hoa Kỳ, nhận quy chế tỵ nạn. Vào học Princeton, anh phải ngừng học vì bệnh thận, cuối cùng thì sang ̣Đài Loan học thần học, và thành tu sĩ.

Hiện nay đang ở đâu?

Làm chủ một nhà thờ tại Chantilly, Virginia, Hoa Kỳ


Lý Lục

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Chỉ huy 'Ủy ban bảo vệ trại Thiên An Môn' khi có lệnh giới nghiêm


Nội dung lệnh truy nã

Nam, chừng 20 tuổi, sinh viên Đại Học Nam Kinh

Thông tin thêm

Sinh năm 1966 ở Đường Sơn, Hà Bắc, bị cảnh sát bắt khi 23 tuổi, sinh viên duy nhất từ bên ngoài Bắc Kinh tham gia Thiên An Môn

Vị trí trong phong trào 1989

Chỉ huy 'Ủy ban bảo vệ trại Thiên An Môn' khi có lệnh giới nghiêm

Sau khi bị truy nã

Lý Lục trốn sang Hong Kong vào tháng 6/1989 và sang Pháp rồi tới Mỹ. Năm 1997 anh lập quỹ đầu tư Himalaya, và năm 2000 thì cưới vợ. Tháng 9/2000, anh cùng Warren Buffett và Bill Gates thăm Trung cộng bốn ngày, và chính quyền cho anh nhập cảnh mà không bắt dù vẫn còn lệnh truy nã. Từ 2014 Lý xuất hiện trên Sina Weibo mà có vẻ không bị nhà nước Trung cộng kiểm duyệt.

Hiện nay đang ở đâu?

Chủ tịch quỹ Himalaya Capital


Trương Minh

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Chỉ huy tự vệ của sinh viên để ngăn quân đội


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 4/1965, quê gốc Cát Lâm, sinh viên Khoa tự động học, Đại Học Thanh Hoa

Vị trí trong phong trào 1989

Chỉ huy tự vệ của sinh viên để ngăn quân đội

Sau khi bị truy nã

Trương Minh bị bắt ở Thẩm Quyến, Quảng Đông vào tháng 9 và nhận 3 năm tù giam, cũng bị giam tại Tần Thành, rồi chuyển tới trại Lao Cải ở Liêu Ninh. Sau khi ra tù, anh làm ăn ở Thượng Hải, và đến tháng 9/2002 bị công an bắt lại với cáo buộc "chuẩn bị chất nổ phá tòa nhà chính phủ". Một năm sau, Trương bị xử tù giam 7 năm vì "lừa tiền", nhưng đến 2006 được thả vì lý do sức khỏe.

Hiện nay đang ở đâu?

Sống ở quê nhà với vợ con, theo cuốn sách Thăm lại Thiên An Môn của Louisa Lim, cựu phóng viên BBC năm 2014

Hình do Louisa Lim, Đại Học Melbourne, cựu phóng viên BBC ở Trung cộng cung cấp.


Hùng Vỹ

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái)

Liên lạc với Hồng thập tự Bắc Kinh để giúp sinh viên tuyệt thực


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 7/1966. quê Hồ Bắc, sinh viên khoa cơ khí điện đài, Đại Học Thanh Hoa, sống ở Bắc Kinh

Vị trí trong phong trào 1989

Liên lạc với Hồng thập tự Bắc Kinh để giúp sinh viên tuyệt thực

Sau khi bị truy nã

Mẹ của Hùng Vỹ nộp anh cho công an, và anh bị giam một năm rồi thả, không án

Hiện nay đang ở đâu?

Sống tại Mỹ, theo thông tin của báo Apple Daily, Hong Kong hồi 2014.


Hùng Diễm

Hình in trên lệnh truy nã 1989 (trái) và bây giờ (phải)

Thành lập ra Liên hiệp Hội sinh viên Đại Học Bắc Kinh, tiền thân của hội BSAF, từng tuyệt thực, và chất vấn thủ tướng Lý Bằng mạnh mẽ trong cuộc gặp 18/05.


Nội dung lệnh truy nã

Nam, sinh tháng 9/1964, quê gốc Vân Nam, sinh viên khoa luật Đại Học Bắc Kinh, sống trong bệnh viện Song Phong

Vị trí trong phong trào 1989

Thành lập ra Liên hiệp Hội sinh viên Đại Học Bắc Kinh, tiền thân của hội BSAF, từng tuyệt thực, và chất vấn thủ tướng Lý Bằng mạnh mẽ trong cuộc gặp 18/05.

Sau khi bị truy nã

Khi bị đàn áp, Hùng Diễm trốn từ Bắc Kinh về Ninh Hạ và bị bắt trên đường trở về thủ đô ngày 15/06, được thả năm 1991 mà không có án. Tháng 6/1992, anh sang Hong Kong rồi tới Hoa Kỳ, và vào học Đại Học Boston, rồi đoàn tụ với vợ năm 1993. Năm 1994, anh vào quân đội Mỹ làm tuyên úy sau khi đã học thần học, và từng sang phục vụ tại Iraq (2004-05). Tháng 4/2015, anh tìm cách bay từ Seattle tới Hong Kong và hy vọng quá cảnh ở Trung cộng để thăm mẹ nhưng bị chính quyền cấm nhập cảnh.

Hiện nay đang ở đâu?

Hiện Hùng Diễm làm tuyên úy quân đội Mỹ, đóng ở tiểu bang Arizona

Hùng Diễm nói với BBC:

"Ký ức cũng là một nguồn năm lượng, tôi có thể nói bằng ngôn từ của đạo, tìm lại quá khứ là dấu hiệu ai đó không hài lòng với hiện tại. Chúng tôi nhớ vụ Thảm sát Thiên An Môn như là một cách phản đối quá khứ, nhằm làm cho ký ức không bị mất đi, và cũng để làm sao nó không xảy ra lần nữa. Tôi xin trích Kinh Thánh: Sự thật sẽ giải phóng bạn. Ở đâu có Chúa Thành thần thì ở đó có tự do."


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân