TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phật Giáo đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phật Giáo đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Jun 02, 2019 3:24 am    Tiêu đề: Phật Giáo đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới ?



Phật Giáo đang đứng ở đâu trên thống kê thế giới?

   

 Phật giáo đang đứng ở đâu trên bản đồ thế giới?

      Mới đây, thống kê của Trung tâm Nghiên cứu PEW (PRC), Hoa Kỳ, cho thấy ba tôn giáo hàng đầu có số tín đồ đông nhất thế giới là: Thiên chúa giáo (Christianity) 32.5%, Hồi giáo (Islam) 21.5% và Ấn giáo (Hinduism) 14%, còn Phật giáo chỉ 6%, Do-thái giáo (Judaism): 0.2 %; Không theo tôn giáo nào (Non-religious): 16% và Các tôn giáo Trung Quốc (Chineses religions) 6%.

      Mở chồng sách cũ, lấy cuốn WHAT THE GREAT RELIGIONS BELIEVE của Joseph Gaer (1897-1969) ấn bản năm 1963 (in lần thứ năm) của SIGNET BOOKS are published by The New American Library, Inc. 1301Avenue of Americas, New York, New York 10019, printed in the United States of America, nhìn vào STATISTICAL TABLE ON THE GREAT RELIGIONS ở trang 182, thấy như sau:

      "Here, in round figures, are the approximate number of adherents of the religions treated in this book as obtained from 1962-1963 sources: (Ở đây, tính theo con số tròn, ước lượng số tín đồ các tôn giáo kê trong sách này theo ghi nhận các nguồn của năm 1962-1963) [chữ đứng là của tôi dịch]. Tác giả xếp theo thứ tự thời gian các tôn giáo xuất hiện]:

      Hinduism : 336,000,000
      Buddhism : 153,000,000
      Jainism : 1,500,000 (Kỳ-na-giáo, ở Ấn Độ)
      Confucianism : 300,000, 000 (Khổng giáo)
      Taoism : 30,000,000 (Đạo giáo hay Lão giáo, ở Trung Hoa)
      Shinto : 50,000,000 (Thần đạo, ở Nhật Bản)
      Judaism : 12,500,000 (Do Thái giáo)
      Christianity : 905,000,000
      Islam : 435,000,000
      Zoroastrianism : 140,000 (Bái hỏa giáo, ở Iran)
      Zen Buddhism : 5,500,000 (Phật giáo Thiền tông)

      Xin mở ngoặc tí nhé:

      Tác phẩm danh tiếng WHAT THE GREAT RELIGIONS BELIEVE của Joseph Gaer kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1929 cho đến năm 1981 trong ba thứ tiếng, cả thảy là 51 lần và được lưu trữ trong 1775 thư viện trên khắp thế giới. Đặc biệt riêng từ 1963 đến 1989 bản tiếng Anh được in 11 lần và được lưu trữ trong 1163 thư viện trên khắp thế giới. Ngoài tác phẩm trên, ông còn có những tác phẩm chuyên về tôn giáo, xin liệt kê như sau:

      1- HOLIDAYS AROUNG THE WORLD (5 editions 1953-1954 in English)
      2- THE LORE OF THE OLD TESTAMENT (5 editions 1951-1966 in English)
      3- THE LORE OF THE NEW TESTAMENT (6 editions 1952-1966 in English)
      4- THE FABLES OF INDIA (3 editions in 1955)
      5- THE WISDOM OF THE LIVING RELIGIONS (14 editions 1956-1966)
      6- THE FIRST ROUND ; THE STORY OF THE CIO POLITICAL ACTION COMMITEE (11 editions 1944 in English and Spanish)
      7- THE PURITAN HERITAGE; AMERICA'S ROOT IN THE BIBLE (10 editions 1964 in English)
      8- THE ADVENTURES OF RAMA; THE STORY OF THE GREAT HINDU EPOC RAMAYANA (2 editions 1954-1956 in English)

      Sau đây là vài hàng về tiểu sử của ông (lượm trên Google), quí độc giả đọc cho biết, mình khỏi dịch vì quí bạn đọc được mà:

      Background
      Joseph Gaer (originally Joseph Fishman) was born March 16, 1897 in Yedinitz, Russia; came to U. S., 1917; attended colleges in the U. S. and Canada; lecturer in contemporary literature, UC Berkeley, 1930-35; editor-in-chief and chief field supervisor, Federal Writers Project, 1935-39; consultant to administrator of Farm Security Administration, 1939-41; special assistant to Secretary of the Treasury, 1941-43; publicity director of Political Action Committee, Congress of Industrial Organizations, 1943-45; founder and director of Pamphlet Press, 1945-46; president, Boni & Gaer (later Gaer Associates Publishing Company), 1946-49; in 1958 became founder and director of Jewish Heritage Foundation, Beverly Hills; wrote many books, including The legend called Meryon (1928), How the great religions began (1929), and Our Jewish heritage (1957) ; died December 7, 1969.
      *********************************************** **************
     
Quí độc giả hãy đối chiếu số tín đồ các tôn giáo để thấy rằng ba tôn giáo Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Ấn giáo từ rất lâu đã chiếm lĩnh ba vị trí hàng đầu của thế giới rồi; nhưng điều đáng nói ở đây là: Phật giáo vào thời đó (1962-1963) đứng thư tư, trên cả Khổng giáo, thế mà ngày nay, như quí vị thấy đó: Khổng giáo biến mất tiêu và Phật giáo thì teo lại. Vì sao? Lý do dễ hiểu quá: từ khi CS nắm chính quyền ở Hoa lục, thì cố nhiên mọi sự đều thay đổi, nhất là TÔN GIÁO (cái mà Karl Marx, tổ CS nói: Tôn giáo là liều thuốc phiện.) rồi kéo theo cả VN. XHCN. Nhưng vì sao tín đồ Phật giáo bây giờ càng ngày lại càng ít đi?

      *********************************************** ******
      Trước khi giải đáp cho thắc mắc đó, chúng tôi xin trích dẫn bốn câu phát biểu của Friedrick Max Muller (1823-1900) – người được thế giới biết như là nhà ngữ ngôn học (philologist) và Đông phương học (Orientalist) hàng đầu thế giới; như sau:

      1- The person who knows only one religion does not know any religion. (Người mới chỉ biết có một tôn giáo thì chẳng biết tôn giáo nào cả.)

      2- There never was a false god, nor was there really ever a false religion, unless you call a child a false man. (Không bao giờ có một vị thần giả dối, cũng chẳng bao giờ thực sự có một tôn giáo giả dối, trừ phi bạn gọi một em bé là một người lớn giả dối)

      3- I spend my happiest hours in reading Vedantic books. They are to me like the light of the morning, like the pure air of the mountains - so simple, so true, if once understood. (Tôi trải qua những giờ phút hạnh phúc nhất trong đời khi tôi đọc các sách/kinh Vệ-đà. Đối với tôi, những quyển ấy như ánh sáng ban mai, như không khí trong lành của núi – thật giản dị, thật thực tiễn, nếu một khi đã hiểu)

      4- Sanskrit is the greatest language of the world (Chữ Phạn là ngôn ngữ vĩ đại nhất của thế giới)

      *********************************************** *****
      Trước khi viết tiếp ở kỳ sau, chúng tôi chỉ cần ghi ra đây hai điểm chính để quí vị suy tư nhé:

      - Đại Tạng Kinh chữ Việt gồm gần 200 quyển, mỗi quyển khoảng 1000 trang khổ 17cm x 24cm. (Vài Suy Nghĩ về Đại Tạng Kinh Tiếng Việt của Nguyễn Minh Tiến, nxb Đà Nẵng, 2018; tr. 22).
      - Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (Nhật Bản), gồm 100 quyển, mỗi quyển 1000 trang, do GS Takakusu (1866-1945) chủ biên (The Essentials of Buddhist Philosophy của Junjiro Takakusu; bản dịch Việt ngữ của Tuệ Sỹ - Các Tông Phái Đạo Phật, Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Saigon, 1973)

      Cố nhiên các bộ Đại Tạng Kinh ấy đều dịch từ chữ Hán, nơi đã duy trì được các tác phẩm Kinh & Luận của Phật giáo Đại thừa Trung Hoa cổ thời dịch từ bản chữ Phạn (Sankrit).

      Trong khi ba tôn giáo lớn nhất chỉ có mỗi MỘT quyển kinh duy nhất: Thiên chúa giáo với The Holy Bible, Hồi giáo với The Noble Qur’ân và Ấn giáo với The Bhagavadgita.

      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न
      Tây đô, chiều chủ nhật
      June 02nd 2019



Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Fri Feb 07, 2020 12:59 pm    Tiêu đề:

Tôi suy diễn chữ Phạn đã cầm đầu gia đình ngôn ngữ Indo European gồm hai ngôn ngữ rất quen thuộc với người Việt là Anh và Pháp ngữ.  Ngôn ngữ học ngày nay cho rằng Hy Lap La Tinh Sanskrit là ba chị em; có thể chị cả là Sankrit, cô út là La Tinh. Tôi có đọc sơ qua một bài về Sanskrit nói có đến 150 chữ nói về nước uống. Các ngành PG hiện còn chia rẻ kinh Pali và Kinh Sanskit; theo ngu ý thì Pali chỉ là ngôn ngữ nói (vernacular) và sanskrit là cổ ngữ. Kinh Pháp Hoa viết đầu tiên chữ Prakrit, một biến dạng như Pali.
Qua cách so sánh số lượng kinh với chữ "MỘT" và số kinh hằng trăm cuốn thi Bible, Koran không khác chi Hoa Nghiêm, Bát Nhã. Bible và Koran không giống kinh Phật chút nào, tôi không nói về thần học. Bible là lịch sử hay ít nhất mang dạng lịch sử; Koran áp dụng Bible trong khung cảnh sa mạc của Mahummad.
Về Ấn Giáo, tôi nghĩ ngoài Bhagavadgita còn có Veda, Upanisah tuy mỗi thứ có cái dụng riêng.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân