TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thuốc trụ sinh gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thuốc trụ sinh gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9650

Bài gửiGửi: Thu May 30, 2019 11:46 pm    Tiêu đề: Thuốc trụ sinh gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới

Thuốc trụ sinh gây ô nhiễm các dòng sông trên thế giới

Một cuộc nghiên cứu mới tìm thấy thuốc trụ sinh với mức độ cao trong các sông ngòi trên thế giới với nhiều nơi cao gấp 300 lần mức an toàn.


Một cuộc nghiên cứu mới tìm thấy thuốc trụ sinh với mức độ cao trong các sông ngòi trên thế giới với nhiều nơi cao gấp 300 lần mức an toàn.

Việc khám phá nầy gây nhiều lo ngại về các loại hóa chất không chỉ gây nguy hại cho môi trường mà còn tạo nên sự kháng thuốc của các loại vi trùng. Với Tổ chức Y tế thế giới WHO cảnh cáo rằng, chúng ta nhanh chóng cạn dần các loại thuộc trụ sinh còn hữu hiệu, thì khám phá của các nhà khảo cứu thuộc đại học York tại Anh quốc, được xem là tiếng chuông báo động trên khắp thế giới.

Các mẫu nước được lấy từ hàng chục con sông trên thế giới, với mức độ ô nhiễm thuốc trụ sinh khác nhau, được tìm thấy ở tiểu lục địa Á châu, rồi tại Phi châu và ở Nam Mỹ nữa. Tại một con sông ở Bangladesh, mức độ được ghi nhận là cao gấp 300 lần mức được xem là an toàn.



Một trong các tác giả của bản phúc trình, Tiến sĩ John Wilkinson cho đài BBC biết rằng, đây là cuộc nghiên cứu đầu tiên thực sự xác định các khu vực then chốt ở đâu, khi bàn đến việc tiếp xúc với môi trường có nhiều thuốc trụ sinh.

“Vùng Tây ngạn của Palestine, sông Nairobi ở Kenya và nhiều nơi tại Bangladesh và những nơi thực sự có mối quan hệ với nhau, chúng tôi nghĩ đến chuyện làm thế nào để đổ bỏ chất thải. Chẳng hạn như tại Anh quốc, chúng tôi có một hệ thống ống cống hết sức phức tạp và tốn kém, thế nhưng thường khi chẳng được đề ra nhằm tiêu hủy các loại thuốc men".

"Tại những nơi khác trên thế giới, quí vị có thể chẳng có loại hệ thống như vậy và việc thải rác đi ngay vào ống cống. Một người có một thứ thuốc nhưng cuối cùng lại đi thẳng đến chúng ta, khi viên thuốc nầy đi vào cống và ra sông”, John Wilkinson nói.



Mối nguy cơ là càng có thêm nhiều vi trùng tiếp xúc thuốc trụ sinh, thì chúng càng có thể kháng lại loại thuốc nầy.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Queensland là tiến sĩ Trent Yarwood cảnh cáo rằng, cuối cùng chúng ta nhận được khối lượng các loại vi trùng kháng thuốc trụ sinh nhiều hơn, trong môi trường sinh thái.

“Các loại bọ có thể chết do các loại trụ sinh nầy, thế nhưng những loại khác kháng lại và sống được, rồi tiếp tục sinh sôi nẩy nở, cuối cùng chúng ta có một số lượng lớn vi trùng trong môi trường chống lại thuốc trụ sinh, mà có lần chúng ta thấy được".


Antibiotics find their way into rivers and soil via waste and leaks from wastewater treatment plants. (Getty Images)


Chuyên viên về môi trường học là giáo sư Stuart Curran thuộc đại học New South Wales, cho đài SBS biết rằng, đó là một trong các hiểm họa lớn nhất cho sức khỏe công chúng trên toàn cầu.

“Đây là những loại không được biết đến, liên quan đến việc chúng ta phải đối phó với chúng, đó là vi trùng hiện nay tiến hóa việc kháng thuốc, nhanh hơn là việc chúng ta chế tạo các loại thuốc để chống lại chúng. Mối quan tâm là chúng ta có thể trở lại thời kỳ hết sức tệ hại, khi có một số người chết vì nhiễm trùng, mà thường khi có thể được chữa trị một cách dễ dàng”, Stuart Curran.

Ông cho biết, việc nầy đòi hỏi một sự suy nghĩ lại một cách nguy cấp, không chỉ là việc các bác sĩ kê toa thuốc trụ sinh như thế nào, mà còn là việc các nhà máy giải quyết nước thải ra sao.

“Nếu kỹ nghệ cung cấp nước uống thải chất trụ sinh, qua hệ thống nước thải được giải quyết rồi vào môi trường sông ngòi, thì chúng ta cần xem xét chặt chẽ về các nhà máy giải quyết nước thải nầy và xem các nhà máy nầy hữu hiệu đến đâu. Có khả năng là chúng ta phải làm nhiều hơn, để tìm cách tách rời sự tập trung của một số hóa chất, vốn có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường”, Stuart Curran.



Tiến sĩ Wilkinson nói rằng, chuyện nầy còn gây ảnh hưởng lên việc chăm sóc bệnh nhân.

“Hiện nay có những chất trụ sinh mà chúng ta thường không xử dụng nhiều, do chúng ta biết mức độ kháng thuốc của loại vi trùng mà chúng ta xử dụng. Mối quan tâm ít nhất là chúng ta có thể thực sự không còn xử dụng các loại thuốc trụ sinh loại cũ nữa”, John Wilkinson.

Một thế giới mới dũng cảm nhưng nhiều lo âu, khi nghĩ đến tương lai của việc chăm sóc sức khỏe.

Gareth Boreham, Phan Bách

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân