TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Pali và các phương ngữ thời Đức Phật
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Pali và các phương ngữ thời Đức Phật

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue May 21, 2019 2:54 am    Tiêu đề: Pali và các phương ngữ thời Đức Phật



Pali và các phương ngữ thời Đức Phật

      Pàli và các phương ngữ thời Đức Phật

      Trong bài trước (Nghị hội kiết tập lần thứ tư) của tỳ-kheo JINANANDA, mình lưu ý đến chữ SANSKRITIZED trong ngữ tuyến Sansritized texts; điều này làm mình liên tưởng đến giáo sư FRANKLIN EDGERTON (1885-1963) trong tác phẩm đồ sộ BUDDHIST HYBRID SANSKRIT - GRAMMAR AND DICTIONARY.

      Nhưng trước khi viết tiếp, xin quí độc giả đọc một bản tin trên GIÁC NGỘ Online ngày 28-4-2013, để quí vị biết cổ ngữ Pali hiện nay được đón nhận ra sao tại Ấn Độ, quê hương sản sinh cổ ngữ này. Xin chụp nguyên văn:

     PHẬT GIÁO NƯỚC NGOÀI
      28/04/2013 10: 30 (GMT+7)
      GNO - Chính phủ Ấn Độ gần đây đã loại bỏ tiếng Pali - một ngôn ngữ cổ - với tư cách là một môn thi chính của kỳ thi Công chức của Ấn Độ (thường được gọi là Dịch vụ Hành chính Ấn Độ hay IAS), thuộc phạm vi của UPSC (Ủy ban Liên minh Dịch vụ Công
      Sự hiện diện của tiếng Pali trong kỳ thi tuyển này là một trong những lý do chính thu hút nhiều thanh niên lựa chọn việc nghiên cứu tiếng Pali và Phật học. Kỳ thi đã được chào mời như một huyết mạch quan trọng của ngôn ngữ và được ghi nhận đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự suy thoái của Phật giáo tại quê hương Ấn Độ.
      Các học giả Phật giáo Ấn Độ hầu hết đều không ý thức rằng Chính phủ đã không xem Pali như một ngôn ngữ cổ của Ấn Độ.

      (...)

      Chúng tôi chỉ xin trích một đoạn chánh và quan trọng trên thôi. Muốn biết quan điểm của Phật giáo VN. XHCN về quyết định trên của Chính phủ Ấn Độ như thế nào, quí vị có thể vào Online của báo này.
      *********************************************** *******
   
 Trở lại tác phẩm vĩ đại và danh tiếng BUDDHIST HYBRID SANSKRIT - GRAMMAR AND DICTIONARY (Ngữ pháp và Tự điển tiếng Phạn hỗn chủng của Phật giáo) của FRANKLIN EDGERTON (1885-1963). Sách này xuất bản lần đầu năm 1953 rồi sau đó là các năm 1970, 1972, 1977, 1985, 1993, 1998 và 2004.

      Bản chúng tôi có trong tay là bản in năm 2004 tại Ấn Độ bởi nxb Motilal Banarsidas (by arrangement with Yale University Press, New Haven), gồm hai tập khổ (28cm x 22cm) – khổ lớn nhất; nhưng lại in chữ nhỏ nhất. Tập I (Volume I: Grammar) dày 239 trang chưa kể 30 trang Phần Mở Đầu; và Tập II (Volume II: Dictionary) dày 628 trang.

      Tác giả là một nhà bác học ngôn ngữ người Mỹ (American linguistic scholar) danh tiếng; tốt nghiệp Đại học John Hopkins năm 1909. Ông đã từng là giáo sư Phạn ngữ ở Đại học Pennsylvania (1913-1926), giáo sư Phạn ngữ và Ngữ văn tỷ giảo (Comparative Philology) tại Đại học Yale (1926), ông còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Benares Hindu University (1953-1954) ở Ấn Độ. Ông được giới học giả thế giới chú ý với bản dịch trác tuyệt BHAGAVAD GITA (chữ Sanskrit) được Đại học Harvard lưu giữ trong văn khố Harvard Oriental Series năm 1944 cùng với nhiều tác phẩm liên quan đến Phạn ngữ (Pàli & Sanskrit) của ông.
      *********************************************** *******
     
Chúng tôi xin trích ra đây những dòng đầu tiên của tập I để chúng ta có một cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ thời Đức Phật Thích Ca, trang 1:

      1. Introcduction, Dẫn Nhập,  với nhan đề:
      Languages used in early Buddhism, (Những ngôn ngữ được sử dụng thời Phật giáo buổi đầu).

      1. 1. Buddhist religious texts have been preserved in at least four Indic languages. (Các bản kinh Phật giáo được giữ gìn trong ít nhất là bốn ngôn ngữ Ấn Độ)

      1. 2. One is standard Sanskrit, used for example by the poet Asvaghosa (attributed to the 2nd century A. D) (Một là Phạn ngữ tiêu chuẩn, được thi sĩ Mã Minh sử dụng (thế kỷ thứ Hai sau công nguyên)

      1. 3. Two of others are Middle Indic. The better known, which contains the largest Buddhist literature now preserved in any Indic language, is Pali, the sacred language of Southern Buddhism. (Hai ngôn ngữ khác là ngôn ngữ miền Trung nước Ấn. Nhưng ngôn ngữ được biết nhiều hơn trong bất kỳ ngôn ngữ Ấn nào để ghi lại trong nền văn học Phật giáo lớn nhất, là Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo miền Nam.)

      ******************
   
  Theo tác giả, cũng ở trang 1 này, trong kinh Cullavagga 5. 33 có đoạn (1. 7), xin tóm tắt, như sau:

      Hai tỳ-kheo vốn là anh em, sinh trưởng thuộc dòng Ba-la-môn, đến bên Đức Phật, bạch rằng “Thưa Thế tôn, các tỳ-kheo chúng con gồm đủ nguồn gốc (miscellaneous origin), xin để chúng con ghi lại bằng ngôn ngữ Vệ-Đà (Vedic) ”. Thế tôn quở: ” Này, kẻ bị mê hoặc (Deluded men), sao các người có thể nói vậy? Điều này sẽ không dẫn đến việc đảo ngược lại những gì không thể đảo ngược... (This will not lead to the conversion of the unconverted...) Và Thế Tôn thuyết một bài kinh cho các tỳ-kheo: “You are not to put the Buddha’s words into Vedic. Who does so would commit a sin. I authorize you, monks, to learn the Buddha’s words each in his own dialect. ” (Các người không được ghi lời của Phật bằng ngôn ngữ Vệ-Đà. Ai mà làm như thế sẽ phạm tội. Này các tỳ kheo, Ta cho phép các người học những lời của Phật từng chữ một phải bằng phương ngữ của riêng mình).

      Rồi cuối đoạn 1. 8. tác giả viết: “It justifies us in assuming that the Buddha himself and his earliest disciples used only popular dialects as vehicles for their teachings, and refused to employ the venerated ‘Vedic’ language of the brahmans. (Điều đó minh chứng cho chúng ta thừa nhận rằng Đức Phật chính Ngài cùng các đệ tử khởi thủy của Ngài đã dùng các phương ngữ phổ thông như là phương tiện chuyển tải giáo pháp và, từ chối sử dụng ngôn ngữ được sùng thượng ‘Vệ-Đà’ của những người bà-la-môn).

      (còn tiếp)

      Tây Đô, trưa Hè 21-6-2019
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sat Oct 16, 2021 7:32 am    Tiêu đề: Pali

Tôi thật bất hạnh không biết Pali, Phạn và Hán Tự. Nếu ngôn ngữ là con đường duy nhất đến PG thì tôi chịu thua. Tôi chỉ nghe lõm bõm ngoài lề.

Tuy ít học như vậy, đối với một rừng chữ nghĩa của tác giả Mỹ, tôi vẫn xin phép hoài nghi câu nói trong đó Phật khiển trách đệ tử muốn ghi lời Phật bằng ngôn ngữ Vệ Đà. Người viết ra câu chuyện nầy có ý nói đến sự khác biệt có tính chất tương tranh ngầm với Ấn Giáo và có ý xem Ấn Giáo thấp hơn.

Theo ý kiến riêng, Phật Thích Ca không chú ý đến chữ viết. Ngài dùng phương pháp truyền khẩu. Có sự tình cờ đáng chú ý ở bốn phương trời xa cách nhau. Thích Ca, Khổng Tử, Socrate và Jesus trong bốn xã hội đã có ngôn ngữ tiến bộ đủ sức diễn tả những điều trừu tượng, vẫn dùng truyền khẩu. (Mahommet cũng vậy nhưng khác hơn vì ông không biết chữ).

Ngôn ngữ học đều cho rằng truyền khẩu có giá trị lâu dài mà Hy Lạp đã minh chứng. Vài tác giả Mỹ cho rằng Phật TC dùng phương pháp dân chủ vì không phải ai cũng biết đọc; ngoài ra khi thuyết giảng, ý nguyện chí thiện của nhà tôn giáo chuyển trực tiếp đến tín hữu.

Khía cạnh tích cực của câu nói trên là cho thấy nhiều phương ngữ đã được sử dựng. Phật di hành suốt năm trừ ba tháng mưa dạy các tăng tại đạo tràng.

Nếu tôi không nhẩm, Pali là gốc sinh ra các phương ngữ có phần khác biệt những có thể hiểu nhau như hiện nay người Lào và người Thái có thể hiểu nhau. Kinh Pháp Hoa được viết đầu tiên bàng tiếng Pracrit (một biến dạng của Pali) xuất hiện nơi bây giờ là Kandara Afghanistan, rồi chuyển qua Tàu.

Cũng theo ngu ý, Pali là sinh ngữ (langue vivante) là dạng sống của cổ ngữ sancrit cũng như người Nhật bây giờ không đọc được chữ Hán (kanji) mà chỉ dùng âm như VN biết âm Hán Tự mà không đọc và viết được.

Phật Thích Ca là một người bình dân. Tính cách nầy được biết rõ ở phần mở đầu Kinh Kim Cang: Ngài tự rửa bình bát, cuốn chiếu sắp xếp chỗ ngồi. Ngài khất thực từnhà nấy đến nhà kế cận không phân biệt giàu nghèo.

Nói khác, Phật dùng nhiều phương ngữ để thuyết giảng.

Việc viết lại kinh cũng có nói trong Kinh Niết Bàn và lúc Phật gần viên tịch, nhưng vẫn đáng nghị..

Theo truyền thuyết, khi kết tập kinh thì An Nan mới đọc cho người khác chép những lời ông đã nghe: Như thị ngã văn. Nếu đúng thì lúc sinh thời của Phật chưa có kinh viết.

Truyền thống Hoa và Ấn trong giới văn học là coi trọng chữ viết (văn) mà không trọng lời nói (viết, chữ Tàu viết là nói, Tử viết... chú viết). Nhất là giới thành thị. Do đó các học giả về sau ở Ấn đã dùng sancrit như người Việt có học thì làm thơ chữ Hán.

Đó là nguồn gốc xâu xé nhau về chuyện kinh và kèn cựa đại thừa và tiểu thừa.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân