TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tương lai bấp bênh của Fannie Mae và Freddie Mac
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tương lai bấp bênh của Fannie Mae và Freddie Mac

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Sat May 04, 2019 11:57 pm    Tiêu đề: Tương lai bấp bênh của Fannie Mae và Freddie Mac

Tương lai bấp bênh của Fannie Mae và Freddie Mac


Fannie Mae và Freddie Mac là trái tim của hệ thống gia cư tại Hoa Kỳ. Hai công ty này cũng là một đề tài gây tranh luận gay gắt.

Mới đây, chính phủ Trump đã đòi hỏi các kế hoạch nhằm cải tổ sâu rộng Fannie và Freddie. Chính phủ cũng đã chỉ định một viên chức mới để giám sát hai công ty này, và Tổng Thống Donald Trump nói ông muốn hướng hai công ty này trên con đường trở về tay tư nhân.

Tuy nhiên, các nhà lập pháp đã trải qua một thập niên lý luận về chuyện chúng nên lớn đến đâu và chính phủ nên can thiệp vào các hoạt động của chúng nhiều tới đâu. Trong khi vài người nói chúng không nên tồn tại.


Fannie và Freddie - trái tim của hệ thống gia cư tại Hoa Kỳ


Vậy điều gì đã gây ra sự khó chịu?

Fannie và Freddie đã làm cho việc vay tiền mua nhà dễ dàng hơn và với phí tổn phải chăng hơn. Sự hiện hữu của loại thế chấp có lãi suất cố định 30 năm chính yếu là nhờ hai công ty này. Nhưng vài người lý luận rằng thị trường tư nhân có thể trám vào vai trò này hữu hiệu hơn. Hiện giờ, cả hai phe đều ít đồng ý với nhau về vấn đề làm thế nào để thay đổi sự liên hệ của chính phủ trong kỹ nghệ thế chấp hoặc thị trường sẽ như thế nào nếu không có hai công ty này.

Khoảng một nửa những món thế chấp cung cấp ngày nay được Fannie và Freddie bảo đảm.

Những chỉ trích liên quan đến hệ thống này nói khu vực tư nhân, không phải là chính phủ, nên trám vào vai trò, và Tòa Bạch Ốc nói họ muốn có thêm sự cạnh tranh. Các công ty tư hiện giờ chỉ chiếm một phần nhỏ của thị trường này.

Những người ủng hộ nói chính phủ có trách nhiệm duy trì phí tổn gia cư ở mức có thể kham nổi. Đối với nhiều người Mỹ, việc làm chủ một căn nhà là đường lối quan trọng nhất để gây dựng tài sản.


Fannie và Freddie đã làm cho việc vay tiền mua nhà dễ dàng hơn và với phí tổn phải chăng hơn. Nhưng...


Các ngân hàng không muốn cho vay những món thế chấp mà họ phải duy trì trên sổ sách của họ. Một lý do là sau đó họ bị mắc kẹt nếu một người vay ngưng trả nợ.

Các ngân hàng cũng lo ngại về chuyện lãi suất lên xuống. Chẳng hạn một ngân hàng cho bạn vay một món thế chấp với một lãi suất cố định 4%, và rồi lãi suất tăng lên. Ngân hàng không thể tăng lãi suất của món thế chấp của bạn. Điều đó tốt cho bạn nhưng không tốt đối với ngân hàng, khi họ nắm giữ một món thế chấp ít giá trị hơn.

Nhưng các nhà cho vay không quá lo ngại về những rủi ro này nếu họ có thể bán lại các món thế chấp. Điều đó có nghĩa nếu không có Fannie và Freddie, là những công ty sẽ mua lại các món thế chấp, ít nhà cho vay nào có thể sẽ cung cấp một món thế chấp với lãi suất cố định 30 năm.

Những món thế chấp tại Hoa Kỳ cũng khác xa trước khi Fannie được thiết lập. Vào thời đó, các món vay thế chấp thường có lãi suất thả nổi và thường chỉ kéo dài năm năm hoặc 10 năm, với một món thanh toán lớn vọt vào lúc cuối.

Vài nhà kinh tế lý luận rằng việc cho phép lãi suất thế chấp trồi sụt cùng với thị trường rộng lớn hơn sẽ giúp ích những người vay tiền. Lãi suất có khuynh hướng sụt giảm trong một cuộc suy thoái, điều sẽ giúp những người mua nhà giảm bớt khoản tiền thanh toán hằng tháng của họ khi họ cần nhất.



Nhưng người Mỹ có khuynh hướng thích sự chắc chắn của lãi suất cố định. Dù chỉ thay đổi 1 điểm trong lãi suất thế chấp, khoản thanh toán của người vay cũng có thể tăng – hoặc giảm – hàng trăm đô la mỗi tháng.

Những người vay tiền tại Hoa Kỳ đã đổ xô tới các món thế chấp có lãi suất thả nổi trong thời kỳ trước cuộc khủng hoảng tài chánh, nhưng họ đã quay lại các món vay có lãi suất cố định 30 năm sau khi chiếc bọt xà phòng nhà đất nổ tung vào năm 2008. Ngày nay, hơn 90% những người mua nhà tại Hoa Kỳ lựa chọn loại thế chấp này.

N.N./nguoi-viet
(theo: realtor)

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân