TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KSANA này là thiên thu ...
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KSANA này là thiên thu ...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 03, 2019 7:42 am    Tiêu đề: KSANA này là thiên thu ...



KSANA này là thiên thu...

      KSANA này là thiên thu...

      Hôm qua nhân đọc nhật báo Tuổi trẻ (02-5-2019) thấy có quảng cáo sách Ksana này là thiên thu của một tu sĩ PG, đại đức (...) với lời giới thiệu như sau; nguyên văn: Tác giả là giảng viên khoa Pali và Phật học Học viện Phật giáo quốc tế Sri Lanka. Gần 200 trang sách được viết theo lối tâm tình nhẹ nhàng, nhắc độc giả tập “hiểu và thương”, diệt trừ phiền giận, tôn trọng sự khác biệt, bớt phán xét... Sách phát hành với toàn bộ lợi nhuận thu được dành cho quỹ học bổng trợ giúp tăng ni du học Phật học tại Sri Lanka. ”

      Mình chưa hề biết tu sĩ trẻ tuổi này [Đại Đức – Reverend] nên nhờ Google. Thấy hiện ra những lời sau của ĐĐ:

      “Ta vẫn chờ em nơi chốn cũ... Đã gần 25. 200 giây ta không gặp em... Những lúc ngồi ngắm gió bay qua giảng đường sân thượng và cả những lúc ta cùng em pháp đàm miên man vô tận... ”

      Chao ôi, hệt như giọng văn “yêu thương” của thiền sư N. H thủa nào trong NÓI VỚI TUỔI HAI MƯƠI và, của linh mục Nguyễn Ngọc Lan (1930-2007) vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước [1965-1970] mà Phạm Công Thiện thường hay nhắc khi ông còn ở VN.

      Có lẽ vì mình đã bước qua ngưỡng 70 chăng, với chứng kiến biết bao là cảnh “thương hải biến vi tang điền” trên quê hương rã rời nên khi thấy một kẻ nào đó “hỉ mũi chưa sạch” lên mặt dạy đời, mình “ cảm thấy nó làm sao ấy “!

      **************************************
      Rồi bỗng niên khiến mình nhớ đến MICHIO KAKU (cùng sinh năm 1947 nhưng lớn hơn mình sáu tháng), người Mỹ gốc Nhật, GS vật lý lý thuyết, nhà tương lai học ; trước khi lấy bằng Ph. D ở University of California, Berkeley năm 1972 - (cũng năm ấy ông được nhận vào làm lecturer của đại học lừng danh Princeton University) - đã từng tình nguyện vào quân đội sang chiến trường Việt Nam (1968-1970).

      ***********************************
      Bây giờ không hiểu sao các tu sĩ trẻ VN. XHCN thường xuyên thuyết giảng Phật giáo theo kinh & luận Nam tông, và cũng thường hay mời các sư hệ phái Nam tông từ các nước Miến Điện (Myanma) và Tích Lan (Sri Lanka) đến thuyết giảng; cũng có lúc mời các vị sư hệ Nam tông người Việt Nam ở nước ngoài về giảng nữa. Rồi tài trợ du học ở... Sri Lanka.

      *****************************
      Vài cảm nghĩ:

      Tam bảo của PG là: Phật-Pháp-Tăng, theo chữ Phạn, cả Nam phạn, Pàli và Bắc Phạn, Sanskri, là Buddha, Dharma, Sangha. Taù dịch: Phật-Pháp-Tăng già ; tới VN bỏ mất chữ GIÀ chỉ còn chữ Tăng. Hai tự ngữ trên, Phật & Pháp, là dịch đúng nghĩa, còn chữ Sangha là dịch âm, Tăng-Già (mang tính đoàn thể - collective noun; chứ không phải là cá nhân).

      Vì thế giáo lý của PG Nam tông nói rằng chỉ có ngừơi xuất gia (tu sĩ) mới có thể đạt đến các quả vị tu chứng, còn cư sĩ (những người không xuất gia) chỉ có nhiệm vụ làm công quả tức là CÚNG DƯỜNG (đọc trại ra từ hai chữ: CUNG DƯỠNG – cung cấp thực phẩm để nuôi dưỡng tu sĩ mà thôi. Tức là hiểu theo Nam tông thì Phật ở đây là Phật Thích-Ca; Pháp ở đây là lời dạy của Phật Thích Ca và, các tu sĩ là những người rao truyền giáo pháp của Phật Thích Ca đến mọi người.

      Trong khi giáo lý của PG Bắc tông thì hơi khác: Phật không phải chỉ có một vị duy nhất mà có rất nhiều Phật, ngoài đức Phật lịch sử là Phật Thích Ca. BUDDHA (Phạn ngữ) do động từ BUD là hiểu, ngộ, giác ngộ; và Buddha là vị đã liễu ngộ, hoàn toàn thoát ra ba cõi giới (dục giới, sắc giới và vô sắc giới) và các Ngài đã vào Pháp giới định (Dharmadhàtu-samàpatti). Vì thế, những lời dạy của quí Ngài (Chư Phật) cũng có thể được chuyển đi, truyền đi bởi những người không xuất gia (cư sĩ). Vì sao? Vì đường lối TRUNG ĐẠO của Phật Thích Ca hay Chư Phật dạy là con đường GIỮA: giữa đời sống dục lạc và đời sống tu hành ly gia đoạn ái. Mỗi người trong xã hội hay cộng đồng luôn phải có bổn phận và trách nhiệm (chưa nói đến nghĩa vụ - obligations) của riêng mình đối với xã hội. Vì thế một người vừa làm tròn bổn phận với gia đình (lo cho vợ & con cái, cha mẹ) và nghĩa vụ đối với xã hội (thi hành quân dịch hay bị động viên) đã là một người tốt lắm rồi; nói chi họ còn tu tập nữa thì quả là đáng kính trọng. Do đó, giáo lý PG đại thừa đã dành một chỗ xứng đáng cho hàng cư-sĩ. Cho nên, đối với PG đại thừa phải hiểu ba ngôi là: Phật – Pháp – Cư sĩ (hoặc Chúng sinh).

      Trong trái tim của các vị tu đại thừa luôn là CHÚNG SINH, chứ không phải như tiểu thừa là: Khổ, Tập, Diệt, Đạo với Sinh, Lão, Bệnh, Tử; đó là KHỔ; KHỔ có nguyên nhân của nó, tức là TẬP; khi biết nguyên nhân của Khổ thì phải DIỆT, và con đường dẫn đến DIỆT là phải chứng được NHÂN KHÔNG (pudgala-nairàtmya) không còn tái sinh nữa, thoát khỏi luân hồi - bằng ĐẠO (đường; con dường tu tập với Bát chánh đạo; con đường 7 nhánh).

      Nhưng dưới mắt những người hiểu theo lời Phật dạy “Đừng lầm ngón tay ta chỉ mặt trăng là mặt trăng” thì khác. Vì minh triết đông phương, đặc biệt là Ấn Độ và Phật giáo đại thừa có hai loại: THƯỢNG TRÍ (paràvidyà) và HẠ TRÍ (aparàvidyà). Tự-ngữ HẠ trong Hạ Trí không có ý chê bai gì cả, vì tiếp vĩ ngữ (prefix) A trong Sanskrit có nghĩa là ngược lai, trái lại (tiếng Anh: contrary). Paràvidya (parà + vidya) [parà (tiếp vĩ ngữ có nghĩa: cao, vươn tới) và vidya = knowledge, hiểu biết]. APARÀVIDYDYÀ = A+PARÀ + VIDYÀ; thế thôi.

      Nói cho có vẻ “tu hành”: trong ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới thì người cư-sĩ đang ở trong SẮC GIỚI, tức là hoàn toàn lìa bỏ tham lam, dục vọng; giờ chỉ còn nương theo PHÁP (dharma - lời dạy của Chư Phật) để hành trì mong tiến vào cõi VÔ SẮC GIỚI, tức chẳng còn phân biệt NGÃ & PHÁP, chứ họ chẳng cầu mong gì để bay bổng lên cao đến tận hai cõi còn lại: DIỆT ĐỊNH (nirodha-samàpatti) cho quả vị A-la-hán và PHÁP GIỚI ĐỊNH (Dharmadhàtu-samàpatti) của Phật.

      Chính vì thế, theo PG đại thừa thời nào lúc nào cũng có PHẬT xuất hiện để cứu giúp chúng sanh với danh từ BỒ-TÁT mà chữ Tàu chuyển âm là BỒ ĐỀ TÁT-ĐỎA (bodhisattva = bodhi (giác ngộ) + sattva (giống hữu tình). Đó là những vị sống trong đời thường, vì thế Kinh Pháp Hoa (Saddharmapundarika) của PG đại thừa dạy rằng Quan Thế Âm có 32 hóa thân là thế. Lấy một ví dụ cho dễ hiểu: Ta (you or me) ban đêm giữa đường nơi thanh vắng bị bọn cướp chận, Ta cầu nguyện ĐẤNG CHÍ TÔN (hay bất kỳ danh xưng vị Bồ-tát nào quen thuộc của mình mỗi đêm xưng tụng, như Quan Âm Bồ-tát chẳng hạn) thì may thay có tiếng chó sủa vang rần lên, bọn cướp bỏ chạy; thế thì CON CHÓ sủa đó chính là HÓA THÂN của vị BỒ TÁT mà Ta cầu nguyện hằng ngày, hằng đêm (BỒ TÁT: bodhisattva theo chữ Sanskrit là: giống hữu tình, tức là người & động vật).

      Một người duy linh (spiritualist) thì luôn cầu nguyện, như người đạo Chúa cầu nguyện theo lời dạy của Chúa Jesus vậy, “Lạy Cha của con ở trên Trời... ” hay người đạo Hồi theo lời dạy của Tiên tri Muhammad “Lạy Đấng Allah... ” v. v..

      Cuối cùng, trước khi tạm kết thúc bài này, xin viết thêm vài dòng:

      - Theo PG đại thừa, các vị hành giả của Nam tông chỉ chứng được NHÂN KHÔNG, chứ chưa chứng được PHÁP KHÔNG (dharma-nairàtmya). Vì vị ấy chỉ biết có mình, sống an nhiên tự tại, có người cúng dường, chỉ làm sao cho mình thoát khổ, khỏi bị tái sinh luân hồi.

      - Còn chứng đựơc PHÁP KHÔNG là không còn có sự phân biệt nào nữa, ta cũng như người và người cũng như ta, không có NGÃ & PHÁP (không có Năng và Sở; không có chủ thể & khách thể), tức là trái tim và não trí của Ta lúc nào cũng nghĩ tưởng đến CHÚNG SINH, sự thống khổ của con người, để rồi tìm cách cứu giúp họ, không phân biệt màu da, ngôn ngữ, tôn giáo v. v.. Nói như Phật Thích-ca đã dạy “Nhiệm vụ của tôi là cố làm sao rút mũi tên ra khỏi người bị nạn, chứ không cần biết mũi tên này đến từ đâu và do ai bắn. ”

      Hãy suy nghĩ đi: vì sao Đức Thích Ca rời bỏ cung vàng điện ngọc để vào rừng trầm tư mặc tưởng, vì sao Chúa Jesus bị đóng đinh lên thập tự giá ; hay gần đây nhất với chúng ta, Đức Thánh Sư J. Krishnamurti (1895-1986) vì sao đã giải tán Dòng Ngôi Sao (một tôn giáo mới do Thông thiên học lập ra và tôn Ngài là giáo chủ) năm 1929, chỉ với một thân một mình đi khắp thế gian cho đến lúc lìa đời, cốt truyền lại chúng ta thông điệp này: Để nắm bắt được vận hành toàn diện này của đời sống đòi hỏi một trí thông minh, không phải thứ thông minh của tư tưởng, sách vở, hay kiến thức, mà là sự thông minh của tình thương, lòng trắc ẩn cùng sự nhạy cảm của nó.

      Thế kỷ XXI phải là như thế đó.

      Tây đô, chiều mưa
      May 03rd 2019
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân