TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VẤN ĐỀ TU CHỨNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VẤN ĐỀ TU CHỨNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Apr 07, 2019 4:41 am    Tiêu đề: VẤN ĐỀ TU CHỨNG



VẤN ĐỀ TU CHỨNG

      VẤN ĐỀ TU CHỨNG

      Mới đây tình cờ nghe một người bạn nói ông HT Thích Thông Lạc nào đó (qua đời rồi) được tu sĩ Nam tông Thích Thanh Thiện cho các Phật tử biết là sư phụ ông đã đạt quả A-la-hán (Pàli : Arahat; Sanskrit : Arhat) – quả vị cao nhất chỉ dưới Phật, vì Nam tông chủ trương chỉ có một vị Phật duy nhất là Phật Thích Ca - và ông ta còn mạnh miệng nói là Phật A-di-đà, Quan Âm Bồ tát và các Phật và bồ tát khác là giả hết, không có thật; ông cũng có lôi cả cố HT Minh Châu (1920-2012) vào để minh chứng tu theo hệ phái Nam tông là chánh còn mấy cái tu khác là tà. Thật là khủng khiếp!

      Chúng tôi chỉ nêu vài thiển ý như sau:
      Làm sao mà biết được tâm ý của một người khác, nên người đời hay nói “Chỉ có Trời biết! ”. Vì vậy sư phụ của ông ta có chứng được quả vị A-la-hán hay không làm sao ông biết được, ai mà biết được! Thành vậy, trong cổ văn Trung Hoa có câu chuyện AN TRI NGƯ LẠC (Sao biết được niềm vui của cá) thuật lại cuộc đàm thoại giữa Trang Tử và Huệ Tử trên cầu hào đại khái như sau:

      Trang tử nói: ” Cá thong thả du chơi, đó là niềm vui của cá. ” Huệ tử nói: ”Anh không phải là cá, làm sao biết được niềm vui của cá? ” Trang tử: ”Anh đâu phải là tôi, thì làm sao biết rằng tôi không biết niềm vui của cá? ” Huệ tử: ”Tôi không là anh, không biết anh đã đành. Nhưng anh không phải cá, anh không thể biết cái sướng của cá. ” Trang tử: ”Xin nói lại từ đầu. Anh hỏi tôi sao biết cái sướng của cá? thế là anh đã biết tôi biết mà còn hỏi. Tôi thì biết cái đó ở trên hào này.
      (xin xem Hán Văn của Trần Trọng San, nxb Khai Trí, 1963; tr. 210-211).

      ************************
      Thích Thanh Thiện nói rằng “Đi tu là để làm chủ sinh già bệnh chết và vượt thoát không còn tái sinh làm người khổ đau. ” (nguyên văn) [Nguồn: Google ].
      Đúng, đó là cách tu hành của hệ phái Nam tông (hay Trưởng Lão – Theravada) còn được gọi là Tiểu thừa (Hinayana) kinh hệ Nikàya, gọi là chứng Niết Bàn – hết khổ vì chẳng còn tái sinh ; khác với Đại thừa (Mahayana) kinh hệ A-hàm (Àgama).

      Nhưng hãy đọc vài đoạn sau đây chúng tôi trích ra để quí bạn tường lãm, được trích từ tác phẩm nổi tiếng MAHAYANA BUDDHISM AND ITS REALATIONS TO HINAYANA của GS NALINAKSHA DUTT (1893-1973) ; M. A., Ph. D. Litt. (London) ; Trưởng bộ môn Pàli Viện đại học Calcutta, Ấn Độ; Đệ nhất Phó chủ tịch hội Mahabodhi (Mahabodhi Society) ; Phó chủ tịch Viện Tây Tạng học Sikkim (The Sikkim Research Institute of Tibetology) từ năm 1959 đến 1973; một học giả mà cố HT Thích Minh Châu (1920-2012), dịch giả, ĐẠI THỪA VÀ SỰ LIÊN HỆ VỚI TIỂU THỪA – nxb Tu thư Đại học Vạn Hạnh, Saigon, 1971, đã viết như sau trong Lời Dịch Giả: ”Tác giả không những uyên thâm về Sanskrit và Pàli, lại được hướng dẫn bởi những nhà học giả trứ danh Pháp, nên trình bày tập sách rất khoa học và khúc chiết, và tài liệu vừa dồi dào vừa chính xác, thật là một công trình khảo cứu hy hữu” (Sđd. trang II)

      **********************************************
      “Niết Bàn Tiểu thừa: giải thoát khỏi đau khổ (Duhkhatà).
   
 Các nhà tiểu thừa xem mình bị chi phối bởi ba loại khổ:
      a) Dukkha-dukhatà = khổ khổ; đau khổ do những nguyên nhân tâm lý hay vật lý;
      b) Samskara-dukhatà = hành khổ; đau khổ vì phải bị sống chết chi phối;
      c) Viparinàma-duhkhatà = hoại khổ vì sự thay đổi từ lạc thọ thành khổ thọ.

      Nhà tiểu thừa tìm sự giải thoát khỏi những sự đau khổ này đã gắn liền vào cuộc sống trong ba giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.
      Điểm các nhà Đại thừa cố gắng nêu lên là các nhà Tiểu thừa chỉ chú trọng chứng ngộ Nhơn không (Pudgala-nairàtmya) chớ không nghĩ đến Pháp không (Dharma-nairàtmya). Theo các nhà Đại thừa, sự chứng ngộ này của các nhà Tiểu thừa không đưa đến sự thật tuyệt đối mà chỉ đưa đến một giai đoạn nửa chừng, và do vậy không thể được xem là đã chứng Niết Bàn.
      (sđd., trang 220-221)

      (...)

      “Sự thật, kinh Lankàvatàra ghi rằng không có giải thoát thật sự nếu không chứng được Pháp không. Như vậy các nhà Tiểu thừa chưa phải thật sự giải thoát. Những vị này bị nổi lên chìm xuống bởi laksana (tướng) của sự vật, như khúc gỗ bởi sóng biển. Theo kinh Sùtralankàra, các nhà Tiểu thừa chỉ dùng nhân tướng (pugalanimita) để làm đối tượng thiền định nên chỉ chứng Thanh Văn hay Độc giác, chớ không Chánh đẳng giác. Chánh đẳng giác chỉ chứng được khi nào dùng Pháp tướng (Dharmanimita) làm đối tượng tu hành. ”
      (sđd. trang 222)

      (...)

      “Trong bảy lý do mà kinh Sùtralankàra đề cập để nêu rõ địa vị ưu thắng của Đại thừa trên Tiểu thừa, một lý do thuộc về ưu thế trí tuệ của Đại thừa, đã chứng cả Nhơn không và Pháp không. Kinh Trimsikà nêu rõ sự sai khác giữa Nhơn không và Pháp không. Phải chứng được cả hai Nhơn không và Pháp không mới diệt trừ được cả phiền não chướng và sở tri chướng. ”
      (sđd. trang 225)

      **********************************
     
Trong kỳ tiếp theo, chúng tôi sẽ trích dẫn các đoạn nói về PHÁP KHÔNG. Nhưng trước khi làm việc này, xin quí bạn hãy đọc đoạn sau đây của một vị tu Đại thừa để thấy mục tiêu tu hành của các vị Đại thừa.

      Xin hãy nghe ngài TỊCH THIÊN (Sàntideva) - thế kỷ VII - cao tăng Ấn Độ thuộc phái Trung Quán viết cho đời sau trong tác phẩm Nhập Bồ-đề hành luận:

     "Công đức tôi đạt được bằng những hành vi đạo đức này, nguyện rằng sẽ khiến cho tôi
      Có thể hoàn toàn an ủi cho nỗi khổ của mọi chúng sanh.
      Là thuốc thang cho người bệnh. Tôi sẽ là người trị liệu và là người săn sóc,
      Cho đến khi căn bệnh kia không còn là điều để nhớ đến nữa.
      Bằng mưa rào của thức ăn và đồ uống, tôi sẽ giải trừ nỗi khổ do đói khát.
      Trong sự khan hiếm ở tận cùng kiếp sống, tôi sẽ hóa thành thức ăn uống.
      Phụng sự chu đáo cho mọi nhu cầu của họ được đầy đủ.
      Chẳng kể gì thân mạng tôi, tất cả của cải, tất cả công đức mà tôi đã thủ đắc hay sẽ thủ đắc.
      Tôi xin từ bỏ không chút mong cầu lợi lạc cho riêng mình để thăng tiến sự lợi lạc cho những người khác.

      (Xin xem NHỮNG NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC TRONG BA MƯƠI NĂM của TT Thích Nhuận Châu, không thấy nxb; chỉ thấy ghi năm dịch 2008; dịch từ bản Anh ngữ của Edward Conze (1904-1979), trang 132)

      Tây Đô, ciều Chủ nhật, April 07th 2019 (03: 30 PM)
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân