TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ngọc mắt mèo chứa xác côn trùng 7 triệu năm
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ngọc mắt mèo chứa xác côn trùng 7 triệu năm

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9715

Bài gửiGửi: Sun Feb 03, 2019 12:31 am    Tiêu đề: Ngọc mắt mèo chứa xác côn trùng 7 triệu năm

Ngọc mắt mèo chứa xác côn trùng 7 triệu năm


Một mảnh ngọc mắt mèo (opal) tìm thấy trên đảo Java, Indonesia, đang thu hút sự chú ý của giới khoa học, do có chứa xác một con côn trùng có thể có tuổi từ 4 đến 7 triệu năm.


(Hình: Brian Berger)


Nhiều côn trùng cổ đại từng được tìm thấy bên trong hổ phách hay nhựa cây hóa thạch. Trong khi đó, ngọc mắt mèo hình thành từ dung dịch gồm nước và silica, đọng trong những lỗ hổng trong lòng đất, kết tinh qua hàng ngàn, thậm chí hàng triệu năm. Điều này khiến giới nghiên cứu thắc mắc về nguyên nhân con côn trùng chết kẹt trong mảnh ngọc.


(Hình: Brian Berger)


Mảnh ngọc kỳ lạ được một thương gia Nhật Bản tìm thấy năm 2015, qua tay vài người trước khi nhà ngọc học Brian T. Berger mua lại. Ông Berger cũng nghi ngờ về tính xác thực của mẫu vật nên đã gởi nó đi phân tích tại Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA). Các chuyên gia tại đây cho rằng nó là ngọc tự nhiên, không phải đồ giả hay bị từng bị điều chỉnh.


(Hình: Brian Berger)


Ông Berger và nhiều chuyên gia cho rằng, có thể xác côn trùng bị kẹt trong hổ phách, sau đó tiếp tục bị dung dịch silica bao bọc và trở thành ngọc mắt mèo. Dựa vào độ nhăn của cánh, đây nhiều khả năng là con trưởng thành của một côn trùng có cánh, vừa vượt qua giai đoạn nhộng, theo nhà côn trùng cổ đại Ricardo Pérez-de la Fuente tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thuộc Đại học Oxford. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định cần phải nghiên cứu kỹ mẫu vật trước khi kết luận.


(Hình: Brian Berger/Instagram/@velvetboxsociety)


Các hóa thạch côn trùng tìm thấy trong hổ phách thường là loài sống trên cây. Tuy nhiên, mẫu vật trong mảnh ngọc mắt mèo có thể là một sinh vật sống ở môi trường hoàn toàn khác. Ông Berger đang hợp tác với các chuyên gia để nghiên cứu mảnh ngọc đặc biệt.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân