TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Phạm Duy Khiêm, Nồi cháo kê
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Phạm Duy Khiêm, Nồi cháo kê

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Jan 24, 2019 3:51 pm    Tiêu đề: Phạm Duy Khiêm, Nồi cháo kê
Tác Giả: tôn thất tuệ



Légendes des terres sereines
tôn thất tuệ

Thầy Ngọc dạy Việt văn đệ lục 1953, thỉnh thoảng nêu vài điều trong chương trình các lớp cao hơn. Một hôm thầy nói không thể chấp nhận vào văn chương VN các tác phẩm chữ Hán tuy đã viết theo mẫu tự hiện nay, ví dụ Chinh Phụ Ngâm của Đặng
Trần Côn và vô số thi phú chữ Tàu. Nếu vậy thì lấy cuốn sách của Phạm Duy Khiêm mà viết theo tiếng Việt là xong ngay. Ví dụ: lê răng đề te xơ ren. Ý của thầy là đề tài văn học to lớn. Nhưng tên cuốn sách Légendes des Terres Sereines gây khá nhiều tò mò cho tôi, đứa học trò tròm trèm tiếng Tây (và tiếp tục tròm trèm suốt đời, no ba, chút chít măng rê mỏa no ba động đậy, chuột ăn tui không rớ tới)). Ba năm sau tôi gặp cuốn sách đã cũ, và đọc chuyện người thợ may khéo; ít tháng sau lụt vô quấy bấn.

Vài web trích đăng để quảng cáo nhưng không copy được; đứa cháu ngoại mua cho, Amazon chém hơn 20 đô, sách đến chiều cuối năm 2018. Hình thể cuốn sách rất chi là vô vị. Đó là loại ấn bản in theo thời “global”; mẫu chữ mới ép vào nhau để khỏi tốn giấy, loại chữ nhức mắt.

Theo thói quen, tôi ngửi mùi giấy thì lại có mùi tanh tanh, không như loại giấy vàng và nhám xưa, thơm mùi gỗ; mùi gỗ còn giữ nguyên giữa những trang chưa rọc; lấy dao rọc hay dùng thẻ căn cước bọc nhựa, mùi thơm như mùi da thịt; thảo nào có câu: thư trung hữu nữ nhan như ngọc. Mẫu chữ vẫn là loại cổ điển romain.
Thiệt ra loại sách nầy đã nhường bước cho loại livre de poche, đúng hơn là loại paper back.

Cuốn sách mới nhận về hình thức có chỗ lôi thôi, khác với sự khó tính của mấy ông Tây. Ngoài bìa tên tác giả hai chữ Phạm Duy có dấu nối; đó là logique thời nay (Phạm-Duy Khiêm) nhưng ở trang trong thì không có dấu nối và bị chia thành hai hàng, trên là Pham Duy, dưới là Khiêm; đến trang thứ ba vô bài thì ba chữ bình thường không dấu nối. Xin lỗi hơi khó tính nhưng đó là việc tối thiểu của tòa soạn, của rédacteur / editor.

Đổi mới đáng khen là trong kỳ tái bản nầy các chữ Việt có dấu rõ như Mỵ Nương, Lữ Sinh cũng như vài câu ca dao không trụi lũi trọc đầu như xưa: Nợ tình chưa giả cho ai, khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan.

Việc làm này của nhà xuất bản La Frémillerie cho thấy người Tây còn kính trọng tiếng Việt, không viết tắt, viết bựa trên mạng dù dưới tay kẻ có bằng cấp hay kẻ vô học. Người Tây bỏ thêm dấu như vậy vì người Tây là nước thiết tha nhất với ngôn ngữ của mình đến độ quá khích và méo mó; nhưng thế kỷ 16 đã cho ra đời tuyên ngôn Défense et illustration de la langue française – bảo vệ và làm tươi sáng tiếng Pháp; không phá hoại và làm tăm tối như chữ mình.

Lần trước post “mắm nêm và rau luộc” trình bày lời dạy của thầy Cầm, hãy làm các câu văn ngắn đủ văn phạm, rồi chấm như chấm mắm nêm rau khoai. Thầy có nhắc đến tác phẩm nầy. Tôi có đọc vài chương và thấy Phạm Duy Khiêm viết nhiều câu rất ngắn nhưng đâu ra đó. Nói theo thầy Cầm, ông Khiêm ăn rau dền mắm nêm; thiệt đáo để, Phạm Quân ăn thứ mắm nêm ngon số một, biết khi mô mình mua được. Phận em nghèo, phận em dốt, làng ơi!



Le Songe de Nam Kha
(la Boullie de millet)
Phạm Duy Khiêm
C’est la troisième fois que Lữ Sinh échouait au concours triennal. La malchance ne cessait de le poursuivre, tandis que d’autres étudiants, moins doués et moins savants, étaient plus heureux.
Tristement, Lữ Sinh quitta la capitale pour rentrer dans son village, à pied, son léger ballot au bout d’un bâton.
En traversant la région de Nam Kha, il fut surpris par un averse dans la montagne. Il grimpa vers une grotte pour s’y refugier: c’était la demeurre d’un vieux taoiste.
L’ermit le fit s’asseoir sur l’unique meuble de la grotte: un lit de pierre lisse. Tout en continuant à surveiller la cuisson d’un marmite de millet, il s’informa aimablement du chemin qui restait à Lữ Sinh. Celui-ci se mit à lui confier ses échecs, son intention de recommencer, ses espoirs et ses ambitions. L’ermite l’écouta en silence, puis l’invita à s’allonger sur le lit pour se reposer, avant de continuer son voyage.

Trois ans après, Lữ Sinh fut reçu premier docteur de l’empire. Ce fut, du jour au lendemain, la gloire. D’abord la série des rites inoubliables: proclamation du nom par le héraut, de son porte-voix de cuivre éclatant devant la foule assemblée; remise solennelle du costume de la cour par un grand mandarin; procession sur un cheval blanc à travers la capitale puis jusqu’au village, où, pendant plusieurs jours, fêtes et réjouissances se déroulèrent sans interruption.

Suivirent l’exercice des hautes fonctions publiques, le mariage avec une princesse, la plus jolie des filles de l’Empereur, puis en quelques années la naissance des beaux enfants, l’élévation au grade de premier minister… Très rapidement arrivé au faîte de la richesse et des honneurs, Lữ Sinh s’y maintint durant quinze ans.
Survint une invasion des Barbares.
Les premières batailles furent dévastreuses pour l’Empereur. Appelé au commandement suprême, Lữ Sinh réussit à repousser les Barbares, envahit leur pays à son tour, tua leur roi. Mais la charme sauvage de la reine le captiva et le retint auprès d’elle: emporté par une passion irresistible, il oublia sa femme, son foyer, ses devoirs envers son roi et envers son pays..
En vain, l’Empereur le rappela; il dut se résoudre à envoyer une expédition contre lui. Lữ Sinh s’insurgea, voulut résister par la force. Mais ses propres lieutenants le trahirent et le livrèrent.
Malgré les larmes de sa femme, il fut condamné à mort par l’Empereur. La nuit qui précéda la suplice, Lữ Sinh la passa à se remémorer sa vie entière: sa pauvre enfance, ses labeurs d’étudiant, l’éclatante ascension, le bonheur, puis la passion enivrante et l’égarement, et la chute soudaine…
Lữ Sinh ouvrit les yeux: il était dans la grotte, couché sur le lit en pierre; près de lui, accroupi à terre, le vieillard remuait lentement sa bouillie de milet. Seul le léger bruit de sa baguette sur le fond de la marmite, à peine plus perceptible que le chant du feu, troublait le silence de la montagne. La pluie avait cessé.
“Jeune homme, dit l’ermite, vous avez fait un long rêve; mais ma bouillie n’est pas cuite. Donnez-moi encore un instant, et vous me ferez la plaisir de partager mon modeste repas.



The Nam Kha Dream (The Millet Stew)
Phạm Duy Khiêm

It was the third time that Lữ Sinh failed the triennial exam. The misfortune hasn’t stopped pursuing him, while other candidates,
less talented and less learned, have been happier.
Sadness-stricken, Lữ Sinh left the capital to return, on foot, to his old village, his light ragbag hooked to the top of a cane.
When crossing the Nam Kha Region, he was snatched by a sudden downpour. He climbed toward a cave for a refuge. It was the dwelling of an old Taoist.
The hermit told him to sit on the only piece of furniture in the cave: a smooth stone turned bed. Still continuing his watching the millet cooking in a cauldron, he inquired subtly about the next leg of Lữ Sinh’s life odyssey. The transient began to reveal his failures, his intention to start again, his hopes and his ambitions.
The hermit listened to him in silence. Then he asked him to lie down on the bed for a respite before resuming the home bound trip.
Three years later, Lữ Sinh passed successfully the exam to become the peerless laureate doctor of first range in the Empire. That was, the next day, the glory. First of all, a chain of unforgettable rites: proclamation of name by the royal messenger with his shining brass loud-hailer in front of a thick mass of people; solemn presentation of the costume from the court by a high ranking mandarin; procession on a white horse through the capital, then up to the village where took place festivities and merrymakings, during many days without interruption.
Then followed the performances of high public functions, the marriage to a princess, the most beautiful of the Emperor’s daughters, then a couple of years next, the births of handsome children, the promotion to the prime minister position… Reaching rapidly the apogee of riches and honors, Lữ Sinh stayed good in there for fifteen years.
Then occurred, in an outburst, the invasion by the Barbarians.
The first battles were detrimental to the Emperor. Assigned to the supreme commandment, Lữ Sinh made a success in pushing back the Barbarians, invaded on his turn their country, killed their king. But the wild charm of the widowed queen captivated him and kept him by her side: engulfed by an irreversible passion, he forgot his wife, his household, his duties to the king and his fatherland.
Recalling him back in vain, the Emperor decided to send an expedition against him. Lữ Sinh revolted, willing to resist by force. But his own subordinates betrayed him and gave him up.
Regardless of his wife’s tears, he was sentenced to death by the Emperor. The night before the execution, he spent it by looking back at his entire life: his miserable childhood, his student hardships, the flamboyant ascent, the happiness, then the addicting passion and the turmoil, and the sudden fall…
Lữ Sinh opened the eyes: he was still in the cave lying on the marble bed; besides him, hunkered down to the ground, the old man was stirring slowly the millet stew. Only the scanty sound of the chopsticks touching the bottom of the cauldron, scarcely more audible than the song of the fire, did it disturb the stillness of the mountain. The rain has ceased.
“Young man, said the hermit, you have well passed a long dream; but my slop is not yet done. Grant me a short instant, and you will endow me with the pleasure of sharing my humble meal”. (translated by tôn thất tuệ)



Giấc mộng Nam Kha (Nồi Cháo Kê)
Phạm Duy Khiêm

Lần thứ ba, Lữ Sinh hỏng kỳ thi tổ chức ba năm một. Bất hạnh không bao giờ ngừng theo chàng mà gieo khổ; trong lúc những thí sinh khác, ít tài hơn, ít học hơn, thì hạnh phúc hơn.
Buồn nản, Lữ Sinh từ giả kinh thành, đi bộ về quê cũ, gói áo quần nhẹ tơn móc đầu cây gậy.
Khi ngang qua vùng Nam Kha, chàng gặp một trận mưa như cầm chĩnh đổ; chàng trèo lên một hốc núi để che thân; chỗ đó cũng là nơi trú ngụ của một người già theo Lão Giáo.
Ẩn nhân bảo chàng ngồi trên mẫu bàn ghế duy nhất trong hang: một cái giường làm từ tấm đá trơn tru. Một mặt tiếp tục trông coi nồi cháo kê trên bếp, ông nhã nhặn hỏi thăm Lữ Sinh để biết về quảng đời còn lại của chàng. Người khách trọ tâm sự với ông lão, cho biết những thất bại, ý định bắt đầu lại, học tiếp thi tiếp, những mong cầu, những tham vọng. Ẩn nhân im lặng lắng nghe; rồi ông mời chàng nằm nghỉ trên chiếc giường, lấy sức đi tiếp.
Ba năm sau, Lữ Sinh đậu trạng nguyên trong vương quốc nầy. Ấy thì hôm sau là vinh quang, là rực rỡ. Trước tiên là một loạt nghi lễ không thể quên: việc xướng danh từ miệng sứ giả của thiên tử với cái loa đồng sáng chói trước đám động chật ních người; việc trao áo mão của triều đình từ tay một đại thần; tuần diễu trên mình ngựa trắng xuyên qua kinh thành, mãi cho đến làng xưa, nơi đây mấy ngày liền, lễ lạc vui chơi nối đuôi nhau không ngừng.
Tiếp đến là (những việc như) nắm giữ các chức vụ công quyền cao trọng, thành hôn với công chúa đẹp nhất trong đám con gái hoàng đế, rồi vài năm sau sinh hạ nam xinh nữ quý; rồi lên chức thừa tướng. Tới đĩnh cao danh vọng và tiền tài rất nhanh, Lữ Sinh giữ mãi hiện tình trong mười lăm năm.
Bỗng xẩy ra cuộc xâm lăng của Rợ Hồ.
Những trận đánh đầu tiên gây nhiều thiệt hại cho phe nhà. Được chỉ định nắm giữ binh quyền tối thượng, Lữ Sinh đã đầy lui quân xâm lược, rồi đến phiên mình chiếm nước của chúng, giết vua của chúng. Nhưng nét duyên hoang dã của hoàng hậu mới mất chồng đã hớp hồn chàng, giữ chàng bên nàng, không một phút cách xa: bị cuống hút trong mối đam mê không hối chuyển được, chàng quên vợ, quên gia đình, quên nhiệm vụ đối với vua và xứ sở.
Kêu gọi chàng trở về không xong, nhà vua quyết định gởi quân chinh phạt. Lữ Sinh bất tuân, muốn dùng bạo lực cưỡng lại; nhưng bộ hạ của chính chàng không theo và bắt chàng giải giao.
Mặc dù vợ chàng khóc lóc xin tha, chàng vẫn bị hoàng thượng kết án tử hình. Đêm trước ngày đền tội, chàng đã thức trắng, nhìn lại cả cuộc đời mình: thời thơ ấu đáng thương, những khổ nhọc học hành; việc thăng tiến chói lọi, hạnh phúc, rồi đến sự đam mê say đắm, những xáo trộn và sự sụp đổ bất thần…
Lữ Sinh mở mắt; chàng vẫn còn trong hang núi, nằm dài trên giường đá. Cạnh chàng, ông lão ngồi chò hỏ đang quậy chầm chậm nồi cháo kê. Chỉ có âm thanh yếu ớt của chiếc đũa chạm vào đáy nồi, nghe rõ hơn tiếng lửa reo một tý teo, chỉ có âm thanh ấy khuấy động sự yên tĩnh của núi rừng. Mưa đã ngưng.
“Này người trai trẻ, bạn vừa qua một giấc mộng dài, nhưng nồi cháo chưa rền. Chờ chút xíu nữa nhé, rồi bạn sẽ cho lão niềm hân hạnh được mời dùng chung món đạm bạc nầy”. (ttt dịch)



xuất xứ: tonthattue.blogspot

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân