TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Làm sao để biết hình giả?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Làm sao để biết hình giả?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hội Họa, Nhiếp Ảnh và Nghệ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9639

Bài gửiGửi: Fri Jul 20, 2018 11:25 pm    Tiêu đề: Làm sao để biết hình giả?

Làm sao để biết hình giả?

Hình gốc, cầu thủ Michael Bennett của đội Seattle Seahawks
nhảy múa ăn mừng sau chiến thắng.


Trong hội bóng cầu cà-na của Mỹ (National Football League), sau khi đánh bại Arizona, cầu thủ hậu vệ Michael Bennett của đội Seattle Seahawks đã ăn mừng chiến thắng bằng cách nhảy múa trong phòng thay đồ trong khi một nhiếp ảnh gia đang chụp hình ghi lại cho ban quảng bá Twitter chính thức của đội. Tấm ảnh đó ghi lại sự hân hoan của đội nhóm sau trận thắng – nhưng nó cũng là một “bàn đạp” hoàn hảo cho những tay chuyên tung tin giả (và hình giả) để gây cơn sốc trên mạng. Với một chút kỹ năng xảo thuật Photoshop, điệu múa ăn mừng đã bị biến thành tấm hình một anh hùng quốc gia đốt cháy Quốc Kỳ.


Tấm hình đã bị “chế biến” (làm giả) bằng Photoshop,
và đã gây sốc trên mạng internet.


Tin tức giả là một vấn đề càng thêm trầm trọng, nhưng những hình ảnh như hình này càng khó nhận dạng hơn. Chúng ta có thể đoán rằng một tấm hình có tính chất kích động hoặc “gây sốc” sẽ tự nhiên làm người xem soi mói kỹ hơn, nhưng sự thật thì đôi khi ngược lại – chúng ta có khuynh hướng phản ứng với một tấm hình làm mình khó chịu trước khi bỏ ra vài phút để phân tích hình đó. Trong khi độ chính xác của tấm hình có thể khó lường được, sau đây là một vài cách để biết nếu một tấm hình đã bị “nhai” bằng Photoshop.



Nhìn kỹ và suy nghĩ

Photoshop là một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, và ghép một vật vào một khung cảnh khác nội dung không phải là một chuyện dễ. Nếu bạn chưa bao giờ thử dùng Photoshop, có lẽ bí quyết này hơi phức tạp cho bạn.

Bước đầu tiên là đặt dấu hỏi nghi vấn tấm ảnh, dù cho không có một yếu tố nào rõ rệt xuất hiện. Bước kế tiếp là nhìn kỹ tấm hình.

Câu châm ngôn dân gian, “Khi có khói thì có lửa,” có ý nghĩa thực tế với tấm hình Seahawks giả. Nếu anh ta thật sự đốt là cờ trong nhà, vậy khói đâu??


Kim và thuộc hạ không cùng hướng ánh sáng – nguồn News.com.au


Tìm ánh sáng không đồng hợp

Một trong những điều khó nhất để làm giả khi ghép hai tấm ảnh riêng biệt lại với nhau là làm cho ánh sáng hợp nhau. Tìm những chỗ có bóng đen trong hình và xem nếu góc cạnh có hợp lý hay không. Thí dụ, nếu một tấm hình có hai người trong đó ngó cùng một hướng mà ánh sáng ngả bóng bên trái sống mũi một người nhưng với người kia thì lại ngả bên phải, một trong hai người đó có lẽ đã bị ghép vô hình bởi một “Photoshop artist”. Mặt trời của chúng ta không thiên vị — ánh sáng không thể chiếu hướng này cho một người mà lại chiếu hướng khác cho người kia. (Bạn cũng nên lưu ý rằng những tấm hình chụp trong nhà thì có thể khó đoán hơn, vì có thể có nhiều nguồn ánh sáng từ nhiều ngọn đèn.)

Bí quyết này cũng là một cách hay để biết dễ dàng rằng hình đốt cờ là một tấm hình giả. Lửa là một nguồn ánh sáng, vậy mà chỗ trên cơ thể của Bennett gần lá cờ nhất, ba sườn, thì lại trong bóng tối. Nếu anh ta thật sự đang cầm một cây cờ bốc cháy sáng trưng, ánh sáng đó sẽ chiếu trên người anh ta. Trong khi đó, những phần sáng nhất của tấm ảnh lại là những chỗ gần nhất với những ngọn đèn trên trần.



Coi chừng hình thiếu phẩm chất

Một tấm hình có độ phân giải thấp có thể giúp che đậy những dấu hiệu hình giả. Thời nay hầu hết sử dụng hệ thống 3G trở lên và đầy dẫy mạng lưới Wi-Fi internet chạy nhanh, chuyện đưa hình phân giải thấp lên mạng mới là chuyện lạ. Bạn nên đặt câu hỏi với những hình này.


Hình thật (trên), hình giả (dưới)


Những đề tài quá “nóng bỏng” là dấu hiệu báo động

Khi một tấm hình liên quan đến một đề tài “sôi máu” như chính trị đập vào mắt bạn và bạn sẵn sàng nhấn liền nút share? Mấy tay thao tác Photoshop muốn được nổi tiếng, và đề tài tầm thường như chú mèo con chơi trong một cánh đồng hoa cúc sẽ không làm họ nổi tiếng – họ trở nên “viral” (nổi tiếng) bằng cách chọn một đề tài gây xúc động mạnh mẽ, như một thần tượng làm một điều gì vô cùng trái quấy. Tấm hình gốc của đội Seahawks được chụp vào năm 2016. Và ngay sau khi một vụ gay cấn xảy ra về các cầu thủ NFL quỳ gối trong lúc chào cờ trước trận đấu, tấm hình giả đốt cờ xuất hiện trên mạng. Người “gây sốc” biết rằng có sẵn một lượng khán giả đang chờ đợi tấm hình này, và đã lợi dụng tối đa.

Nghiên cứu về tâm lý con người cho thấy rằng chúng ta có khuynh hướng share những thông tin có nội dung làm chúng ta nổi giận hoặc buồn lòng. Mấy tay làm hình giả bằng Photoshop biết điều này, và khi họ muốn nổi tiếng, họ sẽ cố ý ghép hình trong một phương thức sẽ lập tức làm bạn “nổi cơn” lên. Những hình ảnh bất thường làm bạn nổi nóng là một lý do tốt để bạn nghi ngờ và nhìn kỹ hơn, dù sự nổi nóng đó mới thường xuyên là cái ngăn cản bạn nhìn kỹ tấm hình đó.

Andy Nguyễn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hội Họa, Nhiếp Ảnh và Nghệ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân