TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ăn nhiều sushi có bị nhiễm sán dây?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ăn nhiều sushi có bị nhiễm sán dây?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9614

Bài gửiGửi: Mon Jan 29, 2018 12:29 am    Tiêu đề: Ăn nhiều sushi có bị nhiễm sán dây?

Ăn nhiều sushi có bị nhiễm sán dây?


Trong tuần qua, một người đàn ông ở California đã phát giác một con sán dây dài 1 mét rưỡi trong ruột của mình, sau khi bị đau bụng dữ dội và tiêu chảy ra máu. Nguyên nhân bị nghi ngờ là do anh này ăn cá sống hầu như mỗi ngày.


1 con sán dây (mũi tên chỉ) nằm sâu trong thịt cá hồi


Sán dây là gì?

Theo The Conversation,sán dây là một loài ký sinh trùng có thể ký sinh ở người hoặc động vật như trâu, bò, heo... để lây bệnh. Đốt sán dây có hình dạng và màu sắc giống xơ mít nên dân gian hay gọi là sán xơ mít. Bệnh nhân có các triệu chứng như đầy bụng, đau vùng rốn, cảm thấy yếu mệt, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu...

Loài sán dây mà người đàn ông Mỹ này mắc phải có thể là sán dây cá (fish tapeworm), với danh pháp khoa học Diphyllobothrium latum. Đây là loài sán dây dài nhất ký sinh ở người – có thể dài đến 10 mét và sống đến 20 năm.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ đã xác nhận nguy cơ nhiễm sán dây cá gia tăng trong các loại cá hồi Thái Bình Dương, bao gồm cá hồi hoang dã ở Alaska. Đây có thể là nguồn gốc của con sán dây trong ruột của người đàn ông California này.

Các loại ký sinh trùng khác cũng có thể được tìm thấy trong những loại đồ biển sống hoặc tái, bao gồm Anisakis. Ấu trùng Anisakis nhỏ hơn sán dây cá (chỉ dài có 3cm), nhưng có thể gây đau bụng trên dữ dội ngay sau khi ăn cá bị nhiễm loại sán này.

Tuy nhiên, rất hiếm khi xảy ra việc nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi hoặc sashimi. Từ trước đến nay chỉ có một trường hợp được ghi nhận bị nhiễm sán dây Thái Bình Dương (có họ hàng với sán dây cá), và một ca nhiễm Anisakis.


Sushi and sashimi plate. (Brett Stevens)


Vì sao rủi ro lại thấp?

Hầu hết sushi và sashimi được làm từ cá hồi hoặc cá ngừ.

Cá hồi nuôi được cho ăn thức ăn viên, và không chứa ấu trùng sán dây cá hay Anisakis. Còn đối với cá ngừ và các loại cá khác được sử dụng làm sushi, chẳng hạn như kingfish, nang và ấu trùng giun sán có thể được phát giác trong quá trình chế biến, luộc, rán hoặc sơ chế.

Những người mua cá sau đó sẽ chủ động rà soát nang và ấu trùng khi kiểm tra cá ngừ tại các buổi đấu giá. Và cuối cùng, khi các bếp trưởng chuyên nghiệp làm sushi, họ sẽ cẩn thận xắt miếng cá thành những lát nhỏ (3-10mm), làm tăng khả năng phát giác ký sinh trùng.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyên rằng những loại đồ biển sống hoặc tái nên được đông lạnh ở nhiệt độ -35 độ C hoặc thấp hơn trong vòng 15 tiếng, hoặc đông lạnh theo lối truyền thống ở nhiệt độ -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày, bởi quy trình này sẽ giết chết bất kỳ loại ký sinh trùng nào.

Mặc dù nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do ăn sushi là rất thấp, phụ nữ có thai và những người có hệ miễn dịch yếu được khuyên nên tránh ăn đồ biển sống hoặc tái.

Đăng Trình

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân