TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Hình ảnh nhân tạo và hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Hình ảnh nhân tạo và hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sun Jan 21, 2018 11:47 pm    Tiêu đề: Hình ảnh nhân tạo và hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh

Hình ảnh nhân tạo và hiệu ứng đặc biệt trong điện ảnh

Khủng long trong phim “Jurassic Park.”


Trong phim khoa học giả tưởng “Jurassic Park” (1993) và mới đây “Jurassic World” (2015) có những con khủng long rượt người chạy có cờ và làm cho người xem đứng tim. Làm sao họ có thể làm ra những con khủng long chuyển động trông rất thật như vậy. Hơn nữa, làm sao họ có thể ghép những cảnh có người thật với khủng long?

Trong bài này tôi xin trình bày về những kỹ thuật và những hiệu ứng đặc biệt (special effect) trong công nghệ điện ảnh.



Phim ảnh hoạt động ra sao?

Mắt con người nhìn mọi vật, nhưng thật sự bộ óc mới là nơi hình ảnh được liên kết với nhau và làm cho con người nhận thức được sự chuyển động của mọi vật. Khi mắt nhìn một hình ảnh gì thì hình ảnh đó còn lưu lại trên võng mạc (retina) trong một khoảng thời gian ngắn. Khi nhiều hình ảnh hiện ra kế tiếp nhau thì tạo ra một ảo giác có sự chuyển động.

Điện ảnh (motion picture) cũng còn gọi là phim ảnh là một công nghệ tạo ra ảo giác. Từ thế kỷ thứ 19 người ta đã biết là nếu mắt nhìn từ khoảng 16 khung hình trong một giây thì sẽ thấy như chuyển động. Hai anh em nhà Lumière tên là August và Louis đã sáng chế ra máy quay phim và máy chiếu phim gọi là Cinématographe. Máy này được đem ra trình chiếu lần đầu tiên vào năm 1895. Chữ ci-nê-ma mà người Việt mình quen dùng là từ sáng chế này.

Về sau này thì những phim thường có tốc độ là 24 khung ảnh trong một giây (frame per second, viết tắt là fps). Có nhiều phim thì chiếu với tốc độ 32 hay 48 fps hay nhanh hơn nữa.



Phim hoạt họa

Hồi trước khi có máy tính thì người ta vẽ những phim hoạt họa như của Disney bằng tay. Người ta phải vẽ rất nhiều hình. Thí dụ như muốn vẽ Mickey Mouse giơ tay lên thì phải vẽ nhiều hình, mỗi hình tay giơ lên một chút. Khi những hình này đưa nhanh qua trước mắt thì trông như Mickey Mouse đang giơ tay lên. Công việc này rất tỉ mỉ và mất thì giờ.

Thí dụ muốn có một phim hoạt họa dài 2 phút với tốc độ 24 fps thì phải vẽ tới 2,880 hình. Trong những phim rẻ tiền người ta thường dùng một hình vẽ trong hai khung liên tiếp như vậy giảm được một nửa số hình vẽ.


Rồng trong phim bộ “Game of Thrones.”


Tạo hình bằng máy tính

Kỹ thuật tạo hình bằng máy tính (computer generated imagery) là một áp dụng của ngành học đồ họa máy tính (computer graphics). Công nghệ này dùng cho những hiệu ứng đặc biệt. Lý do mà những nhà làm phim thích dùng hình ảnh tạo ra, bởi vì máy tính dễ kiểm soát hơn là tạo ra một mô hình thực để sử dụng, thí dụ như rồng trong phim bộ “Game of Thrones” hay khủng long trong “Jurassic Park.”

Bây giờ máy tính càng ngày càng mạnh và phần mềm càng tối tân nên người ta lại càng thích dùng máy tính tạo ra hình ảnh. Một người với một máy tính và phần mềm có thể cho ra những hình ảnh rẻ tiền và nhiều khi còn tốt hơn là thuê người và phim trường để quay thật.

Tuy nhiên, làm một phim hoạt hình (animation) không phải là nhanh hay dễ. Theo công ty Pixar thì phải tốn chừng bốn hay năm năm mới hoàn thành được một phim hoạt hình. Loại phim này cũng phải qua nhiều giai đoạn từ ý kiến sơ khởi tới viết kịch bản như một phim thường. Phim hoạt hình thì không phải tìm tài tử nhưng phải tìm những giọng nói hay để làm giọng cho những nhân vật trong phim.

Một đặc điểm của phim hoạt hình là dùng những phần mềm đặc biệt trong máy tính để tạo ra những mô hình ba chiều cho các nhân vật cũng như ngoại cảnh. Mô hình ba chiều có nghĩa là có thể xoay ngang hay dọc mà vẫn nhìn được.

Đó mới chỉ là phần đầu, sau đó lại có những phần mềm khác để tạo ra sự chuyển động của các nhân vật. Một công việc khó khăn là làm sao cho nét mặt biểu lộ được những tình cảm vui buồn đúng theo diễn tiến của câu chuyện. Làm được như vậy thì phim hoạt hình mới hay và được nhiều người tán thưởng.

Còn một phần khó khăn khác là quay những cảnh vừa có người thật vừa có con vật ảo. Sau đây là hai thí dụ quay phim khủng long và rồng.

    • Khủng long trong phim “Jurassic Park:” Trong những phim khoa học giả tưởng có khi người ta dùng máy tính tạo ra hình ảnh và cũng có khi tạo ra những con giả. Như con khủng long T-Rex trong phim “Jurassic Park” được tạo ra với kích thước thật và có động cơ chuyển động được. Mới đầu người thiết kế vẽ ra một mô hình nhỏ rồi thử làm một mô hình ba chiều nhỏ và với những chuyển động, rồi mới làm một con T-Rex với kích thước lớn thật.

      Không ai biết khủng long kêu ra sao, theo một bài phỏng vấn trên đài NPR, ông Gary Designer đã phải dùng đầu óc sáng tạo của mình để tạo ra âm thanh cho các con khủng long dùng trong phim. Ông đã được giải Oscar vì sự sáng tạo này.

    • Rồng trong phim bộ “Game of Thrones:” Trong phim bộ nổi tiếng thế giới “Game of Thrones” của HBO bạn thấy rồng phun lửa và những tài tử cưỡi rồng trông như thật. Làm sao họ có thể làm được như vậy? Trong những cảnh không có người thì rồng chỉ là hình ảnh do máy tính tạo ra. Những cảnh có người và rồng thì rắc rối hơn.

      Theo ông Sven Martin, người trông coi về hiệu ứng thị giác (visual effects), thì họ phải làm hoạt hình cho sự chuyển động của rồng, sau đó làm một mô hình cơ khí có thể chuyển động giống như hoạt hình trong máy. Đạo diễn quay cảnh tài tử leo lên mô hình cơ khí để làm như cưỡi rồng thật, những động tác của tài tử phải ăn khớp với sự chuyển động của rồng. Cuối cùng dùng máy tính họ ghép rồng hoạt hình với phim vừa quay. Công việc rất phức tạp.


Kính phân cực ba chiều. (Hình: physics.org)


Phim nổi ba chiều

Mắt trái và mắt phải nhìn với góc cạnh hơi khác nhau. Hình ảnh từ hai mắt được bộ óc nhập lại thành một hình nổi ba chiều. Để có một hiệu ứng giống như vậy phim nổi (3D movie) dùng hai ống kính để thu hai hình giống như hai mắt. Hình ảnh ba chiều do máy tính tạo ra cũng làm tương tự như vậy.

Trong những phim thời trước, phim bên trái dùng một kính lọc màu đỏ để tạo ra hình màu đỏ. Phim bên phải dùng một kính lọc màu xanh để tạo ra hình màu xanh. Hai máy chiếu phim chiếu hai phim chồng lên nhau trên màn hình.



Người xem phim đeo một cái kính cũng có lọc màu. Lọc màu đỏ bên mắt trái chỉ để màu đỏ vào mắt trái và tương tự như vậy với lọc màu xanh và mắt phải. Bộ óc sẽ kết hợp hai hình đó và tạo ra một ảo giác là hình nổi ba chiều. Tuy nhiên kiểu này màu không được tốt.

Phim nổi bây giờ không dùng màu đỏ và xanh mà dùng ánh sáng phân cực (polarised light) để tạo hình nổi.

Ánh sáng mặt trời truyền theo sóng và sóng này dao động theo nhiều chiều, nên không có phân cực. Sóng ánh sáng phân cực chỉ dao động theo một mặt phẳng. Ánh sáng không phân cực có thể làm thành ánh sáng phân cực bằng cách dùng một cái lọc phân cực.



Phim nổi hiện tại dùng hai ống kính để gần nhau với hai cái lọc phân cực một bên là lọc chiều thẳng đứng và một bên là lọc phân cực chiều ngang. Hai máy chiếu phim chiếu hai hình ảnh chồng lên nhau.



Khán giả đeo kính phân cực, một bên chiều thẳng và một bên chiều ngang. Bộ óc sẽ kết hợp hai hình và tạo nên một hình ảnh nổi.

Hà Dương Cự/Người Việt


Nguồn tài liệu: www.npr.org , www.physics.org , http://pixar-animation.weebly.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân