TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cảm lạnh hay cúm?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cảm lạnh hay cúm?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Jan 19, 2018 11:51 pm    Tiêu đề: Cảm lạnh hay cúm?

Cúm

Nhiễm bệnhĐột ngột, trong vòng một ngày, có khi chỉ vài giờ
SốtNhiệt độ cao, thường trên 100 độ F
Các triệu chứngỚn lạnh, ho khan, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt mũi, sưng cổ họng, rất mệt mỏi, yếu đuối


Ngày 1

Ở nhà. Bệnh rất dễ lây, đừng truyền cho ai. Có thể cảm thấy rất khó chịu, nên hãy xin nghỉ ít ngày. Cúm thường lâu 1 hay 2 tuần, tuy sau một vài ngày có thể thấy triệu chứng giảm đi.

Dự trữ: khăn giấy, thức ăn nhẹ, chicken soup, thuốc mua trên quầy,

Tự nuông chiều. Nghe theo cơ thể thường tỏ ý muốn nằm nghỉ ngơi. Cứ cố gắng làm việc, nhất là khi mới bị cúm, có thể làm cơ thể yếu đi.

Xin bác sĩ cho thuốc chống khuẩn, như oseltamivir (Tamiflu) hoặc zanamivir (Relenza), nhất là khi bệnh nhân cao tuổi (trên 65), quá trẻ (dưới 5 tuổi), mang thai hay mới sanh; có bệnh suyễn, bệnh tim hoặc các bệnh mạn tính (chronic). Thuốc chống khuẩn có thể thu ngắn 1 ngày nằm bệnh và giảm nguy cơ bị sưng phổi (pneumonia) và các biến chứng khác, nhưng chỉ hữu hiệu nếu uống trong vòng 48 giờ khi mới có triệu chứng.

Trị sốt. Cúm thường bắt đầu bằng nhiệt độ trên 100°F. Có thể hạ sốt bằng acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil), hay naproxen (Aleve). Những thuốc này còn giảm nhức đầu, nhức mình do cúm mà ra.



Ngày 2-4

Dùng nhiều thức ăn lỏng, dù không thèm ăn. Cơn sốt có thể làm mất nước trong người. Có thể thay thế nước uống bằng chất lỏng có muối như nước súp gà hay rau trái, và nước ngọt như nước ép trái cây, trà. Những hỗn hợp đó giúp thay thế các chất điện phân (electrolytes) – như sodium, potassium và glucose – và uống nhiều chất lỏng có thể giúp làm đàm lỏng ra.

Theo dõi nhiệt độ. Sốt không có hại, nhưng trong một vài trường hợp hiếm hoi, nhiệt độ tăng thình lình có thể làm cho bệnh nhân lên cơn động kinh, nhất là trẻ nhỏ.

Đề phòng biến chứng. Cúm có thể mau trở nặng. Gọi bác sĩ nếu thấy khó thở, khó nuốt, hoặc mất thăng bằng, có thể là dấu hiệu của sưng phổi, sưng cuống phổi hoặc mất nước. Trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh kinh niên dễ bị như thế. Cũng cần gọi bác sĩ nếu thấy khó tiểu hoặc cổ họng sưng làm cho uống nước thấy đau đớn.



Ngày 5-6

Có thể trở lại làm việc hoặc học hành nếu cảm thấy khá hơn hoặc không sốt trong vòng 24 giờ qua.

Chuẩn bị đối phó với chứng đau cổ họng và ho dai dẳng.Tuy đau nhức và sốt lúc này đã hết, nhưng còn ho và đau họng dai dẳng. Thay vì uống thuốc, có thể dùng mật ong, kẹo ho (lozenges), súc miệng bằng nước muối, uống nhiều trà, ăn soup.



Ngày 7+

Đừng hoảng sợ. Cúm thường kéo dài hơn cả tuần. Cứ giữ nguyên cách sinh hoạt, sẽ thấy dần dần bình phục.

Gọi bác sĩ nếu không thấy bớt, hoặc nếu có những dấu hiệu cảnh báo về các biến chứng như nói trên, vì có thể bạn bị sưng phổi hoặc viêm xoang (sinusitis), hay bệnh nào khác.




Được sửa bởi Mây tím ngày Sat Jan 20, 2018 11:17 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Jan 20, 2018 11:16 pm    Tiêu đề: Cảm lạnh

Cảm lạnh

Nhiễm bệnhTừ từ, một hai ngày
SốtNhẹ hoặc không sốt
Độ nặng nhẹTừ nhẹ tới vừa phải
Các triệu chứngCổ họng sưng hoặc ngứa, rồi sổ mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi và sau cùng là ho



Ngày 1

Đừng gọi bác sĩ. Không có thuốc cấp theo toa nào rút ngắn được số ngày bị cảm lạnh. Thuốc trụ sinh là để chống nhiễm trùng, không chống được virus, như cảm lạnh. Và thuốc chống virus có thể giảm nhẹ bệnh cúm nhưng lại không hữu hiệu đối với virus sinh ra bệnh cảm lạnh.

Giữ cho giản dị. Thuốc trị đau nhức bán tự do, như acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil), hoặc naproxen (Aleve), có thể làm bớt sưng cổ họng, tuy nhiên súc miệng bằng nước muối cũng được.

Giữ vệ sinh. Nghỉ ở nhà được thì tốt, nhưng không quan trọng như khi bị cúm. Có thể không cảm thấy quá tệ, vì bệnh tiến triển từ từ, bắt đầu bằng sưng cổ họng. Nhưng nên chú ý giữ vệ sinh kỹ lưỡng khi ở nơi công cộng: tránh đụng chạm người khác, ho và hỉ mũi vào khăn riêng hoặc khuỷu tay, và năng rửa tay.



Ngày 2-4

Đừng cố đến “đổ mồ hôi”. Bạn có thể thấy trong người đủ mạnh để tập thể dục, tưởng rằng tập mạnh sẽ mau hết bệnh. Tuy nhiên, tập quá sức có thể làm kéo dài thêm các triệu chứng; chỉ nên tập vừa phải, nhẹ nhàng.

Sẵn sàng đối phó với nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi. Các triệu chứng này thường theo sau chứng đau cổ họng. Dùng các biện pháp như mật ong, súc miệng bằng nước muối để trị sưng cuống họng, thuốc xịt mũi để trị nghẹt mũi, và uống đủ nước. Nước trà nóng hoặc soup có thể làm long đàm.



Ngày 5+

Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng không giảm mà tệ hơn. Có thể là bạn đang bị nhiễm trùng cần được điều trị bằng thuốc trụ sinh. Hoặc có thể là mắc bệnh khác như dị ứng, sưng cuống phổi, hoặc sưng phổi.


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân