TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Đâu là ánh sáng của con người ? Đâu là ÀTMAN ?
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Đâu là ánh sáng của con người ? Đâu là ÀTMAN ?

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri May 18, 2018 4:50 am    Tiêu đề: Đâu là ánh sáng của con người ? Đâu là ÀTMAN ?



ĐÂU LÀ ÁNH SÁNG CỦA CON NGƯỜI? Đâu là ÀTMAN?


      Đâu là ánh sáng của con người?
      Đâu là ÀTMAN?

      Trong bài ĐÂU LÀ ÁNH SÁNG CỦA CON NGƯỜI, chúng ta nghe đại sư Yàjnavalkya thuyết cho quốc vương xứ Videha: đó là ÀTMAN. Thật ra vị đại sư này chỉ là một trong hằng ngàn đại sư của phái Vedanta đều trả lời như thế căn cứ trên bộ The Upanishads – gốc nguồn của triết phái này.

      Vậy thì Àtman là gì và ở đâu trong con người?

      Chúng tôi xin trích dẫn như sau.

      Trong cuốn SELF-KNOWLEDGE (Àtmabodha) do Swami Nikhilananda (1895-1973) dịch & chú giải, nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, USA, bản in lần thứ năm, 2005, nơi trang 170:

      Àtman is realized in the heart” (67) (Àtman được nhận biết trong tim)

      Đó là câu thứ 67 trong 68 câu của tập SELF-KNOWLEDGE (Àtmabodha) của Thánh sư SANKARA, nhưng người đời gọi một cách đáng kính là SANKARÀCHÀRYA ; vì chữ Phạn achàrya có nghĩa là Thánh. Theo ghi chép của tác giả Swami Nikhilananda, thì Sankaràchàrya sinh và mất (788-820).

      Nhưng theo Linh mục Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý trong cuốn TRIẾT SỬ ẤN ĐỘ, nxb Phương Đông, TP/HCM năm 2015, thì:

      “Về thân thế Sankara, chúng ta biết rất ít, và vì lắm huyền thoại, truyện hoang đường xen lẫn vào, nên thực hư không dễ phân biệt. Có người cho Sankara sống vào thế kỷ V, có người lại đặt vào thế kỷ VII hay VIII. ” (sđd. tr 209). Tuy nhiên sau đó, LM Hoàng Sĩ Quý lại ghi “Không may, ông đã chết quá sớm, có lẽ tại Kanci vào năm 820 lúc mới 32 tuổi. ” (sđd. tr 210). Như vậy đã rõ rồi, thánh sư Sankara sinh 788 và mất 820, không bàn cãi chi nữa.

      Trở lại câu: “Àtman is realized in the heart” (67). Đại sư Nikhilananda giải thích như sau:

      [67] Àtman, which is the Sun of Knowledge, arises in the firmanent of the heart and destroys the darkness. The Pervader of all and the Sustainer of all, It illmines all and also Itself. (sđd tr 170). (Àtman, là Mặt trời của Trí huệ, bừng lên trong không gian của tim và hủy diệt tăm tối. Đấng Lan Tỏa cho tất cả, Đấng Chống Đỡ cho tất cả, Đấng rọi sáng tất cả và cũng là Chính Đấng Ấy).

      Cuối cùng đại sư viết tiếp:

      ”The man of Knowledge realizes that Àtman, or the Inmost Soul of the individual, which is vividly felt in the heart and which sustains the body, the senses, and the mind, is one with Brahman, which sustains the universe. ” (sđd tr 171). (Người có Trí huệ nhận biết rằng Àtman, hay Linh hồn Kín nhiệm ở mỗi cá nhân, vốn bừng sáng trong tim và chống đỡ cho thân xác, giác quan và tâm ý, cũng là một với Brahman, vị chống đỡ vũ trụ này).

      Và trong TRIẾT SỬ ẤN ĐỘ, ta thấy LM Hoàng Sỹ Quí cũng viết: Ở giữa trái tim ấy, người ta tưởng tượng ra một thứ không gian (àkàsa) nội tâm, và đó là giang san của Ngã. ” (sđd. tr 139) ; và:

      “ Xét cho cùng, chỉ có Brahman, và đó cũng là àtman, không hình sắc, không sinh tử, không biến động, không nhân quả và vượt lên trên mọi phân biệt.(sđd. tr 212).

      Sẵn đang trích dẫn từ sách nói trên của LM Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý, chúng tôi cũng xin nói thêm rằng khi viết về Brahman (chương 3 từ trang 293 đến 302), Vũ trụ (chương 4 từ trang 303 đến 312), Con Người (chương 5 từ trang 313 đến 324) và Đường Về (chương 6 từ trang 325 đến 340) trong Phần II: VEDÀNTA khi viết về các triết gia chủ yếu của phái này (Sankara, Ramajura, Madhva, Nimbarka, Vallabha và Caitanya) tác giả đã dùng tự-ngữ CHÚA để chỉ Brahman. “Brahman quả là Chúa, và Chúa ấy là Krishna, hình thức giáng trần của Ngài” (sđd. trang 414). Chúng tôi rất có cảm tình với ngài khi ngài dùng tự ngữ Chúa. Mở ngoặc [chúng ta liên tưởng đến tiếng Anh có CHRIST, như một MESSIAH, thiên sứ].

      So với ba tác phẩm trước đây xuất bản ở VNCH theo thứ tự thời gian:

      - Lịch sử triết học Ấn Độ, 1956 (quyển 3 trong bộ Lịch Sử Triết Học Đông Phương 5 quyển) của GS Nguyễn Đăng Thục (1909-1999) ;
      - Lịch sử triết học Ấn Độ, 1967 của Thượng tọa GS Thích Mãn Giác (1929-2006) ;
      - Nhập môn triết học Ấn Độ, 1965 tái bản 1972 của GS Lê Xuân Khoa.

      Cuốn TRIẾT SỬ ẤN ĐỘ (Nhập môn Triết Ấn: Upanishad – Vedanta) của linh mục Hoàng Sỹ Quí có thể được coi là một biểu nhất lãm khá đầy đủ về triết học Ấn Độ. Không những về nội dung mà về hình thức đặc biệt là các chữ Sankrit đều được đánh dấu & in đúng theo lối La-tinh hóa nhờ kỹ thuật tân tiến ngày nay so với nửa thế kỷ trước.

      Phần cuối sách, tác giả còn viết như sau:

      “Đáng lẽ theo dự kiến trước đây, ngoài hai tập (nay là hai phần) trên đây, còn ba tập nữa: 3/ Các môn phái lặt vặt; 4/Các tác giả hiện đại; 5 Phật giáo Ấn Độ.
      Ba tập nói trên, vì không còn cơ hội, nên tác giả không tiếp tục viết. Dẫu sao chăng nữa, hai tập tức phần I và II đủ để nói lên phần cốt lõi và chính yếu của Triết sử Ấn Độ rồi.
"

      Cũng cần nói thêm: LM Hoành Sơn Hoàng Sỹ Quí, Giuse Hoàng Sỹ Quí (dòng Tên, SJ) đỗ tiến sĩ triết học Ấn Độ năm 1968, và trở về quê hương dạy học. Ngài là giáo sư triết học Ấn Độ và Phạn ngữ (Sanskrit) tại các đại học văn khoa Saigon và Huế từ đầu thập niên 70 đến 30/4/1975. Có thể nói tính đến 1975 ngài là người Việt Nam đầu tiên đỗ tiến sĩ triết học Ấn Độ ở nước ngoài. Ngài đã thành lập Phong Trào Hưng Giáo Văn Đông (Chấn hưng tôn giáo và văn hóa Đông phương) qui tụ các các tên tuổi lớn thời bấy giờ như: Nghiêm Toản, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Bá Lăng, Đỗ Bằng Đoàn... và chủ nhiệm & chủ bút tạp chí Phương Đông (1968-1975). Ngài đã miệt mài làm việc cho đến khi bước qua tuổi 90 (năm 2016) mới nghỉ.

      Mình rất may mắn còn giữ được cuốn GIẢN LƯỢC VĂN PHẠM SANSKRIT, nxb Hưng Giáo Văn Đông, 1969, Saigon của ngài. So với bây giờ tuy thua kém xa (về ấn loát) nhưng rất quí vào thời đó khi chưa có cuốn sách nào dạy chữ Sanskrit.

      Tây đô, chiều May 18th 2018
      ĐKP
      CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU
      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân