TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bịnh cảm xúc theo mùa
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bịnh cảm xúc theo mùa

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Dec 20, 2017 12:25 am    Tiêu đề: Bịnh cảm xúc theo mùa

Bịnh cảm xúc theo mùa


Hôm nay trời nhẹ lên cao

Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn

Có khi nào bạn cũng ở vào tâm trạng của Xuân Diệu trong hai câu thơ trên? Nếu bạn cứ hay buồn như vậy vào mùa thu và đông, tức những mùa mặt trời hay đi vắng ở các nước miền ôn đới, có thể là bạn đang mắc chứng bệnh gọi là cảm xúc theo mùa. Bệnh này cũng có thể xẩy ra vào mùa xuân hay mùa hè nhưng hiếm hơn.



Triệu chứng

Những triệu chứng của bệnh xẩy ra và mất đi vào cùng thời gian mỗi năm. Thường bệnh xuất hiện vào cuối thu hay đầu đông và biến mất vào những ngày xuân và hè có nhiều ánh nắng. Tuy nhiên một số người thì ngược lại, bị triệu chứng bệnh vào đầu mùa xuân hay hè. Trong cả hai trường hợp, triệu chứng xuất hiện nhẹ vào đầu mùa và ngày càng nặng theo với mùa.

    1. Bệnh vào mùa thu và đông:

      • Trầm cảm

      • Cảm thấy tuyệt vọng

      • Bồn chồn lo lắng

      • Cảm thấy không có năng lượng

      • Không muốn giao thiệp xã hội

      • Ngủ nhiều

      • Không còn thích làm những chuyện trước kia vẫn thích

      • Cách ăn khác trước, thích ăn món chứa nhiều tinh bột

      • Lên cân

      • Khó tập trung hay hiểu sự việc

    2. Bệnh vào mùa xuân và hè:

      • Bồn chồn lo lắng

      • Mất ngủ

      • Bứt rứt khó chịu

      • Dễ bị khích động

      • Xuống cân

      • Không muốn ăn

      • Ham muốn tình dục tăng

    3. Bệnh cảm xúc ngược

      Ở một số người, xuân và hè lại mang đến cho họ cảm giác hưng phấn quá độ hay một hình thức khác nhẹ hơn. Bệnh này được coi như một hình thái của bệnh tâm thần “cảm xúc lưỡng cực” (bipolar disorder). Triệu chứng như sau:

      • Lúc nào cũng ở trong trạng thái hưng phấn

      • Tham gia rất nhiều những sinh hoạt xã hội

      • Tay chân hoạt động không ngừng

      • Vui vẻ hăng hái quá độ, không hợp với tình thế



Khi nào nên gặp bác sĩ?

Lâu lâu có một hai ngày buồn thì được, nhưng nếu bạn cảm thấy buồn bã kéo dài và không còn muốn làm những chuyện trước kia bạn vẫn thích làm, bạn nên đến gặp bác sĩ. Và nhất là khi bạn mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều khác trước; không ăn được hay ăn quá nhiều; có ý định tự tử; cảm thấy tuyệt vọng; mượn rượu để giải sầu.



Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh thì vẫn chưa được biết rõ. Nhưng những yếu tố như di truyền, tuổi tác và nhất là cấu tạo hóa học tự nhiên của mỗi người có lẽ đóng góp phần quan trọng trong việc gây bệnh. Những yếu tố sau cũng có thể gây bệnh:

    • Đồng hồ sinh học của mỗi người: Mức ánh sáng thấp của mùa thu và đông có lẽ đã ảnh hưởng lên đồng hồ sinh học giúp thức ngủ trong người bệnh khiến họ bị trầm cảm.

    • Mực melatonine: Đây là chất ảnh hưởng đến giấc ngủ và cảm xúc. Sự thay đổi mùa đã làm ảnh hưởng lên mực chất này khiến bệnh nhân bị trầm cảm. Bác sĩ có thể quyết định cho bạn uống thêm melatonine.

    • Mực serotonine: Đây là chất chuyển tín hiệu thần kinh, ảnh hưởng đến mức vui buồn của chúng ta. Thiếu ánh sáng mặt trời trong các mùa thu đông khiến bệnh nhân bị giảm mực serotonine, gây ra trầm cảm.

Định bệnh cảm xúc theo mùa đôi khi không dễ vì khó phân biệt với những bệnh tâm thần khác. Bệnh nhân cần được định bệnh theo những tiêu chuẩn của Sách Định Bệnh của Hội Y Khoa Tâm Thần Hoa Kỳ.



Ai dễ bị bệnh?

    • Phụ nữ dễ bị bệnh, nhưng phái nam nếu bị thì sẽ bị nặng hơn.

    • Sống xa đường xích đạo dễ bị bệnh hơn, có lẽ vì thiếu ánh sáng mặt trời vào mùa đông và ngày mùa hè dài.

    • Bệnh sử gia đình. Người bệnh thường có thân nhân cũng bị bệnh này.



Biến chứng

Không nên coi thường những triệu chứng của bệnh cảm xúc theo mùa. Nếu bệnh không được chữa trị, có thể đưa đến những biến chứng sau:

    • Có ý định tự tử hay hành động như muốn tự tử

    • Thu người vào vỏ, không sinh hoạt xã hội

    • Không đi học hay đi làm được

    • Dùng ma túy hay rượu

Chữa trị kịp thời có thể giúp tránh những biến chứng này và trở về cuộc sống bình thường.


Bệnh nhân được cho ngồi trước hộp ánh sáng chữa bệnh


Chữa trị

    • Dùng ánh sáng: Bệnh nhân được cho ngồi trước hộp ánh sáng chữa bệnh. Ánh sáng này giống như ánh sáng mặt trời, có thể làm tăng mức những chất hóa học trong óc. Ít có tác dụng phụ tai hại.

    • Thuốc: Bác sĩ có thể dùng thuốc chữa bệnh trầm cảm nhất là khi triệu chứng nặng.

    • Trị liệu tâm lý (psycho therapy)



Tự giúp

    • Giữ môi trường chung quanh chan hòa ánh sáng bằng cách kéo màn ra, ngồi gần cửa sổ nhiều ánh sáng.

    • Ra ngoài trời vào buổi trưa, ngay cả khi trời âm u. Ra ngoài trời trong vòng 2 giờ sau khi thức giấc sẽ giúp bạn tránh bệnh.

    • Tập thể dục thường xuyên

    • Có thể thử dùng những thuốc dược thảo có tích cách trị bệnh trầm cảm như St. John wort, SAMe, melatonine, Omega- fatty acids. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng những thuốc này.

    • Các phương pháp “ngoại vi” khác như châm cứu, yoga, xoa nắn...

    • Tham dự những sinh hoạt xã hội, tiếp xúc với người khác

BS Nguyễn Thị Nhuận

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân