TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Nhân có kẻ đòi cải cách Việt ngữ!
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Nhân có kẻ đòi cải cách Việt ngữ!

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Dec 12, 2017 5:03 am    Tiêu đề: Nhân có kẻ đòi cải cách Việt ngữ!



Nhân có kẻ đòi cải cách Việt ngữ


      Nhân có kẻ đòi cải cách Việt ngữ!

      Như quí bạn gần xa đều biết mới đây có một PGS. TS họ Bùi nào đó ở ngoài Bắc đã đưa ra sáng kiến về cải cách tiếng Việt và quí bạn cũng ít nhiều đã đọc qua “sáng kiến quái đản” này. Có cái điều phải nói là: dù có người khen hay chê họ Bùi, tuyệt nhiên không hề thấy các vị này trích dẫn những gì của các bậc tiền bối viết hay nói về văn học và ngữ học của chúng ta để minh họa!

      Sau đây để các hậu duệ của chúng ta thấu rõ được tấm lòng yêu quê hương đất nước giống nòi, chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn trong bài “Chữ Nho Với Văn Quốc Ngữ”, một trong hằng chục bài nghị luận giá trị của PHẠM QUỲNH (1892-1945) viết về tiếng Việt đăng rải rác trên tạp chí Nam Phong (1917-1934) của ông.

      Đến năm 1965 Bộ Quốc gia Giáo dục VNCH đã cho sưu tập lại các bài viết giá trị của ông và in thành năm tập với tựa THƯỢNG CHI VĂN TẬP. Đến năm 2005 bộ sách 5 quyển này được nxb Văn Học cho in lại 1000 cuốn khổ 14. 5 x 20. 5 cm.

      Điều đáng lưu ý là bài "Chữ Nho Với Văn Quốc Ngữ” - dài 23 trang từ trang 330 đến 353- được bậc tiền bối viết vào năm 1918, tức là cái năm mà PGS. TS họ Bùi chưa sinh ra! (ông này nghe nói hiện nay 83 tuổi).

      Mời quí bạn.

      “ Làm người Việt Nam phải nên yêu, nên quí tiếng nước mình. Phải đặt quốc văn của mình lên trên cả chữ Tây chữ Tàu. Nhưng yêu quí tiếng nước mình không phải là ruồng bỏ tiếng nước ngoài. Yêu quí tiếng người mình là phải khéo lợi dụng tiếng nước ngoài để làm cho tiếng quốc âm mình giàu có thêm lên. Cho nên những người vì “thương tiếng nước nhà” mà muốn “bài trừ chữ Hán” là tỏ ra ý kiến thấp hẹp vậy.

      Than ôi! Thương tiếc nước nhà, thương tiếng nước nhà cũng năm bảy đường. thương mà phải đường ra thì ích lợi cho quốc văn biết dường nào. Thương mà sai đường thì không những không lợi mà lại hại cho quốc văn hơn là ghét bội phận. Tôi đây chính là người nhiệt thành thương tiếng nước nhà, lâu nay đã tự nguyện cúc cung tận tụy một đời để gây dựng cho tiếng ấy thành văn chương, cho nước ta có một nền quốc văn đứng riêng được một cõi, cho người mình khỏi phải cái cực chung thân đi học mướn viết nhờ."
(sđd. trang 352).

      Trước đó, cũng trong bài này, tiền bối Phạm Quỳnh đã viết:

      “Các nước Âu châu xưa nay học chữ La-Mã, chữ Hy-Lạp, mượn hai thứ chữ ấy mà đặt tiếng mình, cũng tức như Việt Nam ta học chữ nho, mượn chữ nho mà đọc chữ nho ra âm vận Việt Nam vậy.

      Trên kia đã nói chữ nho là một thứ “tử văn” chung cho các các nước Á đông đã chịu văn hóa của nho học. Ta học chữ nho không phải là chịu quyền chuyên chế của người Tàu, tức cũng như người Âu châu học chữ La-tinh không phải là chịu quyền chuyên chế của người Ý ngày nay. Ta học chữ nho mà thử mở quốc sử coi, biết bao phen ta đánh Tàu siểng liểng, đuổi người Tàu ra ngoài bờ cõi nước nhà? Xét về vấn đề này phải phân biệt rõ ràng, không nên lẫn việc nọ với việc kia, mà làm cho rối trí.

      Tiền bối Phạm Quỳnh cũng không quên nhắc chúng ta như thế này:

      “Chữ nho là một thứ chữ viết, không phải là một thứ tiếng nói; đem vào nước nào thì theo thanh âm của nước ấy mà đọc ra, chữ vẫn là chữ chung mà đọc theo thanh âm nước nào thành ra lời riêng của nước ấy. nước nào cũng đọc chứ ấy mà đọc khác đi, nghe nhua không hiểu phải viết ra chữ mới hiểu được. Không những các nước ở ngoài nước Tàu, mà đến các tỉnh nội địa Tàu, tỉnh nọ đối với tỉnh kia cũng vậy ; một người khác Quảng Đông với một người khách Bắc Kinh nói chuyện với nhau, tuy toàn là lời chữ nho mà hai người tuyệt nhiên không hiểu gì cả, phải “bút đàm” mới biết là chuyện gì. Cho nên người Tàu phải đặt ra một thứ tiếng riêng gọi là “quan thoại” để giao thông với nhau, nhưng quan thoại là thứ tiếng của người làm việc quan mà thôi, ai có học mới biết, cũng như học một thứ tiếng ngoài vậy. Ấy người Tàu với nhau còn vậy, huống chi là người Nhật Bản, người Việt Nam hay người Cao Ly, tuy cũng chịu văn hóa của Trung Quốc, và lấy chữ nho làm văn tự, như thâu nhập sang nước mình đã hầu thành như riêng của mình rồi. Thí dụ như hai chữ văn minh vốn là hai chữ nho, mà tiếng quan thoại Tàu đọc là wen-ming, tiếng tỉnh Quảng Đông bên Tàu đọc là men-ming, không biết tỉnh Tứ Xuyên, Phúc Kiến, Vân Nam, Quí Châu v. v.. hay là thường Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng là những đất phiêu ly của Tàu, còn đọc khác đi đến thế nào; đến tiếng Việt Nam ta thì đọc là văn minh, tiếng Nhật Bản thì đọc là bunmei. Bấy nhiêu xứ chỉ chung nhau có hai cái hình chữ, còn thanh âm thì khác nhau biết dường nào."

      Rất tiếc, vì khuôn khổ của trang nhà có hạn, chúng tôi không thể chép hết ra toàn bài này. Nếu cần, xin quí bạn tìm đọc tác phẩm để đời THƯỢNG CHI VĂN TẬP của tiền bối Phạm Quỳnh.

      Còn một điểm nữa, bạn hãy thẩm định, tiền bối họ Phạm viết bài nói trên vào năm 1918, cách đây đã 100 năm.

     CHỮ ÍT TÌNH NHIỀU

      भक्तिवेदन्तविद्यारत्न

      Cần Thơ, chiều nhạt nắng Dec12th 2017



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Hình Ảnh Việt Nam Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân