TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Các phương pháp điều trị da và laser
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Các phương pháp điều trị da và laser

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9550

Bài gửiGửi: Wed Nov 29, 2017 12:07 am    Tiêu đề: Các phương pháp điều trị da và laser

Các phương pháp điều trị da và laser


Điều trị da bằng phương pháp laser và các phương pháp công nghệ khác chắc không còn mới mẻ với chị em. Thế nhưng với sự thay đổi liên tục của công nghệ chắc chắn khiến các chị em phải phân vân không biết lựa chọn phương pháp nào mới phù hợp.


A. Lăn kim (Skin needling)

Meso needling


1. Nguyên lý hoạt động

Đúng với tên gọi, phương pháp lăn kim sử dụng một con lăn có gắn nhiều mũi kim nhỏ để di chuyển trên da để tạo ra các tổn thương li ti trên bề mặt nhằm mục đích kích thích cơ chế tự tái tạo da.

Nói một cách dễ hiểu, thử tưởng tượng khi bạn có một vết thương thì các tế bào xung quanh sẽ di chuyển đến để nuôi dưỡng nó. Các tế bào sẽ giúp hình thành mối liên kết làm liền vết thương. Sau khi vết thương mới lành, chúng ta thường gọi là vết thương đã lên da non. Thời gian này cần tránh nắng và chăm sóc để vết thương không thành sẹo. Khi vết thương đã lành hẳn, bạn sẽ thấy lớp da mới này mịn màng và sáng màu hơn nhưng phần da xung quanh.

Tương tự, biện pháp lăn kim cũng hoạt động trên nguyên tắc như vậy. Tuy nhiên những cây kim rất bén và rất nhỏ này không đủ để phá vỡ các mô và lớp màng của da, nó chỉ đủ để gây kích thích các tế bào phát tín hiệu tái tạo da làm lành vết thương. Theo đó, các tế bào xung quanh sẽ tăng sinh tế bào mới, kết hợp với collagen hình thành mô liên kết, thúc đẩy quá trình hình thành cấu trúc mô và làm đầy các vết sẹo.

2. Ưu điểm

    • Lăn kim được cho là phương pháp an toàn nhất, có thể làm nhiều lần và đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị sẹo rỗ. Do hoạt động theo nguyên lý cơ học, không dùng đến sức nóng như laser, phương pháp này ít có rủi ro để lại thâm nám.

    • Có thể áp dụng cho mọi sắc da, trong khi laser hiệu quả hơn đối với người da trắng.

    • Kết quả thấy nhanh hơn và kéo dài hơn.

    • Chi phí rẻ hơn.

3. Nhược điểm

    • Gây đau trong lúc lăn kim, có thể bị rướm máu.

4. Chăm sóc da sau khi lăn kim

    • Da sẽ bị đỏ và sưng nhẹ. Thời gian 1 – 3 ngày đầu, chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lý, để mặt tự khô hoặc lấy khăn mềm thấm nhẹ. Tránh nắng tuyệt đối và cũng không nên dùng kem chống nắng, sữa rửa mặt và mỹ phẩm, chỉ nên dùng các sản phẩm theo hướng dẫn của chuyên viên hoặc bác sĩ. Tốt nhất bạn nên ở trong nhà tránh ra ngoài.

    • Sau ngày thứ 3 trở đi, bạn sẽ thấy da bắt đầu hình thành lớp mài nâu, hãy để cho lớp mài tự bong tróc, tránh gãi hoặc cào sẽ làm da bị sẹo. Đây là thời gian da đang tái tạo nên rất mỏng. Toàn bộ thời gian này bạn phải tuyệt đối tránh nắng cho thật kỹ, có thể thoa kem chống nắng và giữ ẩm cho da, nếu không sẽ bị nám nặng hơn bình thường.

    • Sau khi da bong tróc, bạn sẽ cảm nhận da căng và sáng hơn trước đây. Thông thường phải sau 4 - 6 liệu trình chúng ta mới có cảm nhận rõ rệt sự thay đổi, và các liệu trình phải cách nhau ít nhất 4 tuần.

5. Các trường hợp không thể dùng phương pháp lăn kim

    • Da đang có mụn, mụn sưng, viêm da, da đang bị thương. Những trường hợp này phải đợi trị hết mụn hoặc da lành hẳn mới có thể làm lăn kim.

    • Sẹo lồi, các mụn ruồi nổi.

    • Tiểu đường

    • Bệnh máu không đông.

    • Đang có thai và cho con bú

    • Bị các bệnh ngoài da như eczema, các bệnh mãn tính về da.


B. Các phương pháp điều trị bằng Laser

Laser treatment


Phương pháp chiếu tia laser đã được sử dụng từ rất lâu trong việc đốt mụn ruồi, mụn thịt... Ngày nay, phương pháp này được ứng dụng rộng rãi trong ngành thẩm mỹ làm đẹp với những quảng cáo lợi ích như sau:

    • Trẻ hóa làn da: giúp da trắng sáng, căng hơn, giảm nếp nhăn và thu nhỏ lỗ chân lông

    • Làm đầy sẹo lõm

    • Trị nám, trị mụn

    • Triệt lông

Trên thị trường làm đẹp hiện nay có khá nhiều tên gọi Laser và cũng dựa trên nguyên tắc hoạt động giống như lăn kim, đó là gây tổn thương dưới da để kích thích tăng sinh tế bào và collagen. So với phương pháp lăn kim, laser nhẹ nhàng và ít đau hơn. Tuỳ từng loại laser, sau khi chiếu xong có thể trang điểm để đi học, đi làm bình thường. Tuy nhiên cũng chính vì sử dụng laser công suất nhẹ mà bạn cần thực hiện nhiều liệu trình hơn mới thấy rõ kết quả.

Ưu điểm

    • Điều trị hiệu quả đối với hầu hết các vấn đề về da.

    • Thời gian điều trị ngắn, ít đau.

Nhược điểm

    • Thời gian hồi phục lâu, phải tránh nắng nếu không da bị sạm nhanh.

    • Hiệu quả chậm, ít nhất phải sau 6 liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 1 tháng mới bắt đầu thấy tác dụng

    • Hợp với người da trắng hơn. Người châu Á, da màu dễ bị tác dụng phụ là tăng sắc tố gây nám hoặc thâm đỏ lâu hơn.

    • Chi phí cao hơn.

1. Ablative laser (laser xâm lấn)

    • Tác động lên bề mặt da để loại bỏ lớp da trên cùng. Chính vì can thiệp ngay trên bề mặt da nên thời gian bình phục sẽ lâu hơn, nhưng bù lại, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì hơn chỉ sau vài liệu trình.

    • Hiệu quả trong việc điều trị nếp nhăn và tái tạo bề mặt da.

    • Các hình thức của laser xâm lấn: CO2 fractional

Nhược điểm:

    • Cần thời gian dài để hồi phục

    • Cần được chăm sóc hết sức cẩn thận sau khi làm laser.

    • Sau vài ngày da sẽ xuất hiện lớp mài mỏng tương tự như lăn kim. Khi đó bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, nguy cơ để lại sẹo hoặc tăng sắc tố gây nám.

2. Non – ablative laser (laser không xâm lấn)

    • Trái với laser xâm lấn, hình thức laser không xâm lấn tác động vào lớp da bên dưới để kích thích sản sinh collagen làm da săn chắc mà không làm ảnh hưởng đến lớp ngoài cùng của da.

    • Hiệu quả để điều trị các vấn đề do ánh nắng mặt trời như tàn nhang, đốm nâu, nám, làm triệt lông và làm săn chắc da.

    • Do không tác động trực tiếp lên bề mặt da nên thời gian bình phục nhanh hơn, điều này đồng nghĩa bạn cần thực hiện nhiều liệu trình hơn (từ 10 lần trở lên) để có kết quả như mong muốn.

    • Hầu hết có thể trang điểm để đi làm, đi học ngay sau khi thực hiện bắn laser.

Các hình thức của laser không xâm lấn: Q Switch, Fraxel laser


C. Các kỹ thuật làm đẹp khác

LED Light Therapy


1. Chemical peel: mặt nạ hóa học

Cải thiện bề mặt da bằng cách loại bỏ lớp biểu bì chết trên cùng, giúp da trông sáng và mịn màng hơn. Sử dụng phương pháp này trong dài hạn sẽ giúp cải thiện nếp nhăn và nám.

Mặt nạ hóa học như AHA có thể gây kích ứng hoặc đỏ sau khi điều trị, nhưng sau đó những cảm giác này sẽ sớm chấm dứt.

2. LED therapy: chiếu đèn LED

Đối với những người có cơ địa không phù hợp với laser thì công nghệ đèn LED sẽ là giải pháp. Ngoài việc dùng riêng lẻ, công nghệ này khi kết hợp với các công nghệ khác như laser, chemical peel sẽ mang lại hiệu quả bổ sung.

Hương Lan

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nữ Công Gia Chánh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân