TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Viêm thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Viêm thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Tue Nov 14, 2017 12:08 am    Tiêu đề: Viêm thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)

Viêm thấp khớp (Rheumatoid Arthritis)

Viêm thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô cơ thể của chính mình.


Viêm thấp khớp là một bệnh viêm kinh niên ảnh hưởng đến nhiều vùng cơ thể chứ không phải chỉ ở khớp xương như tên của nón. Ở một số người, bệnh này có thể gây tác hại trên một loạt các hệ thống cơ thể, như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Viêm thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô cơ thể của chính mình.

Không giống như các thiệt hại do sử dụng nhiều của bệnh viêm xương khớp, viêm thấp khớp ảnh hưởng đến niêm mạc của khớp xương, gây sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp.

Các chứng viêm khác đi chung với viêm thấp khớp có thể làm hư hại các bộ phận khác của cơ thể. Các loại thuốc mới hiện nay có thể giúp bệnh nhân rất nhiều so với trước kia nhưng bệnh nặng vẫn đưa tới khuyết tật.



Triệu chứng

Gồm có:

    • Khớp bị sưng, nóng, đau

    • Các khớp xương bị cứng, nặng hơn vào buổi sáng và sau một thời gian không hoạt động

    • Mệt mỏi, sốt và giảm cân

Bệnh viêm thấp khớp thời gian đầu thường xảy ra ở các khớp nhỏ - đặc biệt là các khớp gắn các ngón tay vào bàn tay hay các ngón chân vào bàn chân.

Khi bệnh tiến triển xa hơn, các triệu chứng thường lan đến cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xảy ra ở các khớp giống nhau trên cả hai bên của cơ thể.

Khoảng 40 phần trăm bệnh nhân có các triệu chứng không liên quan đến các khớp ở các bộ phận sau đây của cơ thể: da, mắt, phổi, tim, thận, tuyến nước bọt, mô thần kinh, tủy xương, mạch máu.

Các triệu chứng có thể nặng nhẹ khác nhau, có thể xảy ra trong một thời gian rồi hết đi. Có những thời kỳ bệnh nặng lên, xen kẽ với những giai đoạn bệnh thuyên giảm tương đối, lúc triệu chứng sưng và đau bớt đi hoặc biến mất. Theo thời gian, các khớp xương có thể biến dạng và dời chỗ.



Nguyên nhân

- Viêm thấp khớp (rheumatois arthritis) khác với viêm xương khớp (osteoarthritis)

Viêm thấp khớp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các lớp màng bao quanh khớp của bạn. Hiện tượng viêm làm lớp màng này dày lên và cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Các gân và dây chằng giữ khớp xương bị suy yếu và căng ra. Dần dần, các khớp mất hình dạng và sự thẳng hàng.

Chưa hiểu được tại sao các tiến trình này bắt đầu, có thể có yếu tố di truyền. Các gene không thực sự gây ra bệnh nhưng có thể làm cho nạn nhân nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường - chẳng hạn như nhiễm vi trùng hay siêu vi - có thể gây ra bệnh.



Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm thấp khớp gồm có:

    • Giới tính. Phụ nữ dễ bị hơn nam giới.

    • Tuổi tác. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thườngc bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60.

    • Bệnh sử gia đình. Nếu một thành viên của gia đình bị bệnh, bạn có thể nguy cơ cao mắc bệnh.

    • Thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nhất là khi bạn có một khuynh hướng di truyền mắc bệnh. Hút thuốc cũng liên quan tới mức độ nghiêm trọng của bệnh.

    • Môi trường tiếp xúc. Mặc dù không chắc chắn và chưa hiểu rõ cơ chế, một số chất như abestos hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhân viên cấp cứu tiếp xúc với bụi từ sự sụp đổ của Trung Tâm Thương Mại Thế Giới có nguy cơ cao mắc các bệnh tự miễn như viêm thấp khớp.

    • Béo phì. Những người dư cân hoặc béo phì có nguy cơ khá cao mắc bệnh, đặc biệt là ở phụ nữ được chẩn đoán bệnh ở 55 tuổi trở xuống.


Cục phong thấp tại khuỷu tay


Các biến chứng

    • Loãng xương. Chính bệnh viêm thấp khớp, vàmột số loại thuốc điều trị viêm có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, làm suy yếu xương và dễ bị gãy xương.

    • Cục phong thấp. Những cục này thường nổi lên các vùng nhô ra dễ bị va chạm (điểm áp lực), chẳng hạn như khuỷu tay. Tuy nhiên, chúng có thể nổi lên ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, bao gồm cả phổi.

    • Khô mắt và miệng. Bệnh nhân viếm thấp khớp dễ bị hội chứng Sjogren, một rối loạn làm giảm lượng ẩm trong mắt và miệng.

    • Nhiễm trùng. Chính căn bệnh và nhiều loại thuốc chữa bệnh có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng.

    • Thành phần cơ thể bất thường. Tỷ lệ chất béo thường cao hơn ở những người bị viêm thấp khớp, ngay cả ở những người có chỉ số khối cơ thể bình thường (BMI).

    • Hội chứng carpel tunnel. Nếu bệnh xảy ra ở cổ tay, hiện tượng viêm có thể làm đè nén các dây thần kinh ở các bàn tay và các ngón tay gây ra hội chứng này.

    • Vấn đề tim mạch. Viêm thấp khớp có thể làm tăng nguy cơ xơ cứng và nghẽn động mạch cũng như viêm màng bọc quanh trái tim.

    • Bệnh phổi. Bệnh nhân bị tăng nguy cơ viêm vàgây sẹo các mô phổi, có thể dẫn đến khó thở.

    • Ung thư hạch. Viêm thấp khớp làm tăng nguy cơ ung thư hạch, một nhóm các bệnh ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.


Các bác sĩ có thể đo được mức ESR và CRP bằng cách thử máu


Định bệnh

Viêm thấp khớp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng ban đầu giống triệu chứng của nhiều bệnh khác. Không có xét nghiệm máu riêng hay một dấu hiệu thể lý riêng để xác định chẩn đoán.

- Các xét nghiệm máu

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có một tỷ lệ lắng hồng cầu (ESR) cao hoặc protein phản ứng C (CRP) cao, dấu hiệu của một tiến trình viêm trong cơ thể. Các thử nghiệm khác gồm có rheumatoid factor và anti- CCP.


bệnh nhân được bác sĩ vật lý trị liệu trợ giúp


Điều trị

    • Không có thuốc điều trị riêng biệt cho bệnh viêm thấp khớp. Hiện nay có rất nhiều thuốc khác nhau và mới hơn được sử dụng để làm giảm bớt triệu chứng bệnh.

      Những loại thuốc này có thể nhắm vào những phần của hệ thống miễn dịch đã tạo ra phản ứng viêm gây tổn thương khớp và các mô. Những loại thuốc này cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

    • Bác sĩ có thể gửi bạn tới các chuyên viên trị liệu thể lý hoặc nghề nghiệp để học những bài tập giúp giữ cho các khớp xương của bạn linh hoạt. Họ cũng có thể đề nghị những cách thức mới để làm việc hàng ngày giúp các khớp ít bị áp lực hơn. Ví dụ, nếu ngón tay của bạn bị đau, bạn có thể chọn dùng cánh tay để nhấc một vật gì lên.

    • Những thiết bị trợ giúp có thể giúp bạn làm việc dễ dàng hơn và tránh áp lực lên những khớp đau. Ví dụ, một con dao nhà bếp được trang bị với một tay cầm giống như cán cưa giúp bảo vệ khớp ngón tay và cổ tay. Một số công cụ, như buttonhooks, có thể giúp việc mặc quần áo dễ dàng hơn. Catalogs và các cửa hàng cung cấp y tế là nơi tốt để tìm kiếm ý tưởng.

    • Giải phẫu. Nếu thuốc không giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp, có thể phải cần đến giải phẫu để sửa chữa những hư hại hầu giúp khôi phục lại khả năng sử dụng khớp. Nó cũng có thể làm giảm đau và dị dạng.

      Nhưng giải phẫu có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. Nên thảo luận kỹ về những lợi ích và rủi ro của giải phẫu với bác sĩ.


Tai chi được hướng dẫn một huấn luyện viên chuyên nghiệp có thể làm giảm đau do viêm thấp khớp


Trị liệu khác

Một số phương pháp điều trị bổ sung có nhiều triển vọng cho bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

    • Dầu cá. Một số nghiên cứu đầu tiên cho thấy uống thêm dầu cá có thể làm giảm đau viêm thấp khớp và bớt độ cứng khớp. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ợ hơi và một hương vị tanh trong miệng. Dầu cá có thể ảnh hưởng đến các thuốc đang uống, nên hỏi bác sĩ trước khi uống.

    • Dầu thực vật. Các hạt giống hoa anh thảo, cây lưu ly và nho đen chứa một loại acid béo có thể giúp giảm đau và cứng khớp buổi sáng. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và tăng hơi. Một số loại dầu thực vật có thể gây tổn thương gan hoặc ảnh hưởng đến thuốc đang uống, nên hỏi bác sĩ của bạn trước.

    • Tai Chi. Liệu pháp này sử dụng các bài tập nhẹ nhàng và trải dài kết hợp với thở sâu. Nhiều người sử dụng tai chi để giảm căng thẳng trong cuộc sống của họ. Nghiên cứu cũng cho thấy tai chi có thể làm giảm đau. Khi được hướng dẫn bởi một huấn luyện viên có kiến thức, tai chi thường an toàn. Nhưng không nên làm bất kỳ chuyển động nào gây đau.

BS Nguyễn Thị Nhuận

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân