TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điểm phim: Geostorm Siêu Bão Địa Cầu
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điểm phim: Geostorm Siêu Bão Địa Cầu

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Fri Oct 27, 2017 11:53 pm    Tiêu đề: Điểm phim: Geostorm Siêu Bão Địa Cầu

Điểm phim: Geostorm Siêu Bão Địa Cầu


Diễn viên:Gerald Budler, Jim Sturgess, Abbie Cornish, Ed Harris, Ngô Ngạc Tố, Andy Garcia.

Đạo diễn: Dean Devlin

Tháng 10 năm nay, khán giả có dịp được tận hưởng một trong những đề tài về thảm họa thiên nhiên – Geostorm. Lấy cảm hứng về ngày trái đất diệt vong, đây là những điều thú vị xoay quanh siêu phẩm này.

1. Tác phẩm điện ảnh đầu tay Dean Devlin làm đạo diễn

Vốn là nhà sản xuất kiêm tác giả kịch bản nổi tiếng thành công của nhiều loạt truyền hình được đánh giá cao như Leverage, Independence Day, Independence Day 2: Resurgence, Godzilla,... Devlin hiện đang là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Electric Entertainment – công ty sản xuất special effects hậu kỳ, phân phối và phát hành phim do ông sáng lập vào tháng 5 năm 2001.

2. Ý tưởng lạ và sáng tạo

Ý tưởng dựng phim Siêu Bão Địa Cầu nẩy ra khi con gái của ông Devlin thắc mắc: “Tại sao chúng ta không chế tạo một cái máy có thể ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu?”. Câu hỏi của cô bé 6 tuổi đã khiến cho ông cảm thấy vô cùng phấn khởi. “Câu hỏi đó đã loé lên trong đầu tôi ý tưởng về những điều có thể xảy ra nếu chúng ta hoàn thành cỗ máy đó. Và gỉả thử, nếu có một trục trặc kỹ thuật nào đó mà cái máy lại làm việc trái ngược lại điều mà chúng ta mong muốn?”. Đó là lời chia sẻ của đạo diễn Dean Devlin về cuốn phim Geostorm.



Trái Đất gánh chịu thảm hoạ kinh hoàng xuất phát từ tham vọng điều khiển thời tiết của con người. Geostorm nói về một viễn tưởng tương lai khi con người tìm ra được cách kiểm soát và điều khiển thời tiết bằng việc tạo ra các vệ tinh thời tiết.

Mỗi khi con người muốn thay đổi thời tiết theo ý của mình, họ sẽ làm cho các vệ tinh này tác động lên mây, gió của bầu khí quyển Trái đất và tạo ra hiệu ứng như ý muốn. Những việc làm trái với thiên nhiên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, những vệ tinh thời tiết này bị hư hỏng và gây ra các thảm họa thiên nhiên trên khắp thế giới.

Toàn cảnh trạm vũ trụ trong phim được thực hiện ở 5 sân khấu lớn tại phim trường Big Easy Studios, New Orleans. Nhà thiết kế sản xuất Petruccelli được giao trọng trách dàn dựng bối cảnh này. Đây là nơi diễn ra hầu hết các phân cảnh quan trọng của Geostorm. “Có tổng cộng 9 cảnh dựng với quy mô lớn được sử dụng trong phim. Chúng tôi đã thiết kế công trình này như một công xưởng khổng lồ, nơi lắp đặt, giám sát và hỗ trợ chuyển động của hàng ngàn vệ tinh đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khí hậu trái đất”, ông Petruccelli chia sẻ.



Bối cảnh này được xây dựng, dựa theo mô hình Trạm Vũ Trụ Quốc Tế mà NASA đã hoàn thành vào năm 2000, sau hơn 12 năm xây dựng, lắp đặt và đưa vào vận hành. Hiện tại, trạm vũ trụ này vẫn duy trì ở độ cao cách mặt đất khoảng 250 dặm và bay quanh Trái đất 15 lần mỗi ngày.

Phần hình ảnh, với nỗ lực lớn hãng phim đã tận dụng những điều mà cả thế giới ngưỡng mộ về chương trình không gian của NASA, những hình ảnh dù là vay mượn nhưng đã gây cảm tưởng tốt, thu hút sự tò mò của khán giả. Về hiệu ứng kỹ xảo; sau khi đã qua nhiều cuốn phim không gian như Independence day, và “2012”... các special effects chắc chắn sẽ không chê vào đâu được, mà cũng vì đó nhiều nhà phê bình đã dùng để vùi dập đạo diễn Dean Devlin qua cuốn Geostorm này.



Geostorm là một bộ phim về đề tài thảm họa tận thế với hàng loạt những biến động của thời tiết như sóng thần, mưa đá, lốc xoáy, nước biển đóng băng hay cơn bão nhiệt đới... vì thế phần âm thành và hình ảnh gần như quan trọng nhất để thu hút người xem.

Bộ phim Geostorm đã thành công mặt âm thanh và hình ảnh thực sự không thể chê vào đâu được. Các hiệu ứng cháy nổ và mô phỏng thảm họa thiên nhiên đều chân thực tới mức rùng mình; như cảnh cả một ngôi làng ở Afghanistan bị đóng băng sống, ngay trong một tích tắc của kim đồng hồ; những ngọn sóng thần cao bằng tòa nhà nhiều tầng ở Arab Saudi, hay mặt đường nứt làm đôi phun nham thạch giữa Hồng Kông.

Hình ảnh ghê rợn về thảm họa thiên nhiên như một cảnh phim kinh dị.



3. Những thành phố xuất hiện trong phim

Tác phẩm Geostorm là bức tranh tưởng tượng sự diệt vong của Trái đất, khi mà những thảm họa xảy ra trên toàn cầu, ở khắp mọi nơi. Từ những cơn bão tuyết lạnh giá, những cơn lốc xoáy càn quét mọi thứ nó đi qua, đến những trận sóng thần cao ngút cuốn trôi hết mọi sự vật. Trong phim, những thảm cảnh đó xuất hiện ở những thành phố lớn trên thế giới như Washington D.C, Orlando, Florida, Rio de Janero, Mumbai, Dubai, Moscow và Tokyo. Nhờ xảo thuật điện ảnh tất cả những địa danh kể trên đều được thực hiện tại phim trường ở New Orlean và đã bị dập vùi gần hết.


Gerard Butler, Daniella Garcia, và Alexandra Maria Lara trong phim Geostorm


4. Dàn diễn viên nhiều quốc gia.

Bên cạnh hình ảnh âm thanh và xảo thuật mãn nhãn, Geostorm còn có sự góp mặt của các tên tuổi nổi tiếng như: Gerard Butler, Abbie Cornish, Ed Harris, Andy Garcia, Jim Sturgess và tài tử người Hoa Ngô Ngạn Tổ. Hầu hết, các diễn viên đều tỏ ra rất hào hứng với dự án này và vai diễn mà mình đảm nhận. Gerard Butler là cái tên không xa lạ đối với khán giả. Anh từng học luật, nhưng sau đó, cuộc sống của anh đã thay đổi. Bắt đầu khởi nghiệp từ năm 1997, nổi bật nhất có lẽ phải kể tới Attila, The Phantom of The Opera, Lara Croft: Tomb Raider, P.S I Love You, và đặc biệt phải kể đến phim 300 “Xám Pạt Zằn” của đạo diễn Zack Snyder.

Trong Geostorm, Butler nhận vai kỹ sư Jake Lawson, người đã sáng tạo ra Dutch Boy – hệ thống vệ tinh hiện đại dùng để điều khiển thời tiết.

Nguyễn Ngọc Chấn

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân