TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Để cây thêm trái, cần biết tỉa cành
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Để cây thêm trái, cần biết tỉa cành

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Wed Sep 20, 2017 11:10 pm    Tiêu đề: Để cây thêm trái, cần biết tỉa cành

Để cây thêm trái, cần biết tỉa cành

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Ngoài chuyện phân bón, vấn đề tỉa cành cũng cần thiết để cây kết trái. Đó là chuyện ai trong chúng ta cũng từng làm, nhưng chắc ít người để ý những mẹo vặt về tỉa cành, những mẹo vặt vốn là rất nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng khá lớn đến việc cây kết trái nhiều hay ít.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Tỉa cành lúc nào?

Trồng cây ăn trái, bạn phải lo tỉa cành mỗi năm mới mong thu hoạch nhiều. Nhưng tỉa cành vào lúc nào? Nếu hiểu rằng tỉa cành cũng giống như giải phẫu, chúng ta sẽ biết ngay lúc nào nên làm, lúc nào không. Cũng như các bác sĩ thường làm cho bệnh nhân mê đi trong khi mổ xẻ, chúng ta không thể tỉa cành khi cây... còn thức, mà nên chờ đến lúc cây đi ngủ. Vậy cây ngủ lúc nào? Đối với đa số loại cây, đó là khi chúng rũ lá vào cuối thu, rồi đi vào giấc ngủ vùi suốt mùa đông, thời gian thuận tiện nhất để chúng ta tỉa cành cho cây ăn trái. Bạn có thể giật mình khi nghĩ lại mình đã từng tỉa cành khi cây rậm lá, bất kể đó là mùa gì mà cây vẫn... không chết! Thì đâu phải ai gẫy tay, gẫy chân cũng chết? Cái cây cũng vậy: Nó không chết, nhưng vết thương làm nó đau, nó bị “sốc” và cần thời gian phục hồi. Biết vậy rồi, chúng ta đừng nên bắt cây phải chịu đau, chịu sốc không cần thiết. Với một chút kiên nhẫn, chờ đến mùa đông mới tỉa cành, chúng ta sẽ trở thành những người yêu cây đúng nghĩa. Mà có ai gọi mình là “bác sĩ” làm vườn chắc cũng không sai.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Đừng tỉa quá gần, cũng đừng tỉa quá xa chồi


Tỉa cành thế nào?

Đơn giản là kiếm một con dao hoặc một cái cưa, ngon hơn nữa thì kiếm một cái cưa máy, rồi kê vào chỗ cây lá rườm rà, roẹt roẹt vài đường là xong. Không phải! Nếu chỉ có thế thì bất cứ anh chàng vai u thịt bắp mồ hôi dầu nào chẳng làm được? Người yêu vườn chẳng ai làm như thế, chúng ta cần biết thêm một chút về cách tỉa cành để kích thích tăng trưởng.

Ít nhất có 2 lối tỉa ảnh hưởng trực tiếp đến việc ra hoa kết trái của cây: Tỉa đầu cành (head cuts) và tỉa mỏng (thinning cuts)

- Tỉa đầu cành (head cuts): Là hớt ngọn của một cành cây. Tỉa như vậy, chúng ta sẽ kích thích cây tăng trưởng thêm nhiều cành lá ở phần cành còn lại. Hậu quả là: Bao nhiêu năng lượng đưa vào việc phát triển cành lá là bấy nhiêu năng lượng bị lấy đi, làm giảm bớt số năng lượng tích lũy cho việc đơm hoa kết quả.

- Tỉa mỏng (thinning cuts): Là cắt lìa trọn cả cành cây, ở gần chỗ tiếp giáp với thân. Tỉa mỏng làm cho cây đỡ um tùm, mà lại không kích thích tăng trưởng, nhờ đó cây tiết kiệm được năng lượng, dồn cả vào việc đơm hoa kết trái.

Xem thế thì biết rằng tỉa đầu cành không có lợi. Nhưng cũng không có thể nói vơ đũa cả nắm rằng: Chỉ nên tỉa mỏng mà không bao giờ nên tỉa đầu cành. Các vị sư phụ về làm vườn đưa ra một thí dụ: Với cây táo (apple) và cây lê (pear), nếu mình cứ chặt đầu (head cuts) liên tục, chúng sẽ không bao giờ có quả; Nhưng cây đào (peach và nectarine) lại cần được tỉa cả hai kiểu: Chặt đầu và cắt trọn. Mỗi loại cây có một ý thích riêng mà chủ vườn cần phải tìm hiểu, nhưng cũng có những qui luật chung được áp dụng cho mọi loại cây, chẳng hạn: Chúng ta cần biết cây phát triển ở đâu, và ra hoa ở chỗ nào, tức là phải biết cây đâm chồi (bud) ở đâu. Và khi tỉa cành, mình cần cắt sát chồi, nhưng không xa quá và gần quá.

Trên đây chỉ là một vài điều căn bản về tỉa cành, một công việc quan trọng không chỉ để vun sức cho cây kết trái, mà còn giúp cho cây sống còn nữa. Nếu cứ để cho mọc tự nhiên, không cắt tỉa gì cả, cây có thể chậm lớn, chậm có trái. Đề tài này có nhiều điều lý thú chúng ta sẽ bàn thêm trong bài viết lần sau.

VŨ HẰNG

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Thú Tiêu Khiển Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân