TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bảo trì xe: Thay dầu thắng!
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bảo trì xe: Thay dầu thắng!

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Aug 19, 2017 11:20 pm    Tiêu đề: Bảo trì xe: Thay dầu thắng!

Bảo trì xe: Thay dầu thắng!


Đành rằng bạn không là thợ máy, nhưng có những điều căn bản mà bất cứ người lái xe nào cũng phải biết, đó là việc thay dầu nhớt định kỳ theo lịch bảo trì. Chúng ta đã nói về việc thay coolant, về nhớt máy (engine oil), và về dầu hộp số (transmission oil). Hôm nay, xin nói về dầu thắng (brake fluid).

Thắng xe là một chức năng mà chúng ta phải dùng tới luôn luôn. Trong một con đường ngắn chừng 5 dặm, có lẽ bạn phải đặt lên bàn thắng tới cả vài chục lần. Việc đạp thắng đã thành một phản xạ tự nhiên, chúng ta gần như không còn để ý đến. Cho đến khi muốn ngừng mà xe vẫn còn chạy... thì mới tá hỏa tam tinh. Thực ra, không có gì phải hoảng sợ cả: Chỉ là vì hệ thống thắng đã làm việc quá sức, và đang cần được bảo trì. Thay dầu thắng là một trong những việc mà chúng ta phải làm trong công tác bảo trì đó.


Chân đạp trên thắng, tạo ra một lực nhỏ, được dầu chuyển đi, và nhân lên nhiều lần, trở thành một lực lớn áp trên bánh xe.


Vai trò của dầu thắng

Dầu thắng (brake fluid), cũng còn được gọi là dầu thủy lực (hydraulic fluid), có trách nhiệm tạo ra lực đẩy để chuyển động các thành phần khác nhau trong hệ thống hãm phanh. Nếu không có chất lỏng này đưa dẫn, hoặc nó bị thoái hóa, toàn bộ hệ thống thắng sẽ tê liệt, bàn chân nhấn trên thắng không có hiệu quả gì.

Dầu thắng làm việc dưới hai điều kiện rất ngặt nghèo:

- Nhiệt độ cao, hay sức nóng.

- Sức nén cao, cũng gọi là áp suất, hay áp lực.

Trước tiên, sức nóng là tác nhân tàn phá. Thí dụ, làn da con người phơi nắng sẽ bị đen lại, phơi nắng nhiều quá có thể bị ung thư da. Với chất lỏng, nóng lên sẽ bốc hơi bay dần. Với dầu nhớt, nóng quá cũng sẽ thoái hóa, không còn tính nhờn, dần dần trở nên lỏng loét với rất nhiều cặn bẩn đọng lại. Dầu thắng cũng vậy, hậu quả không khác gì hơn: Mặc dầu là một chất lỏng có sức chịu đựng cực kỳ “dẻo dai”, nhưng bị thiêu đốt lâu ngày dưới sức nóng kinh người trong đầu máy xe, rồi cũng đến lúc nó phải thoái hóa theo chu kỳ của vật chất.


Dầu thắng là một sản phẩm riêng cho từng loại xe


Nói tới sức nén thì dầu thắng có đặc điểm là rất “cứng đầu”, không chịu thu mình dưới sức nén của bất cứ một áp lực nào cả. Bình thường, vật chất phải co lại nếu chúng ta có đủ lực nén. Nắm bông to lớn kềnh càng khi nén lại chỉ nhỏ bằng bàn tay. Đa số vật chất khác cũng vậy, đều thu mình nhỏ lại khi bị nén. Nhưng dầu thắng thì không. Và chính nhờ khả năng không chịu nén này mà dầu thắng có thể chu toàn nhiệm vụ của mình trong hệ thống. Bình thường, khi chúng ta đạp chân lên bàn thắng (brake pedal) là tạo ra một sức ép. Sức ép này sẽ được đưa tới 4 bánh xe để kềm giữ chúng lại.

Nhưng nếu chỉ đơn giản có thế thì với một lực áp nhẹ hều của bàn chân đặt trên thắng thì làm sao hãm được cái xe đang lao đi trên đường? Tất cả là nhờ vai trò trung gian của dầu thắng. Là một chất lỏng không bị nén, dầu sẽ chuyển hết lực đẩy đó vào hệ thống, và qua một cơ chế tăng lực, sức ép được nhân lên nhiều, nhiều lần, tạo ra một sức đè thật lớn áp vào 4 bánh xe, làm cho chúng quay chậm lại.

Dầu thắng chỉ có thể giữ được tính “cứng đầu” (không chịu nén) của mình khi nó chưa bị sức nóng tàn phá, làm chảy lỏng thành nước, hoặc bị ô nhiễm bởi các thành phần ngoại lai như cặn bẩn, hơi nước, không khí.


Bình dầu thắng bằng mủ trong, có thể kiểm tra từ ngoài, cần hạn chế mở nắp bình dầu


Kiểm tra và thay dầu thắng

Chúng ta không kiểm tra dầu thắng bằng cách mở nắp bình dầu, vì làm như thế sẽ khiến không khí lọt vào, làm dầu thoái hóa. Để kiểm tra, bạn chỉ nên nhìn bên ngoài bình, (bình thường bằng mủ trong, nhìn xuyên thấu), và ghi nhận mực dầu theo vạch dấu trên bình.

Cũng như mọi thứ vật chất khác, dầu thắng không thể phục vụ đến muôn năm. Cho đến một lúc nào đó, dầu thắng đương nhiên bị thoái hóa dưới tác động của nhiều yếu tố:

- Nhiệt độ cao trong đầu máy: Sức nóng thiêu đốt các hóa chất trong dầu, làm nó mất dần các đặc tính nguyên thủy.

- Hơi nước từ trong không khí: Dầu thắng hấp nơi nước sẽ mất dần tính năng “không chịu nén” (incompressibility), và dầu sẽ không còn tải lực, tăng lực mỗi khi chúng ta muốn nó chặn đà lăn của bánh sẽ được nữa.

Dầu thắng đương nhiên thoái hóa theo thời gian, và cần được thay mới để có thể chu toàn nhiệm vụ. Vì mỗi xe có một thời biểu bảo trì khác nhau, sự sử dụng giữa mỗi tài xế cũng khác nhau, người nhiều người ít, nên không thể có một qui luật chung cho tất cả mọi xe. Tuy nhiên là một chủ xe có ý thức về sự an nguy của chính mình và những người cùng đi, bạn nên thay dầu thắng sau mỗi 30,000 dặm đường, hoặc sớm hơn nếu cần thiết.

HAO SMITH

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Mẹo Vặt Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân