TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Bệnh thương hàn
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Bệnh thương hàn

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9547

Bài gửiGửi: Sat Aug 12, 2017 11:29 pm    Tiêu đề: Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn


Bệnh thương hàn là một bệnh rất hiếm thấy ở Mỹ, mỗi năm chỉ có chừng 400 ca bệnh, đa số là do đi du lịch đem về. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, bệnh thương hàn nghe vẫn rất quen thuộc và ai cũng nhớ lời căn dặn là không cho người bệnh thương hàn ăn quá sớm, có thể bị lủng ruột chết.

Có thực như vậy không? Và bệnh thương hàn là gì? Tại sao chỉ có ở những quốc gia chậm tiến như Việt Nam và hầu hết những xứ Đông Nam Á khác? Rất dễ hiểu. Vì bệnh thương hàn lây do nước uống và thức ăn không sạch, chứa vi trùng thương hàn mà ở những nước này thì tình trạng nước uống được kiểm soát rất sơ sài hay đúng hơn là không được kiểm soát. Do đó, bệnh lây lan dễ dàng hơn.

Khi có tai nạn sóng thần làm chết rất nhiều người ở các nước Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Ấn Độ... khiến cho tất cả hệ thống cầu cống đường xá bị tiêu hủy, bệnh thương hàn cũng như nhiều bệnh truyền nhiễm khác có cơ hội lan rộng.

Ngoài bệnh thương hàn, ta cũng nên biết đến bệnh phó thương hàn (paratyphoid) là một bệnh tương tự nhưng thường nhẹ hơn.



Triệu chứng

Triệu chứng bệnh thương hàn xuất hiện dần dần và có thể từ 1 tới 3 tuần sau khi tiếp xúc với vi trùng, người bệnh mới có triệu chứng. Đôi khi có những trường hợp thời gian ủ bệnh tới 2 tháng. Thời gian ủ bệnh của phó thương hàn thường ngắn hơn, chỉ 1 tới 10 ngày. Triệu chứng gồm có:

    1. Sốt tới 103, 104 độ F

    2. Nhức đầu

    3. Yếu ớt, mệt

    4. Đau cổ họng

    5. Đau bụng

    6. Đi tiêu chẩy hoặc táo bón. Trẻ em thường bị tiêu chẩy trong khi người lớn lại bị táo bón nặng.

Vào tuần lễ thứ hai, bệnh nhân có thể bị nổi mẩn đỏ ở bụng trên. Mẩn đỏ này chỉ xuất hiện ngắn hạn và biến mất trong vòng 3, 4 ngày.

Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ bước vào thời kỳ thứ hai rất nặng. Bệnh nhân tiếp tục bị sốt cao và có thể bị tiêu chẩy hay táo bón nặng. Bệnh nhân cũng bị mất cân rất nhiều và bụng phình to lên.

Vào tuần lễ thứ ba, bệnh nhân trở nên mê sảng, nằm bất động và rất mệt mỏi đến độ không mở mắt lên được. Tình trạng này được đặt tên là tình trạng thương hàn. Những biến chứng chết người thường xẩy ra vào thời gian này.

Nếu không chết, vào tuần thứ tư, bệnh nhân bắt đầu bình phục. Nhiệt độ sẽ giảm dần và trở lại bình thường trong vòng 1 tuần tới 10 ngày. Nhưng những triệu chứng bệnh có thể tái phát nhiều khi cả tới 2 tuần sau khi đã hết sốt. Người ta không hiểu tại sao bệnh lại thường tái phát nếu bệnh nhân được chữa bằng trụ sinh vào thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Bệnh phó thương hàn có triệu chứng tương tự nhưng nhẹ hơn, ít biến chứng nặng và bệnh nhân mau bình phục hơn.



Nguyên nhân

Bệnh thương hàn là một bệnh rất lâu đời, từng giết người cả ngàn năm nay. Nhưng nguyên nhân của bệnh chỉ mới được khám phá ra từ cuối thế kỷ thứ 19. Đó là vi trùng Salmonella typhi gây bệnh thương hàn và Salmonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn.

Bệnh thường lây do ăn uống phải chất có dính vi trùng hoặc do tiếp xúc với người mắc bệnh. Ở những nước chậm tiến, người ta thường bị lây do nước uống bị nhiễm vi trùng và điều kiện vệ sinh tồi tệ. Nơi các nước tiền tiến, người ta thường bị lây khi đi du lịch hoặc lây từ đường phân-miệng. Vi trùng thường có ở phân và đôi khi ở nước tiểu của người bị bệnh. Nếu người này không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh rồi làm thức ăn, họ có thể làm dính vi trùng vào thức ăn và lây cho người ăn.

Một số người bệnh dù đã được chữa bằng thuốc trụ sinh, vẫn còn chứa vi trùng trong ruột hay túi mật của họ dù họ đã lành bệnh. Trong trường hợp này, họ có thể lây bệnh cho người khác trong lúc họ vẫn khỏe mạnh. Những người này được gọi là người mang mầm bệnh kinh niên.



Biến chứng

Khoảng 1/3 số người mắc bệnh sẽ bị biến chứng.

    1. Nguy hiểm nhất là chẩy máu ruột và lủng ruột. Khi bị chẩy máu ruột, bệnh nhân thình lình bị giảm huyết áp và bị shốc, sau đó là có máu trong phân. Lủng ruột có thể xảy ra ở ruột non hay ruột già, làm đồ ăn thoát khỏi ruột vào trong bụng. Trường hợp này bệnh nhân phải được chữa khẩn cấp. Lủng ruột gây ra 1/ 4 số tử vong vì bệnh thương hàn.

    2. Viêm cơ tim

    3. Sưng phổi

    4. Viêm tụy tạng

    5. Nhiễm trùng thận hay bọng đái

    6. Viêm màng não

    7. Triệu chứng tâm thần như mê sảng, ảo giác, hay mê hoảng



Chữa bệnh

  1. Bệnh thương hàn được chữa bằng thuốc trụ sinh. Trước kia, người ta thường dùng thuốc chloramphenicol nhưng hiện nay không còn dùng vì thuốc gây ra nhiều phản ứng phụ rất nặng. Hiện nay, có nhiều trường hợp vi trùng S. typhi chống lại thuốc trụ sinh khiến người ta phải đổi thuốc mới luôn, nhiều khi không kịp tìm ra thuốc mới.

    Vi trùng S. typhi hiện nay có thể chống lại thuốc Bactrim, Ampicillin và Tetracycline. Tại Việt Nam, 90% vi trùng thương hàn chống lại tất cả những thuốc trên. Hiện nay, bác sĩ dùng thuốc Cipro. Phụ nữ có thai hay trẻ em thì dùng Rocephin. Tuy nhiên, lâu ngày, vi trùng S. typhi cũng có thể chống lại những trụ sinh này.

  2. Nên uống nước nhiều để tránh bị khô nước trong người do sốt lâu và tiêu chảy. Bệnh nhân có thể phải được truyền nước biển nếu mất nước nhiều.

  3. Nên ăn thức ăn nhiều chất protein và không quá đặc.



Phòng bệnh

  1. Thuốc ngừa: Nơi những nước chậm tiến, có được hệ thống nước sạch, điều kiện vệ sinh tốt và hệ thống y khoa hữu hiệu, là điều không dễ thực hiện. Do đó, có thể phải nghĩ đế chuyện thuốc ngừa bệnh hco một số lớn dân chúng. Hiện nay có hai loại thuốc ngừa: thuốc chích 1 liều duy nhất và thuốc uống trong vòng nhiều ngày. Cả hai loại đều không hiệu quả 100% và có thể phải ngừa lại nhiều lần.

  2. Rửa tay kỹ: Dù đã chích ngừa, bạn cũng nên rử atay kỹ thường xuyên, nhất là trước khi ăn, trước khi nấu ăn và sau khi dùng nhà vệ sinh. Nên mang theo thuốc rửa tay có cồn (alcohol based), không cần nước.

  3. Không uống nước sống: Chỉ nên uống nước trong chai, nước có hơi càng tốt. Lau phía ngoài chai nước trước khi mở. Không dùng nước đá. Dùng nước chai để đánh răng xúc miệng.

  4. Không ăn rau và trái cây sống

  5. Ăn thức ăn nóng, tránh thức ăn để bên ngoài, đã nguội. Nên tránh ăn ngoài đường.



Nếu bạn đang trong thời kỳ phục hồi, nên theo những cách sau để tránh lây bệnh cho người khác:

    1. Rửa tay kỹ và thường xuyên, giống như trên

    2. Thường xuyên chùi bàn cầu, nắm cửa, điện thoại, vòi nước bằng khăn giấy xài một lần và thuốc tẩy giết vi trùng.

    3. Không nấu ăn hay đưa thức ăn cho người khác

    4. Chỉ dùng vật dụng cá nhân của mình, không dùng chung.

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân