TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (1)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (1)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Bi



Ngày tham gia: 24 Aug 2010
Số bài: 86

Bài gửiGửi: Fri Aug 11, 2017 4:59 pm    Tiêu đề: GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (1)

GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG

Tình cờ lướt qua Internet hôm qua, August 6 /2017, tôi mới biết được là tiến sĩ Nguyễn Duy Chính trong ba tháng 8, 9, và 10 năm 2016 đã ra một loạt sách nghiên cứu về triều đại Tây Sơn tại Việt Nam. Ông cũng đã có những buổi ra mắt sách và giao lưu cũng như trao đổi với độc giả trong những buổi đó tại Việt Nam.

Tiểu sử tóm tắt của ông: Nguyễn Duy Chính, sinh năm 1948 tại Sơn Tây, di cư vào nam cùng gia đình năm 1954, cựu học sinh Chu Văn An Sài Gòn, cựu sinh viên Quốc gia Hành chánh Sài Gòn, rời khỏi Việt Nam năm 1979, Tiến sĩ Quản trị kinh doanh Hoa Kỳ, hiện sống và làm việc tại California.

Trong những sách nghiên cứu về triều đại Tây Sơn đó có cuốn với tựa đề “Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ? - Nguyễn Duy Chính” đã gây ra nhiều tranh luận và thắc mắc nhất. Theo những buổi ra mắt sách đó ghi lại thì tôi nhận thấy Nguyễn Duy Chính không đưa ra chứng minh vững chắc gì hoặc lập luận thuyết phục nào để giải đáp thỏa đáng cho những người thắc mắc về giả thuyết của ông, ngoài những lời nói như... cuốn sách đó mỏng nhất nhưng ông đã phải bỏ ra 15 năm để hoàn thành nó... và ông cho rằng “mới lạ hơn không có nghĩa là có những chi tiết khác thường mà là soi sáng thêm cho vấn đề ở một khía cạnh khác”... hoặc là ông liệt kê ra khối tài liệu đồ sộ từ kho tàng thư tịch Trung Hoa: Thượng dụ, Tấu triệp, Đáng án, Thực lục... có liên quan đến Việt Nam, khai thác tư liệu gốc này qua sự phân tích tỉ mỉ và đối chiếu cẩn trọng với các tài liệu của Việt Nam và tây phương mà ông dựa vào đó để viết... v.v... Theo tôi, những giải thích đó không phải giải thích của người làm công việc khoa học hoặc nghiên cứu mà là lời nói thiên về khơi gợi cảm tính người khác.
Vì mới biết tin này – ông ra một loạt sách về triều đại Tây Sơn - ngày hôm qua; cho nên, tôi chưa có dịp đọc qua cuốn sách “Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ?”. Nhưng, chỉ với tên của cuốn sách đó của ông, tôi đã thấy có gì đó lấn cấn lắm, và tôi quyết định viết ngay bài này để phản bác giả thuyết mới đó của ông về “giả vương nhập cận” – tôi cho rằng giả thuyết của ông cho rằng vua Quang Trung thật mới chính là người dẫn đầu phái đoàn Đại Việt sang nước Đại Thanh để dự đại lễ bát tuần đại thọ của vua Càn Long nhà Thanh vào năm 1790 là không thể tin được.

Giả thuyết mới của ông có sai hay không thì chưa thể khẳng định là sai, nhưng đúng thì cũng không thể là đúng vì chưa được chứng minh theo phương pháp khoa học, vì theo luận lý học – mà tôi sẽ dùng để chứng minh dưới đây – thì một lập luận hoặc giả thuyết có thể có nhiều giá trị khác nhau theo hệ logic đa giá trị , không hẳn phải là “đúng” hoặc “sai” theo luận lý học logic cổ điển. Giá trị lớn nhất về giả thuyết “giả vương là vua thật” của ông chỉ có thể là nó chính là một giả thuyết mới.

Làm việc theo phương pháp khoa học là lần theo các bước: dựa vào các tiền đề, định đề, dữ liệu thu thập được qua nhiều giai đoạn... để phán đoán và đưa ra giả thuyết cho vấn đề, rồi từ đó mới tìm các cách khác nhau để chứng minh giả thuyết đó, kể cả đưa ra nhiều phản đề để chứng minh ngược với giả thuyết đó mà thất bại, để từ đó mới chắc chắn rằng giả thuyết mình đưa ra là đúng – giả thuyết lúc đó mới thành định luật, định lý. Tức là, giả thuyết mình đưa ra đã được chứng minh là đúng.

Từ trước tới nay, tôi chưa hề đọc được ở đâu rằng có người nghi ngờ về chuyện vua Quang Trung giả cầm đầu phái đoàn Đại Việt đi sứ sang nhà Thanh năm 1790; có thể sự đọc của tôi không nhiều nên tôi không biết điều đó; nếu có bài viết hoặc tài liệu lịch sử nào trước đây có ai đó dấy lên nghi ngờ về chuyện vua Quang Trung giả đi sứ chầu vua Càn Long thì xin mách cho tôi biết, tôi cảm ơn lắm. Tôi chỉ biết rằng đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Duy Chính đưa ra nghi ngờ đó và ông viết sách để cố chứng minh sự nghi ngờ của ông là đúng. Như vậy, theo thiển ý của tôi và sự đọc ít ỏi của tôi thì cái gọi là “nghi án giả vương” này chính ông Nguyễn Duy Chính nêu ra lần đầu tiên. Từ đó, cái tựa đề cuốn sách “Giở lại nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’....” trở nên khập khiễng bởi vì nghi án đó trước đây chưa từng có thì làm sao mà ông... giở lại ? Cách hay nhất mà tôi có thể gọi thì tôi gọi giả thuyết mới về “giả vương nhập cận” của ông Nguyễn Duy Chính là một phản đề – phản đề cho cái thuyết “vua Quang Trung giả đi chầu vua Càn Long nhà Thanh”, và ông đã cố đưa ra vô số tài liệu để lập luận cho phản đề đó.

Dù “Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ?” của ông Nguyễn Duy Chính là giả thuyết hoặc là phản đề của giả thuyết “vua Quang Trung giả” thì tôi cũng sẽ dùng logic để chứng minh là lập luận của ông Nguyễn Duy Chính không thuyết phục chút nào hết. Mặc dù chưa hề đọc qua cuốn sách đó nhưng tôi cũng chứng minh được rằng giả thuyết của ông không đứng vững vì rằng đối với tôi có đọc qua những tài liệu đồ sộ trong cuốn sách đó thì cũng mất thì giờ. Cũng chính khối tài liệu mà Nguyễn Duy Chính dựa vào đó để viết nên cuốn sách đã cho tôi biết rằng ông đã làm công việc... thừa thãi.

Và đây, tôi sẽ chứng minh như sau.

(con nua)


Được sửa bởi Bi ngày Sun Aug 13, 2017 10:14 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Bi



Ngày tham gia: 24 Aug 2010
Số bài: 86

Bài gửiGửi: Sat Aug 12, 2017 10:27 pm    Tiêu đề: GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (2)

Và đây, tôi sẽ chứng minh như sau.

(Please allow me to remind a basic logic, in Undergraduate Level, that’s called “Material Conditional” or “Material Implication”: p implies q, which my arguments are based on.

In notation, it is “p -> q” in which p and q are assigned either the value of “TRUE” or “FALSE”, and the statements “p -> q” will result in either “TRUE” or “FALSE”.

In this Material Implication, “P -> q” has the value “FALSE” if and only if when p is TRUE and q is FALSE. All others of p -> q always have the value “TRUE”.  This Material Conditional statement p -> q does not specify a causal relationship between p and q, and makes no claim that p causes q.)

Xin cho phép tôi nhắc lại một điều căn bản của Luận lý Logic Suy diễn ở bậc đại học dành cho triết phân tích và toán lý thuyết. Trong Logic Suy diễn có “Phép Kéo theo” như sau: có hai phán đoán p and q và cả hai p, q lần lượt được cho giá trị “ĐÚNG” hoặc “SAI”. Phán đoán tổng thể hoặc mệnh đề “p -> q”, đọc là “p kéo theo q” hoặc là “p dẫn tới q”, sẽ có kết quả “ĐÚNG” hoặc “SAI” tùy theo giá trị của phán đoán p và q. Trong bảng giá trị của “p -> q”, chỉ có một trường hợp duy nhất mà phán đoán tổng thể “p -> q là SAI”, đó là khi phán đoán p là ĐÚNG và phán đoán q là SAI. Tất cả các trường hợp còn lại, bất kể phán đoán p và q có giá trị gì, thì phán đoán tổng thể p -> q luôn luôn có giá trị “ĐÚNG”. Và, trong Logic Phép Kéo theo này, phán đoán p -> q không nhất thiết phải là quan hệ nhân quả, và q không cần phải là kết quả có được từ p.

Bây giờ, tôi xin triển khai logic đó qua câu cú và phương pháp lập luận để áp dụng phân tích và kiến giải cho trường hợp “Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ?” của ông Nguyễn Duy Chính.

Khối tài liệu đồ sộ – đã kể ở trên, và còn bao gồm cả văn thư, chỉ dụ của vua Càn Long và vua Quang Trung, sớ tấu của các quan hai nước, văn, thơ trao đổi và thơ họa, đối đáp nhau v.v... trong chuyến công du chầu nhà Thanh đó của phái đoàn Đại Việt v.v... và v.v... – mà Nguyễn Duy Chính tốn công lẫn thời gian để dựa vào đó viết nên cuốn sách nêu trên CHẮC CHẮN LÀ TÀI LIỆU THẬT và CHÍNH THỨC (có giá trị là “đúng” trong trường hợp này). Khối tài liệu đó đương nhiên đã được triều đình nhà Đại Thanh bảo quản, gìn giữ, và bảo mật; sau đó thì chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cũng tiếp tục gìn giữ theo cung cách y như thế; rồi sau đó chính phủ cộng sản của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cũng tiếp tục gìn giữ và bảo mật y như thế v.v...; đó là chuyện THẬT. Và, bây giờ thì những tài liệu đó được giải mật và công khai cho mọi người biết; cho nên, ông Nguyễn Duy Chính mới có dịp tiếp cận để tham khảo, lựa lọc ra những gì liên quan đến Đại Việt vào thời kỳ đó, cộng thêm với số tài liệu của bên Việt Nam liên quan tới thời kỳ đó, thêm vào nữa là những tài liệu của các nước liên quan lẫn các nước tây phương tới Đại Thanh vào thời kỳ đó v.v...; Nguyễn Duy Chính đã đọc và nghiền ngẫm hàng 15 năm trời (!) để viết ra cuốn sách đã kể trên. Tất cả số tài liệu đó là THẬT và CHÍNH THỨC. Không ai có quyền nghi ngờ và phản bác về sự thật rành rành ra đó, kể cả tôi !

Xin đừng vội mắng tôi là tại sao tôi chưa đọc “Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ?” của Nguyễn Duy Chính, cũng như chưa ghé mắt vào khối tài liệu đồ sộ đó của cuốn sách lần nào mà lại dám viết bài để phê bình phản bác giả thuyết về “giả vương là thật” của cuốn sách ? làm chuyện bậy bạ thế ? Hãy khoan một tí... để cho tôi thưa thốt đôi lời bằng logic. Tôi hoàn toàn và tuyệt đối tin vào SỰ THẬT VÀ SỰ CHÍNH THỨC của khối tài liệu mà cuốn sách dùng để index. Tôi tin chuyện các tài liệu đó là THẬT và CHÍNH THỨC còn hơn là tín đồ thuần thành nào đó tin vào kinh ! Bởi tin như vậy cho nên tôi không cần phải đọc tài liệu đó, đơn giản là tôi đã công nhận rồi, đọc làm chi cho mất thì giờ (xin lưu ý ở đây: q là ĐÚNG).

Trong công việc khoa học và nghiên cứu, đáng ngại nhất là những nhà lập thuyết cứ lập ra thuyết nào đó và rồi sau đó cứ chăm chăm đi tìm những dữ liệu, sự kiện, con số, bằng chứng v.v... nào đó mà tỏ ra phù hợp hoặc liên quan tới cái thuyết của mình để sử dụng và chứng minh cho cái thuyết của mình; chưa kể là người lập ra thuyết cố tình lờ đi, bỏ sót hoặc bỏ qua đi những tài liệu có dữ liệu ngược ngạo với cái thuyết của mình. Trường hợp của cái thuyết được chứng minh bằng những tài liệu có chọn lọc như vậy thì thuyết khó có thể trở thành định lý, hoặc định luật, hoặc sự thật, hoặc chân lý; chẳng qua, đó là “sự thật” chọn lọc cố tình một chiều hoặc mãi mãi giả thuyết vẫn cứ là giả thuyết.

“Giở lại một nghi án lịch sử ‘Giả vương nhập cận’ – có thực người sang Trung Hoa là vua Quang Trung giả hay không ?” của ông Nguyễn Duy Chính có phải là giả thuyết được chọn lọc tài liệu một chiều để chứng minh như vậy hay không... thì hãy để hạ hồi phân giải. Ở đây, tôi sẽ hào phóng mở lòng ra để không đi vào những cái tủn mủn đó, bởi vì nếu muốn tủn mủn, lắt nhắt như vậy thì tôi bắt buộc phải đọc cuốn sách đó và rồi từ đó sẽ chỉ ra những chỗ nào được chọn lọc chắt chiu như vậy và những chỗ nào đã được làm ngơ trong cuốn sách. Thôi, hãy thông qua chuyện chọn lọc một chiều buồn hiu hắt đó, và chúng ta cứ cho là quyển sách đã sàng lọc tài liệu một cách rất khoa học và theo đúng tinh thần nghiên cứu chuẩn mực.

Bây giờ, chúng ta hãy xét hai phán đoán p1: “giả vương là ĐÚNG”, và p2: “Giả vương là SAI” – tức là trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Duy Chính, giả vương chính là vua thật, vua Quang Trung.

(còn nữa)
Về Đầu Trang
Bi



Ngày tham gia: 24 Aug 2010
Số bài: 86

Bài gửiGửi: Sun Aug 13, 2017 10:13 pm    Tiêu đề: GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (3)

Bây giờ, chúng ta hãy xét hai phán đoán p1: “giả vương là ĐÚNG”, và p2: “Giả vương là SAI” – tức là trong trường hợp này, theo ông Nguyễn Duy Chính, giả vương chính là vua thật, vua Quang Trung.

Trường hợp 1: p1 = “Giả vương là ĐÚNG” – đây là trường hợp mà các tài liệu trong sử sách Việt Nam lẫn tài liệu sử của chính phủ Đài Loan bấy lâu nay vẫn khẳng định đó là chuyện thật; tức là, người cầm đầu phái đoàn Đại Việt sang chúc mừng đại khánh vua Càn Long 80 tuổi của nhà Đại Thanh là một người giả làm vua Quang Trung. Tài liệu Việt Nam còn ghi rõ tên tuổi của giả vương là Phạm Công Trị. Phạm Công Trị là một tướng lãnh của Tây Sơn, tuổi cũng sàn sàn vua Quang Trung, cho nên đóng vai giả vua rất thích hợp; sau, tướng Phạm Công Trị phụ thủ thành Nghệ An bị thất trận phải chạy ra thành Phú Xuân để hợp thủ thành Phú Xuân; khi thành Phú Xuân thất thủ thì Phạm Công Trị bị bắt sống, sau đó ông bị giải về Gia Định để bị xử trảm. Sử Việt còn ghi rõ, kể cả Đại Nam Nhất Thống Chí của nhà Nguyễn còn ghi lại, là Phạm Công Trị trước đó đã từng đóng giả vua Quang Trung để ra bắc nhận chiếu chỉ phong vương của vua Càn Long vào năm 1789. Như vậy, Phạm Công Trị đã từng tham dự “reality show” đóng vai vua tới hai lần. Tôi chưa từng tìm ra được tài liệu nào trong lịch sử có nghi án về chuyện giả vương này.


Không phải hễ cứ đọc sử là tin sử vì sử cũng có nhiều loại sử, do ai viết, và viết nhằm mục đích gì – nhất là sử bịa của cộng sản... thì ôi thôi... tin vào sử cộng sản nếu không chết cả cuộc đời thì cũng bầm dập te tua suốt cả cuộc đời.

Tuy nhiên, trong trường hợp p1: “Giả vương là ĐÚNG” này, tôi cũng hào phóng tin vào sử Việt và sử Đài Loan; và tất nhiên, tôi cũng công nhận những tài liệu sử này là ĐÚNG và CHÍNH THỨC. Do đó, p1 là ĐÚNG.

Nhắc lại nhé: p1 là ĐÚNG; q “khối tài liệu đồ sộ” là ĐÚNG. Do đó, phán đoán “p1 -> q là ĐÚNG”. Như vậy, phán đoán “Giả vương là đúng” là chuyện thật đã từng xảy ra, dựa vào tài liệu sử Việt và sử Đài Loan. Vậy thì, chúng ta giải thích chuyện giả vương làm sao với khối tài liệu đồ sộ mà ông Nguyễn Duy Chính đã tốn công lao và thì giờ phanh phui ra cho chúng ta thấy đây ? Theo tôi,  giải thích chuyện này cũng dễ ẹc.

Xin đừng quên rằng q vừa nói chính là phán đoán của “khối tài liệu đồ sộ” đã dẫn ở trên và tôi không lập luận lộn xộn ở chỗ này – nghĩa là lẫn lộn giữa q nào là “khối tài liệu đồ sộ” và q nào là tài liệu trong chính sử Việt Nam và Đài Loan. Vì rằng, nếu “p = giả vương là ĐÚNG”, và q = tài liệu sử của Việt Nam và Đài Loan là ĐÚNG” thì hiển nhiên mệnh đề phán đoán (p = ĐÚNG -> q = ĐÚNG) = ĐÚNG boong ! Như vậy, câu chuyện lịch sử đó đã tròn trịa và kết thúc có hậu rồi; cái gọi là nghi án giả vương này đã không có và tôi cũng chẳng cần phải thưa thốt mấy lời logic ở đây.

q, với lập luận đang diễn ra của tôi, vẫn một mực là q = “khối tài liệu đồ sộ” mà ông Nguyễn Duy Chính dựa vào đó để viết nên cuốn sách đã nêu trên. Vì vậy, p = “giả vương là ĐÚNG” mà q = “khối tài liệu đồ sộ” là ĐÚNG, cho nên “p -> q là ĐÚNG” mới nẩy ra rắc rối và đòi hỏi tôi phải giải thích ở chỗ này. Tại làm sao mà vua Đại Việt là vua giả, còn tài liệu chính thức của Đại Thanh lại là “hình như” vua Đại Việt là thật sang chầu vua Càn Long nhà Thanh ?

Đoạn sử nhỏ bé này làm nẩy ra hai trường hợp – cũng có thể lập thành hai nghi án được -, đó là: một, vua Càn Long bị các quan nhà Thanh dấu giếm, dấu kín, và dấu kỹ về chuyện vua Quang Trung giả sang chầu nhà Thanh nên vua Càn Long không hề biết đó là vua giả; hai, vua Càn Long biết vua Quang Trung giả sang chầu nhưng cũng làm như là vua Quang Trung thật sang chầu mình. Bổn phận của tôi là phải giải thích hai nghi án bé nhỏ này để chứng tỏ là p -> q là ĐÚNG vừa nói ở trên cho cả hai nghi án bé nhỏ; bằng không, logic Phép Kéo Theo sẽ trở nên lộn xộn và không hiệu nghiệm, dù rằng tiền đề p không nhất thiết phải dẫn tới hệ quả q.

(Và, cũng chính ở hai nghi án nhỏ bé này, tôi dự tính sẽ triển khai và mở rộng quan điểm của tôi về chuyện vua Quang Trung dẫn đầu đoàn sứ Đại Việt sang chầu vua Càn Long nhân dịp bát tuần đại khánh vào năm 1790 sau phần viết về nghi án “Giả vương nhập cận là chân vương” của Nguyễn Duy Chính. Hy vọng là tôi sẽ có thì giờ.)

(còn nữa)


Được sửa bởi Bi ngày Mon Aug 14, 2017 12:08 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
Bi



Ngày tham gia: 24 Aug 2010
Số bài: 86

Bài gửiGửi: Mon Aug 14, 2017 12:02 pm    Tiêu đề: GIẢ VƯƠNG HAY CHÂN VƯƠNG (4)

Nghi án nhỏ bé 1: Vua Càn Long không hề biết vua Quang Trung là giả; các quan nhà Thanh dấu vua điều đó.

Khi các quan nhà Thanh, từ bậc đại thần như sủng thần Hòa Khôn – người có quyết định cho tất cả các việc trong triều đình nhà Thanh chỉ dưới vua, tân tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An, phân tuần Tả giang binh bị đạo thống lý biên vụ Quảng Tây là Thang Hùng Nghiệp, xuống tới các quan nhỏ hơn... đã dấu vua Càn Long về chuyện vua giả của Đại Việt sang chầu nhà Thanh thì tất nhiên họ phải dấu thật kỹ càng chuyện đó, hở ra mí nào là bọn họ sẽ rơi đầu ngay vì phạm tội khi quân. Sử Việt đã kể rất kỹ chuyện này với đầy đủ các tên người liên quan và các buổi hội đàm giữa quan lại hai bên cũng như các văn thư trao đổi giữa hai bên, về “diệu kế” mà các quan nhà Thanh bày cho Đại Việt đưa vua giả sang chầu vua Càn Long sau khi họ mấy lần mấy lượt nài ép vua Quang Trung sang chầu vua Càn Long mà vua Quang Trung vẫn khăng khăng không chịu đi, về chuyện đọc đường đoàn sứ Đại Việt đi Yên Kinh... các quan địa phương có trách nhiệm đón tiếp đoàn đều biết tỏng là vua giả nhưng vẫn phải làm như là thật v.v...  Quý vị có thể truy cập nhanh vào Google để tìm kiếm “ngoại giao dưới thời Tây Sơn” để đọc chuyện đó.

Nếu chuyện vua Đại Việt giả đã được dấu kỹ như vậy thì câu chuyện trao đổi chỉ dụ, sớ tấu, văn thư, họa thơ, quà tặng cho nhau v.v... giữa hai vua như thật bắt buộc phải diễn ra theo đúng lễ nghi và nghi thức chính thức của vương triều Đại Thanh khi đón tiếp đoàn sứ phiên thần sang chầu nhà Thanh. Làm sao mà trong “khối tài liệu đồ sộ” đó có tờ nào để lộ ra chuyện vua giả nước Đại Việt sang chầu nhà Thanh ?! Nếu có tờ mỏng manh nào trong “khối tài liệu đồ sộ” đó để lòi ra manh mối chuyện giả mạo thì cả đám đại thần nhà Thanh hồi đó đã mất đầu hết rồi, còn đâu nữa để mà gây ra rắc rối cho đám hậu sinh sau này phải thắc mắc: thật hay giả vậy hả ?

Đương nhiên, q = khối tài liệu đồ sộ là THẬT và ĐÚNG; và p = giả vương là ĐÚNG nữa, thì (p = ĐÚNG -> q = ĐÚNG) = ĐÚNG là chuyện bình thường, không hề mâu thuẫn trong Phép Kéo Theo. Vậy, nghi án nhỏ bé 1 đã được giải thích.

Nghi án nhỏ bé 2: vua Càn Long cũng biết là vua Quang Trung giả sang chầu mình nhưng đã làm như không biết và tiếp vua giả như tiếp vua thật.

Thì, tương tự lập luận ở nghi án nhỏ bé 1 ở trên, nghi lễ đón vua phiên thần sang chầu Đại Thanh vẫn phải diễn ra y như nghi lễ đón vua thật; do đó, (p = giả vương là ĐÚNG -> q = khối tài liệu đồ sộ là ĐÚNG ) = ĐÚNG.

Thắc mắc ở nghi án nhỏ bé 2 là, tại sao vua Càn Long, nếu biết là vua giả sang chầu mình, vẫn đón tiếp vua giả y như đón tiếp vua thật ? Chuyện này, tôi sẽ triển khai và mở rộng sau phần logic về “nghi án Giả vương nhập cận là thật” này. Trong phần viết này, tôi chỉ chú tâm dùng logic vào phân tích “nghi án Giả vương nhập cận là vua thật” của Nguyễn Duy Chính mà thôi.

Trường hợp 2: p2 = “Giả vương là SAI” – đây chính là nghi án mà ông Nguyễn Duy Chính cố thuyết phục; tức là, theo ông thì “giả vương là vua thật; chính vua Quang Trung dẫn phái đoàn sang chầu nhà Thanh”.

Một cách máy móc, nếu chúng ta cứ áp dụng Logic Phép Kéo Theo cho trường hợp này, thì: (p = SAI -> q = ĐÚNG) = ĐÚNG, dựa vào bảng giá trị của Logic Phép Kéo Theo; nghĩa là, (p: giả vương = SAI -> q: khối tài liệu đồ sộ = ĐÚNG) = thì cũng ĐÚNG; và, hiển nhiên, giả thuyết “vua thật” của ông Nguyễn Duy Chính cũng đúng luôn cho trường hợp này ! Quả thật vậy: vua thật và “khối tài liệu đồ sộ” cũng thật nữa, thì chẳng phải là ĐÚNG trong trường hợp này hay sao, có gì mà thắc mắc !

Như vậy là sao ? Đằng nào thì trường hợp p nào cũng đúng, thế thì đâu còn lời gì để trao cho nhau, nè ! Có phải Logic Phép Kéo Theo là logic ba phải chăng: chọn đằng nào thì cũng đúng ? và tôi, cũng đang làm chuyện tào lao chăng: viết theo bên nào thì cũng cho là đúng ?!

Hãy khoan... xin đừng vội vàng, hấp tấp chỉ trích nhau làm chi... Nếu hiểu lòng tôi, quý vị sẽ nhận ra ngay, ở chỗ này, đó chính là tâm điểm của bài viết này của tôi: người ta chọn logic nào trong khi viết để dẫn tới quan điểm của mình ? viết nhằm mục đích gì ? Tôi không hề ba phải rằng đằng nào cũng đúng trong bài viết này mà tôi đang chứng minh, một cách ngay thẳng, lối viết nào sẽ dẫn tới kết quả nào.

May mắn thay, logic, cũng như toán hoặc cũng như máy móc, hễ bỏ input vào thì logic, toán, máy móc sẽ cho ra output theo định luật đã lập sẵn và định luật đó đã được chứng minh đúng rồi. Còn tôi, khi viết thì tôi cũng viết theo logic mà tôi tuân thủ; tuyệt nhiên, tôi không hề viết theo ý đồ riêng tư hay ý đồ công cộng nào đó, nghĩa là hễ thấy đúng thì tôi hô đúng và hễ thấy sai thì tôi hô sai và hễ thấy chẳng sai cũng chẳng đúng thì tôi hô phải chứng minh cho rõ ràng.

Tiếp tục với Logic Phép Kéo Theo, thì, còn một trường hợp nữa, và cũng là trường hợp duy nhất, trong bảng giá trị của Phép Kéo Theo mà chúng ta chưa sử dụng; đó là: (p = ĐÚNG -> q = SAI) = SAI.

(còn nữa)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân